Thiết kế mẫu trần thạch cao phòng ngủ thường áp dụng khung trần nổi và khung trần chìm, hiện nay được cải tiến khá nhiều và đa dạng phong cách cho bạn lựa chọn.
Để một ngôi nhà được hoàn thiện, ngoài phần ngoại thất, nội thất,… thì thiết kế trần nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp định hình khung nhà mà còn làm nổi bật phong cách, cá tính của gia chủ. Cũng giống như các mẫu trần thạch cao phòng khách, phòng ngủ hiện nay cũng chuộng thiết kế đơn giản và hiện đại, kết hợp giữa trần thạch cao cùng với một số vật liệu khác tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Thiết kế trần thạch cao cho phòng ngủ trở thành xu hướng năm 2018.
Các mẫu trần thạch cao phòng ngủ như trần phẳng, giật cấp, 3D,… có thể bạn đã nghe qua nhưng chưa nắm rõ được những ưu điểm, nhược điểm cũng như những điều cần chú trọng khi thiết kế để lựa chọn và thi công được mẫu phù hợp cho nhà mình. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm được một ý tưởng phù hợp với căn hộ của gia đình bạn.
1. Các kiểu trần thạch cao phổ biến nhất cho phòng ngủ
Trước khi có ý định thiết kế trần thạch cao cho phòng ngủ cũng như căn nhà của mình, tốt nhất bạn nên tìm hiểu thật kỹ về trần thạch cao, tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư hay những người cho kinh nghiệm, chuyên môn để có được những thông tin hữu ích nhất.
Hiện nay theo nhu cầu sử dụng của người dùng, có rất nhiều loại trần thạch cao như trần cách âm, chống cháy, chống ẩm,… Với phòng ngủ, có 2 kiểu trần thạch cao phổ biến và được áp dụng nhiều nhất đó là trần khung nổi và trần khung chìm.
Trần thạch cao hệ khung trần nổi được sử dụng phổ biến trang trí phòng ngủ.
- Hệ khung trần nổi
Là loại trần có các tấm thạch cao đã được định hình sẵn khi tiến hành thi công. Trần được sử dụng nhiều bởi có độ bền, cứng, chống rỉ sét, chịu nhiệt tốt, chống ấm cao, chống cháy có khối lượng nhẹ giảm độ nặng cho móng nhà, đồng thời tấm trần thạch cao có gốc tự nhiên rất an toàn với môi trường.
- Hệ khung trần chìm
Nhìn qua khá giống trần bê tông phẳng nhưng có tính thẩm mỹ hơn, có tác dụng che lấp các khuyết điểm khi xây dựng và trang trí nội thất đồng thời có tác dụng cách âm, cách nhiệt, không độc hại.
2. Những mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp và hiện đại
- Trần phẳng đơn giản nhưng sang trọng
Trần thạch cao phẳng nhưng rất hiện đại, không bao giờ "lỗi mốt", phù hợp với tất cả các phong cách từ Bắc Âu đến tân cổ điển,...
Có thể tham khảo phong cách thiết kế phòng ngủ kiểu Nhật với trần thạch cao kết hợp đèn led.
- Trần giật cấp cá tính
Trần thạch cao nổi đã đẹp, giờ đây trần giật cấp còn được ưa chuộng hơn nhiều vì tính độc đáo.
Bạn có thể trang trí trần nhà với đèn thả, đèn chùm hoặc hệ thống đèn LED.
- Trần thạch cao phá cách với họa tiết độc đáo
Cá tính nhất phải kể đến trần thạch cao trang trí với những họa tiết độc đáo như thế này.
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ này tạo sự cá tính, độc lạ nhưng vẫn hài hòa và phù hợp với không gian nghỉ ngơi.
- Trần thạch cao 3D
Phòng ngủ của bé thiết kế với trần thạch cao 3D khung cảnh thiên nhiên, bầu trời, hoạt hình,...chắc chắn các bé sẽ vô cùng thích thú.
- Trần thạch cao thả hiện đại
Trần thạch cao "thả" không còn quá xa lạ với nhiều gia đình.
Với mẫu trần này bạn không cần trang trí quá cầu kỳ vì bản thân trần thả đã mang tính thẩm mỹ khá cao.
- Một số mẫu trần thạch cao đẹp khác
Trần thạch cao phòng ngủ kết hợp chất liệu gỗ, nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại rất sang trọng.
Mẫu trần này tạo cho người sử dụng cảm giác mới lạ khi nằm ngủ nhìn lên trần nhà cứ ngỡ những ô cửa sổ đầy ánh sáng.
Kết hợp chất liệu kính để lắp đèn chùm độc đáo.
3. Ưu, nhược điểm khi thiết kế trần thạch cao phòng ngủ
Khi thiết kế mẫu trần thạch cao phòng ngủ bạn cũng cần hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của loại trần này, từ đó có những suy nghĩ, tính toán nhất định xem có nên lựa chọn hay không. Trần thạch cao phòng ngủ hay bất kỳ căn phòng nào trong nhà cũng được ưa chuộng hơn cả bởi rất nhiều ưu điểm:
- Phòng ngủ làm bằng trần thạch cao là sự lựa chọn hợp lý nhất bởi trần thạch cao có thể thiết kế với những họa tiết tinh xảo, bắt mắt nhiều màu sắc, đa dạng kiểu dáng, phù hợp với xu hướng.
- Không mùi, không độc hại, bạn sẽ có giấc ngủ ngon mà không lo những tiếng ồn bên ngoài làm ảnh hưởng.
- Có khả năng chống cháy, chịu nhiệt, cách âm, chống ẩm tốt, phù hợp với khí hậu mưa nhiều, nắng gắt tại Việt Nam.
- Thi công nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, có thể trang trí với đèn, kết hợp với vật liệu khác như nhôm, gỗ, kính,…
Tuy nhiên, trần thạch cao phòng ngủ cũng còn tồn tại một số nhược điểm nhưng hoàn toàn có thể khắc phục như:
- Phải tránh nước khi thi công trần thạch cao bởi khi trần bị ngấm nước sẽ gây ố vàng rất mất thẩm mỹ.
- Một số loại trần thạch cao như trần khung nổi không nên treo những vật trang trí nặng gây sụt, bể trần. Một khi trần thạch cao đã hỏng, thì việc sửa chữa sẽ mất khá nhiều thời gian bởi phải tháo dỡ cả trần mới có thể khắc phục.
4. Những lưu ý khi thiết kế trần thạch cao cho phòng ngủ
- Phòng ngủ cần sự tĩnh lặng do vậy khi thiết kế trần thạch cao cho phòng ngủ bạn cần lưu ý đến vấn đề phong thủy, đem lại giấc ngủ sâu hơn đồng thời cũng là yếu tố quyết định đến sức khỏe và tiền tài của bạn.
- Khi thi công lắp đặt trần thạch cao, tuyệt đối tránh để nước ngấm vào trần làm giảm chất lượng và tính thẩm mỹ của trần.
- Hiện nay các mẫu trần thạch cao phòng ngủ khá đa dạng, nhiều phong cách, bạn nên xem xét thiết kế và nội thất phòng ngủ, căn nhà để lựa chọn mẫu trần phù hợp nhất.
- Sử dụng trần thạch cao trong 1 thời gian dài có thể xảy ra hiện tượng nứt, gây mất mỹ quan, khi phát hiện vết nứt cần xử lý kịp thời.
- Thiết kế trần thạch cao cho phòng ngủ của bé có thể chọn những mẫu trần có màu sắc tươi sáng, tạo hình độc đáo và phù hợp với lứa tuổi, sở thích của bé.