Địa lan là một trong những loại hoa lan được ưa chuộng, sử dụng nhiều trong các dịp lễ đặc biệt. Để giúp hoa sinh trưởng và nở hoa đẹp không thể không kể đến những kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa địa lan tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
Hoa địa lan có tên khoa học là Cymbidium Sinense, thuộc họ nhà Phong Lan. Đây là loài cây vốn có nguồn gốc từ Tây Ấn và Trung Quốc, trải qua nhiều năm được con người lai tạo nên mới phát triển rực rỡ như ngày hôm nay. Do vậy đại đa số giống địa lan hiện nay đều là địa lan được lai tạo.
Hình ảnh hoa địa lan đẹp
Hoa địa lan khá là bé so với các loại hoa lan thông thường. Cấu tạo hoa bao gồm đài hoa, cánh hoa và nhụy cái, hoa có màu sắc sặc sỡ khác nhau từ màu vàng cho đến màu đỏ. Hiện nay giống hoa địa lan được trồng nhiều ở vùng đất Nam Định nước ta. Mùa hoa địa lan thường vào cuối xuân từ tháng 2-3 hàng năm. Cây có khả năng sinh trưởng tốt và phòng chống được sâu bệnh.
Các loại hoa địa lan hiện nay ở nước ta
1. Nhóm lan đất
Là nhóm địa lan mọc ở bờ ruộng hoặc bờ bụi. Thường thì nhóm địa lan này khá dễ trồng do không kén chọn đất, do vậy mà bạn có thể trồng trong chậu như một loại cây cảnh thông thường. Một số loại địa lan trong nhóm này:
- Địa lan Chu Đỉnh: Là loại lan ưa ánh sáng, mọc quanh năm và rất dễ nuôi trồng. Hoa khi nở khá bền và có mùi hương dễ chịu, hoa có màu tím là chủ yếu nhưng bạn vẫn có thể bắt gặp một số màu sắc khác như đỏ, vàng.
Hình ảnh địa lan Chu Đỉnh
- Địa lan Hạc Đỉnh: Là loại lan ưa bóng râm khác hẳn so với lan Chu Đỉnh. Tuy nhiên cây khá dễ trồng và chăm sóc có thể cho ra hoa đẹp và lâu tàn. Hoa lan Hạc Đỉnh thường có màu trắng nâu, đôi khi bạn có thể tìm thấy những loại khác có màu hồng, trắng hoặc vàng.
Hình ảnh địa lan Hạc Đỉnh
2. Nhóm địa lan Hài
Là nhóm địa lan thường xuất hiện tại các khu vực miền núi ở độ cao từ 500-2000 mét so với mực nước biển. Địa lan Hài có hình thù kỳ dị với đủ các màu sắc khác nhau tuy nhiên lại vô cùng dễ trồng và không kén chọn đất. Một số loại lan trong nhóm này bao gồm:
- Địa lan Hài hồng: Xuất hiện chủ yếu ở khu vực Nha Trang, Khánh Hòa ở độ cao từ 800-1200 mét so với mực nước biển. Hoa có màu hồng trắng đặc trưng, lá cây hình bầu dục dẹt có đốm xanh. Đây là loài cây ưa ẩm, râm mát, thích hợp trồng ở nơi có khí hậu lạnh từ 15-25 độ C. Độ bền hoa lâu và hoa có mùi hương dễ chịu.
Hình ảnh địa lan Hài hồng
- Địa lan Hài liên: Xuất hiện chủ yếu ở khu vực tỉnh Thái Nguyên ở độ cao từ 500-800 mét so với mực nước biển. Lá cây có dạng thuôn dài, màu xanh đậm, mép lá không có lông và răng cưa. Hoa lan Hài liên có màu trắng nâu, độ bền hoa có thể lên đến hơn 1 tháng. Cây ưa nơi ẩm ướt và thoáng đãng, dễ trồng và khi hoa nở có mùi hương dễ chịu.
Hình ảnh địa lan Hài liên
- Địa lan hài Việt: Là loài được lai tạo và phát triển ở nước ta, xuất hiện chủ yếu ở khu vực thuộc tỉnh Thái Nguyên ở độ cao từ 800-1200 mét so với mực nước biển. Cây rất dễ trồng, hoa thường có màu đỏ tím hoặc trắng hồng, lá cây có dạng xoắn và khá to với mặt trên của lá có dạng vân xanh, còn mặt dưới có nhiều chấm màu nâu đỏ. Cây ưa ẩm và thông thoáng, ít ánh sáng, hoa có mùi hương nhè nhẹ.
Hình ảnh địa lan Hài Việt
- Một số địa lan Hài nổi bật khác: Có thể kể đến như địa lan Hài tía, địa lan Hài Helen, địa lan Hài vàng chấm tím, địa lan Hài hằng,... và một số địa lan khác thuộc nhóm địa lan Hài.
3. Nhóm địa lan Gấm
Nhóm địa lan này chủ yếu mọc ở khu vực núi đá với rễ bám sâu vào đất đá xung quanh hoặc sâu hơn vào lớp thảm mục ở rừng. Nhóm địa lan Gấm thường ra hoa vào mùa đông hoặc chớm xuân, rất khó để nuôi trồng cho nên ít người lựa chọn. Đại diện nổi bật nhất của nhóm này phải kể đến:
- Địa lan lá Gấm: Là cây ưa bóng râm, ít ánh sáng và rất khó để trồng. Hoa có màu trắng hồng, vân màu sắc đẹp cho nên được lựa chọn để bài trí trong nhà do có kích thước nhỏ và độ bền hoa cao.
