Một số biểu hiện trong tính cách của trẻ có EQ thấp, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh.
Mới đây, một chuyên gia cho biết ông đã có phát hiện mới về tính cách của trẻ EQ thấp, đa phần trẻ có xu hướng làm hài lòng, tập trung vào ý kiến của người khác, không dám bộc lộ cảm xúc của bản thân, luôn cảm thấy bản thân có lỗi...
Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ bộc lộ 5 biểu hiện sau đây, hãy chú ý điều chỉnh, rèn luyện lại cho con.
Không biết cách từ chối người khác
Việc trẻ không thể từ chối yêu cầu của người khác, dễ bị lợi dụng, bị bắt nạt hoặc bị thao túng. Nhiều trường hợp trẻ cảm thấy bị ép buộc phải làm những việc không muốn làm, sẽ trở nên căng thẳng, lo lắng và mất tự tin.
Khi không thể từ chối các yêu cầu không hợp lý, trẻ sẽ dần mất quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình. Đồng thời, sự khó khăn trong từ chối có thể khiến trẻ bị cô lập, mâu thuẫn với bạn bè và gia đình.
Nhiều trẻ không biết cách từ chối người khác.
Thêm vào đó, việc liên tục phải làm những điều không mong muốn có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, mất niềm tin vào bản thân.
Vì vậy, bố mẹ nên dạy trẻ cách từ chối người khác và biết nói "không" trước những cách đối xử bất công. Nhằm bảo vệ trẻ khỏi các hậu quả trên, phát triển tính cách và nhân cách tích cực.
Ngoài ra, còn giúp trẻ hình thành ý thức về các giá trị đạo đức như sự can đảm, tính kiên định và khả năng đưa ra quyết định đúng đắn. Từ đó, trẻ sẽ trở thành những cá nhân có bản lĩnh, biết cách tự bảo vệ mình và không ngại đối đầu với những hành vi bất công.
Không dám bộc lộ cảm xúc
Mỗi khi trẻ bộc lộ cảm xúc, thực chất là cơ hội tốt để hoàn thiện bản thân. Nếu trẻ không được bày tỏ nỗi buồn, luôn kìm nước mắt khi khóc, thì lâu dần cảm xúc sẽ không được thể hiện một cách tự nhiên.
Thái độ của bố mẹ quyết định thái độ của người khác đối với con. Nếu bố mẹ thờ ơ khi con bị bắt nạt, chỉ trích con không hòa đồng, thì trẻ không thể bộc lộ cảm xúc, có xu hướng hành động dựa trên ý kiến của người khác. Sở dĩ trẻ không dám bộc lộ cảm xúc để làm hài lòng người khác là để bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương.
Không dám bộc lộ cảm xúc.
Tuy nhiên, khi bố mẹ biết lắng nghe, chấp nhận và hướng dẫn con trút bỏ cảm xúc lành mạnh, thì đây sẽ là cơ hội quý giá để trẻ phát triển sự tự nhận thức, khả năng kiểm soát cảm xúc và sự tự tin.
Khi trẻ được trao quyền bộc lộ cảm xúc, sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều về được mất, hay vào đó sẽ học cách đối mặt và giải quyết các vấn đề một cách trưởng thành hơn.
Do đó, đối với những trẻ chưa biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân, bố mẹ nên định hướng trẻ quản lý và thể hiện chúng một cách lành mạnh.
Sợ bị ghét
Một đứa trẻ cố gắng hết sức để làm hài lòng người khác, thường vì muốn được những đánh giá tốt. Chính sự thiếu tự tin và mong muốn được công nhận đã dẫn đến nỗi sợ bị ghét.
Việc trẻ luôn cố gắng làm hài lòng người khác thường phát xuất từ sự thiếu vắng tình yêu thương, sự chấp nhận và sự khẳng định từ bố mẹ. Khi trẻ cảm thấy bản thân không được yêu thương và chấp nhận, sẽ cố gắng hết mình để tìm kiếm sự công nhận từ người khác, thay vì tự tin vào chính mình.
