Mỗi mùa hoa nở, cả trăm bông nở một lúc, từ trên ban công xuống vườn, tạo thành một bữa tiệc thị giác khiến nhiều người xuýt xoa.
Bà nội Hải Phòng làm vườn trên sân thượng 60m2, vừa trồng thủy canh vừa trồng đất, chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm
Bà nội Hải Phòng nhận xét, trồng rau thủy canh khá nhàn.
Vốn xuất thân từ nông thôn, lại có niềm đam mê trồng trọt nên cô Nguyễn Thị Thơm (57 tuổi, Hải Phòng) luôn đau đáu, ước ao có một mảnh vườn của riêng mình. Vì thế khi xây nhà mới, cô đã đề xuất “chia nhà” với ông xã để có nơi làm vườn.
“Mặc dù xa quê hơn 40 năm, nhưng khi xây nhà mới, tôi vẫn ao ước có nơi để trồng rau, vừa là để có rau sạch phục vụ gia đình, vừa để thỏa mãn đam mê cỏ cây, hoa lá của mình. Vì thế tôi đề xuất với ông xã: ‘Trong nhà là của anh, nóc nhà và sân trước, sân sau là của em’. Cuối cùng, tôi cũng có mảnh vườn sân sau và 60m2 trên sân thượng”, cô Thơm chia sẻ.
Cô Thơm trên khu vườn sân thượng nhà mình.
Ban đầu cô trồng rau thủy canh vì không biết mình có trồng được rau hay không. Nếu không trồng được, lúc đó cũng đỡ công vác đất xuống.
Bà nội Hải Phòng nhận xét, trồng rau thủy canh khá nhàn. Nước thủy canh đủ chất đa – trung – vi lượng cho cây trồng, đồng thời có bút để đo nồng độ nên có thể kiểm soát được chất dinh dưỡng cho từng loại cây, phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây.
Thời gian đầu khi cô Thơm mới trồng thủy canh. Cô chỉ bơm nước vào chậu nhựa, hòa dinh dưỡng thủy canh vào, đặt 1 tấm alumex đã khoét lỗ lên trên sao cho vừa rọ nhựa rồi thả rau vào rọ.
Trồng rau thủy canh được nâng lên một bước bằng các trụ thủy, khí canh. Mỗi trụ có 66 hốc, trồng được 66 cây. Trụ cắm điện và cài đặt hẹn giờ để tưới. Vụ thu đông miền bắc, cô Thơm trồng đủ loại rau xà lách, rau cải và trồng được cả su hào, bắp cải.
Tuy nhiên, việc trồng rau thủy canh cũng có nhiều nhược điểm nên sau đó cô Thơm đã chuyển sang trồng đất. “Trồng thủy canh nhàn hơn trồng đất nhưng không không đa dạng các loại rau như trồng đất được, chỉ trồng được một số loại cây như rau xanh, rau muống, xà lách, su hào,… Ngoài ra, ở miền Bắc, vào mùa nóng không trồng thủy canh được.
Khi trồng thủy canh, toàn bộ dinh dưỡng là phân vô cơ, phân hóa học, mình không kiểm soát được nguồn gốc nước thủy canh là cái gì, nguồn gốc ra sao. Hơn nữa, tôi thấy rau củ quả trồng thủy canh ăn không ngọt, không ngon như trồng đất”, cô Thơm chia sẻ.
Những củ su hào trồng thủy canh.
Khi mới chuyển sang trồng đất, cô Thơm cứ đầu tư và học hỏi kinh nghiệm dần dần. Ban đầu là một vài chậu xốp, sau đó thì làm giá kệ. “Lúc đầu không biết thì kê cao sau đó thì kê xuống thấp, làm mái,… cứ đầu tư dần dần chứ tôi không đầu tư cùng một lúc”, cô Thơm nói.
Cũng giống như nhiều “nông dân tay ngang” khác, lúc mới làm vườn cô Thơm gặp rất nhiều khó khăn do không biết thời kỳ sinh trưởng của các loại rau, không biết cách phòng bệnh. Vì vậy, có lúc cô trồng đến giữa chừng thì cây hỏng hoặc có khi gần đến lúc thu hoạch thì rau quả lại sâu bệnh, không thu hoạch được.
Sau đó, cô Thơm tham gia vào các hội trồng rau, làm vườn để học hỏi và tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Đến nay sau 5 năm dấn thân vào làm vườn, bà nội Hải Phòng đã bỏ túi được nhiều kinh nghiệm hay, giúp vườn rau trên sân thượng luôn xanh tốt, có rau sạch ăn quanh năm.
Theo đó, để rau phát triển tươi tốt, đất trồng là yếu tố rất quan trọng và cô Thơm đã đầu tư khá nhiều công sức vào yếu tố này. Cô chia sẻ, cô tha đất phù sa từ bãi lên. Loại đất này tưởng màu mỡ, thích hợp để trồng rau nhưng thực chất thì lúc mưa nó nhão nhoét ra, lúc khô lại rắn, không thể trồng rau được.
