5 sai lầm trong cách nuôi dạy, có vẻ hợp lý nhưng khiến con không thể làm chủ cuộc đời

Thi Thi - Ngày 16/04/2024 08:05 AM (GMT+7)

Nhiều phụ huynh Việt dễ mắc một số sai lầm sau đây khi dạy con.

Việc giáo dục trẻ em, không bao giờ có một khuôn mẫu cố định, bố mẹ thông thường sẽ quan sát con và tự mình khám phá, hay học hỏi phương pháp nuôi dạy từ các nguồn khác nhau. 

Trong quá trình này, nhiều phụ huynh phản ánh rằng con cái khi lớn thường trở nên xa cách bố mẹ, tính khí cáu kỉnh, khả năng lắng nghe kém... Tuy nhiên, một chuyên gia chỉ ra rằng, nhiều phụ huynh Việt còn nặng về tư tưởng khi dạy con, nên dễ mắc 5 sai lầm sau đây. 

5 sai lầm trong cách nuôi dạy, có vẻ hợp lý nhưng khiến con không thể làm chủ cuộc đời - 1

Trẻ lớn phải nhường trẻ nhỏ: Vô tình bỏ qua sự công bằng

Trong nhiều gia đình Việt, quan niệm “Anh/chị lớn nhường em nhỏ” đã ăn sâu. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ lớn hơn nên bao dung, nhượng bộ với các em, để thể hiện sự trưởng thành và hiểu biết của mình.

Quan điểm này tưởng chừng dạy trẻ về sự chia sẻ và bao dung nhưng thực tế lại bỏ qua giá trị của sự công bằng.

Đầu tiên, làm xói mòn nguyên tắc công bằng. Mọi đứa trẻ nên được đối xử bình đẳng, bất kể độ tuổi. Trẻ lớn hơn, cũng giống như trẻ nhỏ, là những cá nhân độc lập với các quyền và phẩm giá riêng. Trẻ không nên mang những trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau vì tuổi tác. Nếu trẻ luôn bị yêu cầu phải nhường nhịn,, điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và không công bằng.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ lớn hơn nên bao dung, nhượng bộ với các em.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ lớn hơn nên bao dung, nhượng bộ với các em.

Thứ hai, khái niệm này có thể khiến trẻ phát triển tính cách không lành mạnh. Trẻ nhỏ quen với việc được người lớn nhường nhịn dễ trở nên bướng bỉnh, hống hách và không biết tôn trọng người khác.

Trẻ lớn hơn cảm thấy không hài lòng vì phải chịu đựng lâu dài, dễ hình thành cảm giác xa cách với các mối quan hệ gia đình. Đồng thời, khi những đứa trẻ lớn hơn luôn nhượng bộ, có thể cảm thấy nhu cầu của mình không được coi trọng. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa anh chị em, mà còn khiến trẻ khó khẳng định bản thân trong các tình huống xã hội khác.

Vì vậy, bố mẹ nên tôn trọng cá tính và nhu cầu của mỗi đứa trẻ, để con lớn lên khỏe mạnh trong môi trường bình đẳng, công bằng.

5 sai lầm trong cách nuôi dạy, có vẻ hợp lý nhưng khiến con không thể làm chủ cuộc đời - 3

Mỗi tiếng khóc là một lỗi lầm: Xu hướng đổ lỗi và phớt lờ sự thật

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khóc, có thể là do đói, buồn ngủ, khó chịu hoặc muốn thu hút sự chú ý.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vội kết luận rằng trẻ phạm lỗi nên dùng tiếng khóc để che đậy, việc đổ lỗi sẽ khiến trẻ thấy bất lực và chán nản, lâu dần ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ gia đình.

Cách tiếp cận này có thể tạo ra sự không hài lòng và thất vọng ở trẻ, cản trở cơ hội cho trẻ học cách giải quyết xung đột và cảm xúc. Vì vậy, khi trẻ khóc, hãy trước tiên hãy hiểu rõ tình hình.

Nếu quả thực đó trẻ mắc lỗi, bố mẹ nên giáo dục, hướng dẫn, trao cho con sự tin tưởng và thấu hiểu để trẻ cảm thấy công bằng, được tôn trọng.

