Theo kinh nghiệm từ các học giả, chuyên gia xuất sắc thì có 3 bí quyết để trẻ học tập tốt, dễ đạt thành tích cao.
Thông thường, nội dung ở tiểu học vẫn rất đơn giản, không có nhiều môn học để học. Nhưng ở cấp hai và cấp ba, khi độ khó của kiến thức ngày càng sâu và số môn học tăng lên, trẻ cần có kế hoạch và sự tập trung nhất định vào việc học.
Theo kết quả một cuộc khảo sát về những học sinh xuất sắc, chuyên gia, học giả hàng đầu đa phần đều thông minh, chăm chỉ và có tính kỷ luật cao. Đồng thời, bản thân họ đều chú ý rèn luyện ở 3 khía cạnh sau.
Cảm giác thành tựu
Một sinh viên top đầu của trường Đại học kể lại kỷ niệm khi con học cấp 3, nhiều lần anh suy nghĩ rất lâu về một bài toán nhưng không thể giải được. Cuối cùng, một cảm hứng bất ngờ xuất hiện và có giải quyết được tất cả, lúc này khiến anh cảm thấy cả người mình bao bọc trong một niềm vui khó tả.
Đây chính là sự hài lòng mà thành công mang lại.
Bất cứ khi nào chúng ta giải quyết một vấn đề, hoàn thành một nhiệm vụ hoặc học được kiến thức mới, não sẽ tiết ra dopamine để cổ vũ.
Những người có thành tích xuất sắc trong việc học thường có nhiều trải nghiệm như vậy nên hệ thống khen thưởng trí não của họ hoạt động tích, những động lực nội sinh này sẽ thúc đẩy họ đầu tư vào một vòng học tập mới, hình thành một vòng tròn nên không bao giờ ngừng nhiệt tình học tập.
Khi chúng ta hoàn thành một nhiệm vụ hoặc học được kiến thức mới, não sẽ tiết ra dopamine để cổ vũ.
Nếu muốn trẻ có nhiều cảm giác thành tựu hơn, hãy kiên trì thực hiện 3 điều sau:
Đọc sách giải thích
Theo cơ chế của não bộ, chỉ những thứ mà trẻ hứng thú mới có thể gõ cửa “hệ thần kinh khen thưởng” và sinh ra thêm động lực.
Bằng cách đọc những cuốn sách yêu thích, trẻ có thể kết nối với thực tế, kích thích ham muốn khám phá mạnh mẽ và trải nghiệm niềm vui học tập nhiều hơn.
Nhiều trẻ thích đọc sách về côn trùng, nên khi được đi chơi ngoài thiên nhiên, tâm trí trẻ tràn ngập những điều tò mò về các loại côn trùng.
Phân tách nhiệm vụ
Bản chất của bộ não là tìm nơi nương tựa cho những việc dễ dàng. Bằng cách chia nhỏ các nhiệm vụ lớn thành nhỏ, giảm bớt độ khó trong học tập và học từng bước một, trẻ có thể dễ dàng có được cảm giác hoàn thành và thêm động lực học tập.
Điều chỉnh tỷ lệ kiến thức cũ và mới
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi học kiến thức mới, nếu 85% nội dung đã biết và 15% nội dung chưa biết thì có thể kích thích hứng thú học tập.
Ví dụ, nếu muốn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình thì trẻ nên chọn những bài viết tiếng Anh trong đó từ mới chiếm khoảng 15%. Đây sẽ là một thử thách nhưng không quá khó và trẻ sẽ rất vui khi học nó.
Ý thức kiểm soát
Những đứa trẻ thành công trong học tập luôn có thể sắp xếp việc học tập và cuộc sống của mình một cách có trật tự. Trẻ biết phải làm gì vào thời gian nào, làm như thế nào và làm trong bao lâu.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ hình thành ý thức kiểm soát và đạt được sự thư giãn, cân bằng trong học tập và cuộc sống?
Những đứa trẻ thành công trong học tập luôn có thể sắp xếp việc học tập và cuộc sống của mình một cách trật tự.
Đặt mục tiêu
Để nghiên cứu tác động của mục tiêu đến cuộc sống, Đại học Harvard đã dành 25 năm theo dõi một nhóm thanh niên có hoàn cảnh tương tự.
Những người có mục tiêu dài hạn và rõ ràng đã trở thành người dẫn đầu trong ngành, và những người có mục tiêu ngắn hạn cũng sống một cuộc sống hạnh phúc. Việc học cũng vậy. Trẻ cần có mục tiêu rõ ràng để đạt được kết quả tốt.
Lập kế hoạch thời gian
Tại sao các học giả hàng đầu lại có nhiều thời gian để vui chơi và làm những việc mình thích ngoài việc học? Bởi vì họ sắp xếp thời gian chính xác và hành vi của mình cụ thể, đồng thời thiết lập nhiều nghi thức và thói quen chính xác.
Năng lượng của bộ não là có hạn. Khi trẻ xác định chính xác khi nào nên làm gì và làm thế nào để đạt được nó, suy nghĩ của trẻ sẽ rất rõ ràng, và không tốn quá nhiều thời gian để hoàn thành.
Cảm giác thư giãn
Cảm giác thư giãn mà những học giả hàng đầu có được là khi học sẽ không bị phân tâm, sau đó ngay cả trong phòng thi cũng rất điềm tĩnh và bình tĩnh.
Một sinh viên kể rằng, anh rất các kỳ thi từ khi còn nhỏ, đặc biệt là các kỳ thi chuyển cấp tiểu học, thi tuyển sinh cấp 3 và thi vào đại học. Anh rất lo lắng trước mỗi kỳ thi, không thể hoàn thành các câu hỏi trong đề thi, ngay cả việc điền vào phiếu trả lời cũng căng thẳng, dẫn đến tốc độ trả lời rất chậm.
Tinh thần cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập ở trẻ.
Vì trạng thái tinh thần này mà anh không bao giờ điều chỉnh được cảm xúc tốt. Vì vậy, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, anh chỉ đạt kết quả không như mong đợi, chỉ làm được khoảng 80% những gì đã học.
Do đó, trạng thái tính thần, cảm giác thư giãn trong học tập rất quan trọng, bố mẹ cần rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ, duy trì phong thái điềm tĩnh, tập trung và tự tin trong mọi tình huống.