“Tôi phải cải tạo đất rất nhiều. Tôi dùng tro trấu, phân hữu cơ trộn đất thì đất mới tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng mà trồng rau được”, cô Thơm cho hay.
Trên sân thượng, cô Thơm trồng đủ loại cà chua. Đây là cà chua múi Pháp Winconsin. Cô cho biết, quả chín đỏ đậm và rất ít hạt, trộn salat ăn rất ngon.
Cà chua múi vàng.
Nhà cô là hướng Bắc nên khu vườn nhận được khá ít nắng. Vườn trước chỉ nắng đến tầm trưa, vườn sau bắt đầu từ 9 - 10 giờ sáng mới có nắng và nắng chỉ được nửa vườn. Vì thế, cô phải tùy theo nhu cầu sinh trưởng của rau mà bố trí vị trí trồng phù hợp để các cây không che mất nắng của nhau, giúp rau củ phát triển tốt hơn.
Cây cần nhiều nắng, cô trồng ở nơi đón được nhiều nắng nhất trong vườn. Phía dưới cây cần nhiều nắng thì trồng một số loại rau có nhu cầu ánh sáng ít như rau họ cải.
Những trái bí mỳ sợi xinh xắn trên giàn.
Bà nội Hải Phòng trồng rau theo phương pháp hữu cơ, nói không với chất hóa học. Về phân bón, cô tự ủ phân đạm cá, trứng sữa,… để bón cho rau. Ngoài ra, cô Thơm còn tận dụng nguồn rác thải nhà bếp để ủ phân trồng rau, vừa giúp nhà cửa sạch sẽ, vừa giúp rau tươi tốt, đảm bảo sạch sẽ và an toàn khi ăn.
Dưa chuột bao tử sai lúc lỉu trên cây, củ cải đỏ vừa to vừa đẹp.
Đủ loại rau xà lách xanh tươi mơn mởn.
Cô Thơm bày tỏ: “Nếu bón đạm, urê, phân hóa học thì đất sẽ ngày càng cằn cỗi, nhanh hỏng đất. Rau quả được bón phân vô cơ, phân hóa học ăn vào sẽ không đảm bảo, nhất là khi không đủ thời gian thu hoạch đã ăn rồi thì không tốt cho sức khỏe.
Vì thế, phòng trừ sâu bệnh tôi cũng áp dụng phương pháp hữu cơ. Tôi hay ngâm thuốc từ rượu, gừng, tỏi, ớt để phun phòng cho vườn rau. Ngoài ra còn phun phòng bệnh bằng nước vôi trong, bắt sâu bằng tay, treo bảng dính để bẫy côn trùng,…”.
Một số loại nông sản thu hoạch trong vườn nhà cô Thơm.
Cô Thơm trồng rất nhiều loại dưa trong vườn như dưa lưới, dưa bớ sáp, dưa bở,... Cô thường trồng nhiều loại dưa lưới để trải nghiệm mùi vị từng loại.
Cô Thơm cho biết, súp lơ tím phải trồng 5 tháng mới cho thu hoạch được.
Để có rau sạch ăn quanh năm, cô Thơm trồng rau theo mùa và áp dụng phương pháp trồng gối vụ. Ví dụ, khi loại rau này bắt đầu cho thu hoạch thì cô sẽ ươm giống rau khác.
“Trồng được vườn rau sạch cũng tốn nhiều công sức lắm, đòi hỏi phải tính toán nhiều chứ không đơn giản đâu. Ngoài tích lũy kinh nghiệm trồng trọt, tôi còn phải sắp xếp thời gian sao cho hợp lý vì công việc khá bận rộn, tôi chỉ có thể lên vườn vào sáng sớm và đêm muộn.
Tuy nhiên, làm vườn cũng mang đến cho tôi nhiều niềm vui. Được theo dõi cây lớn từng ngày, giúp tôi thư giãn tinh thần, xua đi mệt mỏi. Đặc biệt là vào mùa hè, đêm lên sân thượng hóng gió, ngắm trăng tuyệt vời lắm. Vì thế, mặc dù có những lúc chân đau, lưng mỏi, nhưng lên tới vườn là mọi cơn đau nhức đều tan biến và tôi thấy thật sự hạnh phúc”, cô Thơm bộc bạch.
Tin liên quan
Một chiếc kéo có thể là thủ phạm gây ra rắc rối trong cuộc sống của bạn!
Chàng trai cho biết, anh thích những loài hoa siêng nở, màu sắc rực rỡ và lâu tàn vì như thế ban công sặc sỡ, tràn đầy sức sống hơn.
Nếu đang gặp khó khăn khi trồng những loại cây cảnh này trong đất, bạn hãy thử thả cành vào nước xem sao. Chúng sẽ dễ sống và dễ chăm sóc...
Tin bài cùng chủ đề Vườn xinh của mình
Ngoài hoa hồng, chị Hạnh còn trồng nhiều loại hoa khác như thược dược, hoa dơn,… trong đó phải kể đến cây hoa ly thơm cao tới 2m.