Từng chậu hoa dạ yến thảo lá xanh mướt, hoa rực sắc tím khoe mình dưới ánh nắng ban mai khiến không gian khu phố trở lên tươi đẹp và đậm sắc xuân.
Đam mê trồng hoa từ thuở bé
Công tác trong lĩnh vực thiết kế xây dựng và nội thất nhưng chàng kiến trúc sư trẻ tuổi Vũ Đức Vượng (Hà Đông- Hà Nội) lại có niềm mê với hoa cỏ, đặc biệt là hoa dạ yến thảo. “Niềm đam mê trồng hoa trong mình đã có từ rất lâu. Hồi học cấp III, mình đã sở hữu 1 vườn lan với 30 loại. Dần dần, mình chơi nhiều loài hoa khác nhau, trong đó có dạ yến thảo. Trồng hoa chính là liều thuốc giúp mình bớt căng thẳng, lo âu sau thời gian làm việc vất vả”, anh Vượng tâm sự.
Hiện nay, anh Vũ Đức Vượng tìm hiểu trồng các loại hoa khác theo mùa như hoa hồng, ngọc thảo, dừa cạn rủ,…
Thềm dạ yến thảo rực sắc của chàng kiến trúc sư trẻ tuổi
Dạ yến thảo - nữ vương hoa ban công
Chia sẻ lí do đam mê dạ yến thảo, anh Vượng cho biết, loài hoa ấy rất đặc biệt đối với người chơi hoa trước ban công. Nó được ví như nữ hoàng của các loại hoa ban công. Đặc biệt, chỉ những người sành dạ yến thảo mới có thể trồng và chăm sóc cây sinh trưởng tốt.
Vì đam mê giống dạ yến thảo nên anh Vượng am hiểu mọi kỹ thuật trồng và chăm sóc. Anh cho biết, thời gian để dạ yến thảo từ khi ươm hạt đến có hoa mất khoảng 3 tháng. Nếu chăm sóc tốt có thể giữ và chơi hoa trong 5 tháng.
“Mùa đông, thuận lợi cho việc trồng dạ yến thảo, bởi thời tiết dịu mát, không có nhiều đợt nắng kéo dài như mùa hè. Vì vậy, những ai có ý định trồng trang trí ban công nên chọn mùa đông. Đặc biệt, hạt giống gieo nên là hạt đời đầu tiên, không nhiễm sâu bệnh”, anh Vượng chỉ rõ mùa thích hợp trồng hoa.
Anh cho biết thêm, đất là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong việc trồng thành công của dạ yến thảo. Đất trồng phải đảm bảo độ sạch và thông thoáng, cần trộn đất với tỉ lệ: đất thịt = 30%, trấu hun = 35% và xơ dừa = 35%.
Đất trồng dạ yến thảo phải đảm bảo độ sạch và thông thoáng
Bên cạnh đó, nước tưới cũng là 1 phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc dạ yến thảo. Đây là loài hoa cần nhiều nước nhưng cũng không chịu được úng. Vì vậy, đất tơi xốp và thoát nước tốt rất cần thiết. “Thông thường, mình tưới nước cho cây vào buổi sáng và chỉ tưới thêm nếu thấy đất trên bề mặt chậu đã khô. Cây càng lớn hoặc thời tiết càng nắng nóng thì cây sẽ cần nhiều nước hơn. Mùa ẩm nên tưới nước ít hơn. Đặc biệt, không nên tưới vào buổi tối để tránh cây bị ướt sũng cả đêm, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển”, anh Vượng cho hay.
Dạ yến thảo là loài hoa cần nhiều phân bón. Lúc cây còn nhỏ, cần bón phần NPK với tỉ lệ đạm cao để cây phát triển chồi. Thời kỳ có hoa, bón phân NPK với tỉ lệ kali cao và bón phân định kỳ từ 7-10 ngày/lần. Hạn chế bón phân qua lá, nếu bón qua lá thì dùng chất điều hòa sinh trưởng Atonic nhằm tăng khả năng phân nhánh lúc nhỏ và giải độc cho cây.
Ngoài ra, cần phải phun thuốc phòng bệnh kháng nấm định kỳ từ 7-10 ngày/ lần. Thường xuyên nhặt lá vàng, rụng để lá không phân hủy trong chậu gây nấm bệnh cho cây.
Mùa đông rất thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc dạ yến thảo
Nên tưới nước cho cây vào buổi sáng và chỉ tưới thêm nếu thấy đất trên bề mặt chậu đã khô
Dạ yến thảo là loài cần nhiều phân bón
Lúc cây còn nhỏ, cần bón phần NPK với tỉ lệ đạm cao để cây phát triển chồi
Thời kỳ có hoa, bón phân NPK với tỉ lệ kali cao và bón phân định kỳ từ 7-10 ngày/lần
Thời gian để dạ yến thảo từ khi ươm hạt đến có hoa mất khoảng 3 tháng
Có thể chơi và giữ hoa trong khoảng 5 tháng tiếp theo nếu chăm sóc tốt
Dạ yến thảo với sắc xanh của lá, rực tím của hoa
Màu tím nhạt....
...màu đỏ sẫm của từng nhành hoa