Mê mẩn với vẻ đẹp của hoa địa lan, nhiều gia đình đang tìm kiếm cách trồng địa lan để cây mau ra hoa và sống được lâu. Vậy đừng quên bỏ túi những bí kíp không phải ai cũng biết này nhé.
Cây địa lan lai có tên khoa học: Cymbidium hybrid, thuộc họ phong lan. Cây hoa lan địa có nguồn gốc bắt nguồn từ phía Tây Nam Trung Quốc, sau đó được du nhập sang các có có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt.
1. Ý nghĩa cây địa lan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoa lan địa hoàng vũ thuần chủng xuất phát đầu tiên từ tỉnh Nam Định nước ta. Vốn mang vẻ đẹp sang trọng lại chưng được lâu, địa lan là một trong những loại cây được nhiều người ưa chuộng và săn tìm.
Vậy điều gì lại khiến địa lan chiếm được nhiều cảm tình từ người chơi hoa đến như vậy? Điểm đặc biệt của loài hoa địa lan đó chính là cuống hoa mọc từ thân giả ra và tương ứng với mỗi cuống thì sẽ có khoảng 10 bông hoa, mỗi bông hoa có 5 cánh rất mịn và khá dày. Kết hợp với vẻ đẹp yêu kiều, những cánh hoa mềm mại, loài hoa này giúp người ta liên tưởng đến sự vĩ đại của chốn rừng thiêng, đại diện cho sự an nhiên nhưng cũng rất đỗi cao sang.
Bên cạnh đó, ẩn chứa trong loài hoa kiêu sa ấy là cả một tầng ý nghĩa. Ở các nước phương Tây, địa lan là biểu tượng của sự thanh lịch, của sự quyền quý, sang trọng và xa hoa. Bởi tên của loài hoa này được đặt theo tên của một vị danh y nổi tiếng nước Pháp. Xuất phát từ ý nghĩa đó mà ở phương Tây, người ta toàn dành tặng cho nhau những chậu cây địa lan thật đẹp nhằm cầu chúc cho gia đình luôn may mắn, tài lộc và vượng khí rủng rỉnh vào nhà.
2. Bí kíp về cách trồng địa lan không phải ai cũng biết
Để có thể thuận tiện cho người trồng và chăm sóc, bài viết tập trung vào những điểm lưu ý chung nhất trong kỹ thuật trồng các loại cây địa lan. Do đó, nếu còn băn khoăn về cách trồng địa lan trần mộng thì bạn cũng có thể tham khảo cách này. Hoàn toàn phù hợp và đảm bảo.
2.1 Cách trồng địa lan
Bước 1: Xử lý cây trước khi trồng: Tách giống từ chậu cũ
Kể cả bạn đã có sẵn giống cây cũ để trồng địa lan hay vừa mua địa lan về thì đừng bỏ qua bước này vì nó sẽ quyết định đến khả năng tránh bệnh và mất nước của cây. Ở công đoạn này, bạn dùng dao sắc để tách hoặc tách bằng tay, khi tách xong thì dùng que sắt khoảng 2cm đem nung nóng rồi sát vào phần vừa tách đến khi vết đó khô sau đó quyết sơn vào và chờ khô. Chỉ tách khi khóm cây có nhiều hơn 5 khóm, mỗi khóm tách có ít nhất 2 thân. Lưu ý, nên loại bỏ các nhánh hỏng, lá úa và chỉ để lại những nhánh khỏe nhất để bắt đầu cây mới.
Bước 2: Tiến hành trồng địa lan
- Xếp khóm: Lần lượt xếp khóm lan làm giống vào chậu theo nguyên tắc: khóm già xoay vào tâm, khóm non hướng ra miệng chậu. Việc này sẽ giúp cây non nứt ra từ khóm già sẽ mọc tỏa ra mép chậu.
- Phủ đất: Tốt nhất bạn nên chọn đất trồng là đất xú (loại đất nằm sâu dưới tầng đất thịt nhưng vẫn chưa tới tầng đất sét). Theo kinh nghiệm của người trong ngành, đất trồng lan đảm bảo chất lượng là loại đất đã phơi khô và nổi lên được khi thả vào nước. Sau khi chọn được đất đạt yêu cầu, đổ đất trồng vào chậu sao cho phủ kín ⅓ thân lan. Cố định khóm lan giống để tránh bị lung lay hay tổn thương khi tiếp xúc với chất trồng. Ấn nhẹ nhàng chất trồng cho chặt rồi dùng dương xỉ, vụn xỉ than hoặc rêu phủ lên đều được để giữ ẩm cho cây trong quá trình chăm sóc sau này.
2.2 Kỹ thuật chăm sóc địa lan đúng chuẩn dân lành nghề
- Tưới nước
Đối với bất cứ loại cây nào thì tưới nước là yếu tố hàng đầu quyết định đến việc cây có sinh trưởng và phát triển bình thường được hay không. Với địa lan, bạn cần cung cấp cho chúng nguồn nước sạch, không nhiễm bẩn. Trong quá trình tưới, đừng tưới một lượng nước lớn luôn mà phải tưới từ từ, chậm rãi để nước thấm được xuống tận dưới đáy chậu. Không nên tưới quá mạnh làm hỏng các chồi non và mầm hoa bị biến dạng.
Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%. Vào những ngày nóng, độ ẩm không khí thấp thì có thể tưới nước 2 lần/ ngày; vào những ngày mưa, độ ẩm cao thì không cần tưới, nếu bị ngập úng thì thoát nước ngay tránh nước đọng làm thối rễ cây.
- Cắt tỉa cành
Điều làm nên nét đẹp sang trọng cho địa lan không phải chỉ xuất phát từ bản chất vốn có của nó mà còn từ sự tận tâm của người trồng. Địa lan hơn nhau không chỉ hương hoa mà còn là dáng hoa. Để có dáng đẹp, cần thường xuyên cắt tỉa, uốn nắn cho cây.
Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn cũng nên dành thời gian thu nhặt hoa rụng, loại bỏ lá úa để ngăn chặn sâu bệnh hại cây. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bệnh phải xử lý và cách ly ngay nếu trồng nhiều chậu hoa.
- Bón phân cho hoa
Trên thị trường hiện nay, có những chậu địa lan lên đến con số hàng chục triệu đều không phải nói ngoa. Bởi những dưỡng chất mà địa lan được hấp thụ đều được đánh giá cao về khả năng kích thích cây phát triển và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải thấy tốt là bạn cứ bón phân thật nhiều cho loại cây này. Vì địa lan không cần nhiều phân nên bạn không cần bón quá nhiều phân hay bón quá đặc. Bạn chỉ cần duy trì bón tuần 1 lần và "thật loãng" với phân hữu cơ 1/10 hay 1/20.
Ngoài ra khác với miền Nam, cách trồng hoa địa lan ở miền bắc có 1 số đặc điểm khác như sau: Mùa đông lạnh nên giảm số lượng bón phân xuống còn 1 tháng 1 lần, kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học. Đặc biệt chú ý trong thời gian cây phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá vì phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa.
- Phòng trừ sâu bệnh cây địa lan
So với các loài cây khác, địa lan ít mắc bệnh hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa nó kháng mọi loại sâu bệnh. Nếu chăm sóc sai quy cách lan rất dễ mắc các bệnh như vàng lá, đốm nâu, thối rễ, cháy lá… Bên cạnh các biện pháp thủ công thông thường, nếu sâu bệnh không thể diệt tận gốc, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi dùng thuốc này cần lưu ý đến liều lượng và cách phun. Không chỉ phun một điểm mà phun toàn bộ cây để tránh lây lan.