Hình ảnh địa lan lá gấm
Cách trồng địa lan đúng kỹ thuật
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng
- Lựa chọn chậu để trồng địa lan dựa trên kích thước và bề rộng của rễ cây. Tránh chọn chậu quá bé ảnh hưởng đến khả năng phát triển của rễ.
- Bạn có thể chọn chậu được làm bằng gốm, sứ hoặc đất nung. Với những loại địa lan có lá to dài và kích thước lớn thì nên chọn chậu có đường kính to, còn địa lan có lá nhỏ và ngắn thì nên chọn chậu có đường kính thấp.
- Tận dụng các dụng cụ làm vườn có sẵn như khay, thùng xốp, xẻng xúc đất,... Chậu khi mua về cần rửa sạch rồi phơi khô để loại bỏ các tạp chất.
2. Lựa chọn giá thể trồng
- Nên lựa chọn giá thể trồng địa lan là những thành phần giàu dinh dưỡng và có khả năng giữ ẩm tốt giúp cây không cần phải tưới quá nhiều nước mà vẫn có thể phát triển mạnh.
- Một số loại giá thể mà bạn có thể lựa chọn như: xơ dừa, vỏ cây thông, than củi, hoặc sỏi,...
Các công đoạn trồng địa lan
3. Cách trồng địa lan
- Đầu tiên hãy xếp từng khóm địa lan vào trong chậu, lưu ý xếp các khóm non hướng ra phía ngoài còn các khóm già thì hướng vào bên trong chậu. Như vậy sẽ giúp cây hoa khi nở sẽ tỏa đều và lan ra xung quanh giúp đẹp hơn.
- Kế đến đặt giá thể trồng địa lan vào khoảng ⅓ chậu. Cố định khóm địa lan sao cho đứng vững và không bị đổ nghiêng khi đổ đất trồng vào trong chậu.
- Cuối cùng bạn đổ nốt đất trồng vào ⅔ chậu còn lại. Dùng tay nhẹ nhàng ấn đều xung quanh đất để cố định khóm địa lan lần cuối sao cho cố định. Sử dụng thêm một ít dương xỉ hoặc rêu phủ lên xung quanh khóm cây nhằm tăng khả năng giữ ẩm tốt hơn.
Cách chăm sóc hoa địa lan giúp nở đẹp và rực rỡ
Bên cạnh công đoạn trồng cây, nếu được chăm sóc đúng cách sẽ giúp địa lan có thể nhanh nở hoa và cho ra hoa đẹp, rực rỡ. Bạn cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau đây:
- Ánh sáng: Ánh sáng là thứ cần thiết cho quá trình quang hợp để giúp địa lan có thể phát triển và nở hoa đẹp. Tuy nhiên đa phần địa lan là loài ưa bóng râm, do đó bạn nên hạn chế ánh sáng tự nhiên chiếu vào quá nhiều có thể khiến cây bị khô héo. Hãy thiết kế giá che nắng cho cây nhất là vào mùa hè để bảo vệ cây tốt hơn.
- Nước tưới: Nước tưới cho địa lan cần đảm bảo độ tinh khiết, không bị nhiễm khuẩn. Tùy vào điều kiện thời tiết theo từng mùa mà bạn điều chỉnh lượng nước tưới cần thiết. Trung bình mỗi tuần chỉ nên tưới từ 1-2 lần, duy trì độ ẩm từ 60-80%. Vào mùa hè trời nóng có thể tăng thêm số lần tưới, còn vào mùa đông thì không cần tưới nhiều.
- Cắt tỉa: Địa lan cũng là loài cây mang lại giá trị kinh tế cao cho những người nuôi trồng. Do đó việc cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp tạo hình dạng đẹp cho địa lan, góp phần tập trung dinh dưỡng cho hoa phát triển thay vì những cành lá dư thừa. Ngoài ra cắt tỉa địa lan còn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Cắt tỉa địa lan giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn
- Bón phân: Cần bón thúc cho địa lan nhất là vào giai đoạn cây đâm chồi và chuẩn bị ra hoa. Sử dụng phân NPK với tỷ trọng Nito cao trong giai đoạn này. Khi vào mùa đông với thời tiết lạnh, bạn cần giảm bớt lượng phân bón xuống, có thể không cần bón hoặc bón bằng nước pha loãng với phân.
- Phòng sâu bệnh: Địa lan là loài hoa có khả năng ít xuất hiện sâu bệnh tấn công nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc, bạn hãy chú ý đến tình trạng đốm lá, vàng lá, thối rễ của cây để có biện pháp bảo vệ thích hợp.
Một số chú ý quan trọng khi trồng địa lan
- Phải loại bỏ sạch sẽ những lá bị héo úa, vàng lá trong công đoạn chăm sóc cây. Bởi các vi khuẩn và sâu bệnh sẽ xuất hiện từ các lá héo úa này gây bệnh cho địa lan.
- Khi tiến hành tách, chiết cành hoặc thay chậu mới cho cây, bạn hãy cố gắng giữ nguyên bộ rễ của địa lan để giúp cây có thể thích nghi nhanh và vẫn sinh trưởng tốt.
- Khi mới trồng địa lan, nên để cây ở nơi râm mát khoảng 1-2 tuần, sau đó đem ra chỗ có ánh sáng mà đã được chuẩn bị lưới che.
- Sau vài năm khi trồng cây, hãy tiến hành thay mới giá thể trồng để tăng cường dưỡng chất nuôi cây.
- Khi mới trồng, nên lót một ít sỏi dưới đáy chậu để tránh rễ cây đâm ra ngoài.