Căn hộ tái định cư từ chỗ bí bách, thiếu sáng đã trở nên lộng lẫy không ngờ.
Nằm trên tầng 11 của tòa nhà chung cư cũ thuộc khu nhà ở tái định cư dành cho những người có thu nhập thấp, căn hộ nhỏ rơi vào tình trạng cũ nát, cũng như phân bố không gian thiếu khoa học. Ánh sáng kém, không thông thoáng cùng với bố trí nội thất lộn xộn khiến ngôi nhà càng thêm tồi tệ. Chủ nhà đã rất bối rối: "Tôi có nên chuyển đi hay tiếp tục sống trong một ngôi nhà như thế này?"
Công ty kiến trúc: Landmark Architecture Địa điểm: Nam Trung Yên, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội Chịu trách nhiệm: Tạ Tiến Vĩnh, Trương Tuấn Chung Diện tích: 83m2 Năm: 2014 |
Nỗi băn khoăn cứ dai dẳng trong đầu cho đến khi họ gặp KTS. Các chuyên gia đã nói: "Các bạn phải cố gắng tiếp tục sống trong ngôi nhà này" vì giá cả nhà ở Hà Nội rất đắt. Hơn nữa, vị trí căn hộ tương đối gần trung tâm, thuận tiện cho việc di chuyển vào trong thành phố. Tuy vậy, họ phải sửa chữa và cải tạo nội thất khá nhiều.
Căn hộ nhỏ vốn là nơi sinh sống của một gia đình tam đại đồng đường - ông bà, bố mẹ, và con. Vì vậy, không gian vốn đã bé mà còn có ba phòng ngủ riêng biệt với diện tích gần như bằng nhau. Nhà bếp nằm riêng một góc độc lập khiến cho không gian phòng khách rất nhỏ và gần như không có ánh sáng, không thông gió.
Các KTS đã đập một phòng ngủ ở trung tâm căn hộ để tạo ra một không gian chung gồm phòng khách, phòng ăn, phòng bếp và ban công. Bốn không gian thông với nhau rộng rãi giúp các phòng đều thông gió và chiếu sáng tốt.
Vị trí khu bếp cũ nay trở thành phòng ngủ nhỏ. Các bức tường khi đó phải điều chỉnh lại. Bức tường của phòng ngủ tiếp giáp với không gian chung được cắt bỏ một phần 40cm phía trên sát trần nhà. Bằng cách này, các phòng có nhiều ánh sáng hơn, cũng như khiến bức tường nhà trông bớt nặng nề.
Gạch gốm xuất hiện nhiều ở Việt Nam trong những năm 90 của thế kỉ trước được sử dụng như một vật liệu trang trí. Nó đi vào tâm trí của chủ nhà, gợi nhớ một thời gian khó khăn trong nền kinh tế.
Cùng ngắm nhìn căn hộ tuyệt vời này:
Phòng khách
Phòng ăn
Phòng bếp
Phòng ngủ