Trẻ luôn cố gắng làm hài lòng người khác.
Nếu muốn trẻ thoát khỏi tình trạng này, cách đơn giản nhất là bố mẹ cần nhận ra và động viên trẻ. Hãy để trẻ được là chính mình một cách cởi mở và không sợ ý kiến của người khác. Khi ý thức trải nghiệm bản thân trở nên mạnh mẽ, trẻ có thể thực sự trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Bố mẹ cần tạo một môi trường an toàn và chấp nhận, nơi trẻ được phép bày tỏ cảm xúc mà không sợ bị phê bình hay đánh giá. Hãy lắng nghe và tôn trọng những cảm xúc, đồng thời hướng dẫn cách thể hiện lành mạnh. Khi trẻ được tạo cơ hội để khám phá bản thân, sẽ dần tự tin hơn và ít quan tâm tới ý kiến của người khác.
Quá trình này không hề dễ dàng, nhưng với sự kiên nhẫn, thấu hiểu và hỗ trợ, trẻ sẽ từng bước tự tin vào chính mình.
Luôn thích được khen ngợi
Những trẻ sống trong môi trường bị chèn ép, chỉ trích lâu năm thường quan tâm đến việc người khác đánh giá mình như thế nào, thích nghe lời khen.
Trẻ ám ảnh bởi những lời khen ngợi, vì cảm thấy bên trong trống rỗng và không nhận được sự công nhận và hỗ trợ đầy đủ.
Nếu muốn giúp trẻ thoát khỏi, cách tốt nhất là phát triển các chiến lược từ ba khía cạnh: Điểm mấu chốt, cảm xúc và đa giao tiếp.
Điểm mấu chốt: Dạy trẻ phân biệt rõ ràng đâu là lòng tốt đúng chỗ. Chúng ta có thể làm hài lòng người khác nhưng phải dựa trên sự giúp đỡ lẫn nhau. Nếu trẻ không nhận được sự tôn trọng cơ bản nhất thì hãy từ chối một.
Khía cạnh cảm xúc: Khi trẻ tâm trạng không tốt, hãy giúp trẻ tìm lối thoát để trút bỏ như ném đá xuống sông, chơi bóng rổ, nghe nhạc, đi mua sắm…
Giao tiếp: Hãy tìm hiểu thêm về suy nghĩ thực sự bên trong của con và nói rằng: Dù thế nào đi nữa, bố mẹ vẫn luôn ủng hộ. Bằng cách này, trẻ có thể đối mặt với nhiều khó khăn và thất bại
Che giấu sự bất mãn
Nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng cao vào con. Hầu hết các chuyện trò chuyện chỉ xoay quanh "Con học tập thế nào" "Con vượt qua bạn học nào?" Điều này không tránh khỏi cảm giác bất mãn bên trong trẻ.
Đây là một áp lực lớn, khi phải liên tục so sánh và cạnh tranh với những người xung quanh. Trẻ luôn cảm thấy phải hoàn thành những mục tiêu mà bố mẹ đặt ra, thay vì được khuyến khích tập trung vào việc phát triển bản thân. Điều này có thể dẫn đến tâm lý bị tổn thương, thiếu tự tin và mất niềm vui trong học tập.
Che giấu sự bất mãn.
Thực tế, ai cũng cần trút bỏ những cảm xúc, sự bất mãn của mình. Nếu ngay từ đầu bố mẹ không sẵn sàng chấp nhận những khuyết điểm của con mình, thì sẽ tạo áp lực nặng nề lâu dài.
Thay vào đó, bố mẹ nên tập trung vào những điểm mạnh và tiềm năng của con, khuyến khích theo đuổi những đam mê và sở thích riêng. Khi được tạo cơ hội phát triển theo định hướng của bản thân, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và không bị gò ép. Điều này sẽ giúp trẻ gia tăng tự tin và hạnh phúc hơn.