Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây

Ngày 25/03/2016 07:42 AM (GMT+7)

Khi chín, thanh trà có vỏ màu cam bóng láng, cơm mềm, vị chua ngọt rất hấp dẫn. Thanh trà có 2 loại: Thanh trà ngọt trái dài, vỏ dày, cứng, có lớp phấn trắng phủ bên ngoài, trái chín có màu vàng nhạt, còn thanh trà chua có trái tròn, vỏ mỏng, chín có màu vàng sậm.

Theo người dân thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), thanh trà là một giống cây hoang dại, mọc nhiều ở vùng Bảy Núi (An Giang) và vùng biên giới Campuchia. Nhiều năm qua, người dân thị xã Bình Minh đã lấy cây con về trồng, thuần dưỡng trên đất đồng bằng nên cây phát triển tốt, trái có vị ngọt, bớt chua và thơm hơn khi còn sống trên đất rừng.

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 1

Hiện nay, thanh trà đã trở thành loại trái đặc sản của người dân thị xã Bình Minh nói riêng và miền Tây nói chung. Với ưu thế màu sắc, mùi vị, nhiều người cho rằng, kể cả chưa nhìn thấy, chưa thưởng thức được trái thanh trà thì chỉ “nghe thôi đã thấy lòng mình dịu mát”.

Ông Lê Ngọc Quân – ngụ ở ấp Đông Hưng 2  - một trong những hộ dân có diện tích trồng thanh tra nhiều nhất ở thị xã Bình Minh cho biết, thanh tra mỗi năm chỉ cho trái một lần và cho thu nhập cao. “Tôi có 2ha diện tích trồng thanh trà. Trung bình, mỗi năm thu hoạch được hàng chục tấn, nếu tính giá khoảng 25.000 đồng/kg như hiện nay thì gia đình tôi lãi cao” – ông Quân nói.

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 2

Loại đặc sản này đã giúp nhiều hộ dân có công ăn việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập.  Trong ảnh: Người dân đi hái thanh trà thuê tại các nhà vườn ở xã Đông Thành, thị xã Bình Minh.

Với nhiều ưu điểm nổi bật, thị xã Bình Minh dần trở thành nơi có diện tích thanh trà lớn nhất ở miền Tây. Theo Hội Nông dân thị xã Bình Minh, toàn thị xã có khoảng 100ha diện tích thanh trà, trong đó tập trung nhiều nhất ở ấp Đông Hưng 2, xã Đông Thành (hộ trồng nhiều nhất từ 1-2 ha).

Xin gửi đến bạn đọc hình ảnh về trái thanh trà ở thị xã Bình Minh (Vĩnh Long):

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 3

 Thanh trà có trái nhỏ cỡ như trứng gà, mỏng cơm, hột lớn. Trái thanh trà khi còn xanh có thể dùng để nấu canh chua, trộn gỏi hoặc kho chung với cá.

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 4

 Khi chín, thanh trà có vỏ màu cam bóng láng, cơm mềm, vị chua ngọt rất hấp dẫn. Trái chín có thể ăn như kiểu ăn xoài hoặc làm nước giải khát

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 5

Thanh trà có 2 loại là thanh trà ngọt (bên trái ảnh) và chua (bên phải ảnh). Trong đó, thanh trà ngọt trái dài, vỏ dày, cứng, có lớp phấn trắng phủ bên ngoài, trái chín có màu vàng nhạt, còn thanh trà chua có trái tròn, vỏ mỏng, chín có màu vàng sậm, dễ dập.

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 6

Tùy theo loại thanh trà chua hay ngọt sẽ có giá khác nhau. Thanh trà chua tại vườn giá khoảng 25.000 đồng/kg, ngoài thị trường, loại trái này có giá từ 50.000-60.000 đồng/kg. Còn thanh trà ngọt có giá gấp 2,3 lần thanh trà chua. .

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 7

Bằng kỹ thuật chiết nhánh và chăm sóc cẩn thận của người dân thị xã Bình Minh, cây thanh trà được trồng từ 2-3 năm thì có thể cho trái.

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 8

Ông Bùi Văn Hiệp (ngụ xã Đông Thành, thị xã Bình Minh) cho biết, mỗi ngày anh thu mua tại vườn từ 200-300 kg rồi chở đi bán lại cho các mối quen dọc quốc lộ 54 và đường dẫn cầu Cần Thơ

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 9

Sau khi thu hoạch, thanh trà có thể để được 1 tuần

 Chua ngọt dịu thơm như trái thanh trà đặc sản miền Tây - 10

Thanh trà chín được nhà vườn thu hái rất cẩn thận, thường kèm cả lá cho đẹp. Sau khi chọn lựa, phân loại, trái thanh trà được đóng thùng đưa đi các nơi tiêu thụ, trong đó có cả TP.HCM và các tỉnh phía Bắc.

Theo Huỳnh Xây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan