Mùi khói khi nấu nướng, mùi thùng rác,...tất cả trộn lẫn tạo nên mùi hôi khó ngửi trong căn bếp của gia đình.
1. Mùi khói khi nấu ăn
Khi các mẹ chế biến những món nướng như thịt xiên, bò nướng, cá nướng,... phòng bếp thường bị ám mùi trong nhiều giờ, nhiều ngày. Để khử mùi khó chịu, bạn đun sôi chảo nước gồm 3 muỗng canh giấm trắng và 1 cốc nước. Giấm có tính axit trong khi mùi khói có tính kiềm. Vì vậy, mùi hôi sẽ biến mất.
2. Xử lý mùi hôi của rác
Nếu không chú ý, mùi hôi trong thùng rác có thể ám vào căn bếp của gia đình. Mỗi tuần một lần, sau khi đổ rác, bạn nên dùng nước cọ sạch bên trong thùng rồi dùng khăn lau sạch trước khi lồng túi bóng mới vào. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm đá chanh để cho vào túi đựng rác hàng ngày làm hạn chế mùi hôi.
3. Khử mùi đồ gia dụng
Đối với tủ lạnh và tủ đông, hàng tháng, bạn cần quăng thức ăn thừa, thức ăn hết hạn rồi xả sạch đá lạnh đã cũ trong tủ. Tiếp đó, dùng giẻ sạch lau hết mặt trong và mặt ngoài của tủ. Đổ một lớp mỏng baking soda vào bên trong cốc nhỏ rồi để vào trong tủ lạnh giúp hút mùi trong suốt nhiều ngày. Tủ lạnh sạch sẽ và vệ sinh sẽ tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ sử dụng của thiết bị.
4. Bồn rửa chén bốc mùi
Thủ phạm ở đây là thức ăn thừa còn lại trong ống lọc rác hoặc ống cống. Đầu tiên, đổ sạch thức ăn và vệ sinh ống lọc rác. Bạn cần cọ rửa kĩ kể cả các miếng đệm cao su. Cuối cùng, vệ sinh bồn rửa bằng baking soda và giấm.
Những mẹo nhỏ xua tan mùi hôi sau khi đi vệ sinh 8 mẹo vặt khử mùi hôi, giữ nhà sạch mẹ nên thuộc lòng |