Cặn trong bình siêu tốc để lâu có thể gây hại cho sức khỏe. Với những mẹo nhỏ tận dụng các đồ có sẵn trong nhà bếp dưới đây, việc vệ sinh ấm nước siêu tốc trở nên rất dễ dàng.
Ấm siêu nước đun lâu sẽ có một lớp cặn sạn như cát ở đáy, rất khó làm sạch. Lớp cặn này là do Calcium bicarbonate hoặc Magnesium bicarbonate tan trong nước, nhờ nhiệt độ sinh ra Calcium carbonate hoặc Magnesium hydroxide lắng xuống đáy cùng một số tạp chất. Tuy nhiên, với những mẹo nhỏ tận dụng các đồ có sẵn trong nhà bếp dưới đây, việc vệ sinh ấm nước siêu tốc trở nên rất dễ dàng.
1. Giấm hoặc chanh
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Mọi người đều biết thành phần chủ yếu của cặn nước là Calcium carbonate, sẽ phản ứng với Axetic acid trong giấm, tạo thành các chất khoáng tan được trong nước và khí CO2. Đổ giấm 10% vào trong ấm đun nước, sau đó thêm nước, đun sôi để nguội 1 tiếng, tiếp đó dùng rửa lại là được.
Trong chanh chứa Citric acid, do vậy có thể dùng như giấm để vệ sinh ấm đun nước.
2. Baking Soda
Bình đun nước đều làm bằng nhôm. Chúng ta có thể bỏ một thìa nhỏ baking soda vào, đun sôi lên vài phút là cặn có thể được loại bỏ. Hoặc cũng có thể đổ baking soda có độ đặc 1%, thêm 500ml nước, lau nhẹ đáy ấm là sạch.
3. Vỏ trứng
Hơi đập vụn vỏ trứng, đặt vào trong ấm đun nước. Sau đó, bạn đổ nước khoảng nửa ấm, dùng đũa quấy đều, sau đó luộc chín tầm nửa tiếng. Đổ vỏ trứng ra, lau sạch 2 lần là được.
4. Vỏ khoai tây
Cho vỏ khoai tây vào trong ấm siêu tốc, đổ nước vừa phải. Đun sôi trong 10 phút, các vết cặn sẽ biến mất.
5. Khoai sọ
Ấm siêu tốc vừa mua về, đổ vỏ khoai sọ cho đến khi đầy nửa ấm, thêm đầy nước, luộc chín, sau này đun nước sẽ không bị cặn nữa. Nhưng chú ý sau khi luộc khoai sọ, lớp bên trong ấm không nên chà xát, nếu không sẽ mất đi tác dụng loại bỏ cặn. Còn ấm siêu tốc cũ đã tích cặn thì có thể luộc vỏ khoai sọ, cách này sẽ trả lại cho bạn một chiếc ấm như mới.
6. Xơ mướp
Chỉ cần đặt xơ mướp vào trong ấm, tuyệt đối sẽ không còn cặn nước. Tuy nhiên, cần thay xơ mướp định kì và giữ xơ mướp sạch sẽ trước khi cho vào ấm.