Quả phật thủ có kích thước càng lớn, các ngón càng to và đều, các túi tinh dầu tròn trịa, căng mọng, bề mặt quả rắn và cứng sẽ càng có giá trị.
Nhìn chung, chọn phật thủ để trưng bày bàn thờ nếu muốn được lâu và thơm cần phải chọn quả già, trơn mượt, màu hơi mơ vàng. Tránh lựa chọn những quả non hoặc có đốm mềm, ngón tay khập khiễng. Đặc biệt những quả phật thủ non, sứt, trầy xước sẽ không để được lâu trên ban thờ vì nhanh bị hỏng.
Đối với quả phật thủ thì mỗi vùng khác nhau sẽ có quan niệm xấu đẹp khác nhau. Cụ thể như:
Ảnh minh họa
Với người miền Bắc: Quả phật thủ được ưa chuộng là quả to và có các ngón dài nhọn và xòe ra tượng trưng cho đặc tính của người miền bắc là chí hướng muốn vươn xa hơn, phát triển lớn mạnh hơn.
Với người miền Nam: Với người miền Nam thì họ lại khác với người Bắc là họ thường thích những trái to, dài và và nhiều ngón cụp vào tượng trưng cho sự bảo vệ, bền vững trong việc giữ gìn của cải của gia đình mình.
Với người miền Trung: Với người miền Trung lại khá giống miền Nam nhưng do họ thường có bàn thờ nhỏ nên thường ưa trái nhỏ hơn. Không có sâu bệnh, rỉ sắt gì trên vỏ quả. Vỏ tươi sáng, màu xanh tươi hoặc vàng tươi.
Cách bảo quản phật thủ tươi và thơm lâu
Ảnh minh họa
- Sau khi mua quả phật thủ, có thể dùng rượu trắng hoặc pha loãng nước rửa bát rồi nhẹ nhàng rửa sạch quả phật thủ để loại bỏ những chất bẩn. Chú ý tuyệt đối tránh làm xước quả sẽ khiến quả nhanh bị thối.
- Cắm cuống phật thủ vào ly nước (có thể cho thêm vài viên thuốc B1), sau 15 -30 ngày cuống cây sẽ ra rễ, bộ rễ này sẽ có tác dụng hút nước để nuôi quả, sử dụng và bảo quản tốt nhất có thể kéo dài cho đến 4 hoặc 5 tháng.
- Tuyệt đối không nên rửa hoặc ngâm phật thủ trong dịch muối. Bởi khi nước đọng trong các khe ngón của quả rất dễ bị hỏng.