Việc thường xuyên bị đổ lỗi sẽ khiến trẻ thấy bất lực và chán nản, lâu dần ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ gia đình.

Việc thường xuyên bị đổ lỗi sẽ khiến trẻ thấy bất lực và chán nản, lâu dần ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ gia đình.

5 sai lầm trong cách nuôi dạy, có vẻ hợp lý nhưng khiến con không thể làm chủ cuộc đời - 5

Con nhà người khác luôn tốt hơn con mình: Sự so sánh làm tổn thương và kìm hãm cá tính

Trong các gia đình Việt hiện nay, giáo dục so sánh là phổ biến. Bố mẹ thường so sánh con mình với con người khác, cho rằng cố gắng động viên con mình tiến bộ thông qua việc so sánh. Tuy nhiên, hình thức giáo dục so sánh này thường phản tác dụng. 

Đầu tiên, đứa trẻ trở nên kém tự tin và dễ buồn bã. Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nếu luôn bị so sánh với những đứa trẻ khác, sẽ khiến trẻ cảm thấy mình chưa đủ giỏi và thua kém.

Bố mẹ thường so sánh con mình với con người khác.

Bố mẹ thường so sánh con mình với con người khác.

Lâu dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin, thậm chí có thể khiến trẻ phát triển các vấn đề về tâm lý.

Thứ hai, so sánh có thể kìm hãm phát triển nhân cách tốt ở trẻ. Việc bố mẹ luôn dùng những tiêu chuẩn để đo lường sẽ vô tình đánh mất đi cá tính của con. Những đứa trẻ như vậy thường thiếu khả năng tư duy độc lập và tinh thần đổi mới khi lớn lên.

Vì vậy, bố mẹ nên bỏ thói quen so sánh, chấp nhận sự khác biệt, quan tâm nhiều hơn đến sở thích, nhu cầu, khuyến khích con phát huy thế mạnh, chuyên môn của bản thân, để con lớn lên khỏe mạnh trong môi trường tự tin. 

5 sai lầm trong cách nuôi dạy, có vẻ hợp lý nhưng khiến con không thể làm chủ cuộc đời - 7

Học kém là do dùng điện thoại di động nhiều: Quy kết một chiều, coi nhẹ bản chất của giáo dục

Việc chỉ đổ lỗi cho vấn đề học tập là do điện thoại di động hoặc các yếu tố bên ngoài khác, vô tình là bỏ qua những khó khăn và nhu cầu thực sự của trẻ. Quan niệm này không giúp trẻ học cách tự phản ánh và cải thiện phương pháp học tập, có thể làm tăng thêm sức phản kháng.

Trong xã hội ngày nay, các sản phẩm điện tử như điện thoại di động đã trở thành một phần cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, khi kết quả học tập của trẻ sa sút, nhiều phụ huynh có xu hướng đổ lỗi.

Sự quy kết một chiều này không những không công bằng mà còn dễ dàng bỏ qua bản chất của giáo dục.

Mặc dù điện thoại di động có thể có tác động nhất định đến việc học tập của trẻ, nhưng không phải là lý do duy nhất.

Mặc dù điện thoại di động có thể có tác động nhất định đến việc học tập của trẻ, nhưng không phải là lý do duy nhất.

Trên thực tế, chất lượng kết quả học tập bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có phương pháp, thái độ, môi trường học tập,...

Mặc dù điện thoại di động có thể có tác động nhất định đến việc học tập của trẻ, nhưng không phải là lý do duy nhất.

Vì vậy, khi kết quả học tập của trẻ chưa được như kỳ vọng, bố mẹ nên tìm hiểu sâu về tình hình học tập, tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và thực hiện các giải pháp tương ứng.

5 sai lầm trong cách nuôi dạy, có vẻ hợp lý nhưng khiến con không thể làm chủ cuộc đời - 9

Người lớn luôn đúng, trẻ nhỏ phải nghe theo: Áp đặt, tước bỏ quyền được nói của trẻ

Khi trẻ đưa ra ý kiến, quan điểm của mình, nhiều bậc phụ huynh  thường phủ nhận với lý do “trẻ con biết gì?”

Cách làm này vô tình tước đi quyền được nói của trẻ, khiến trẻ mất tự tin và khả năng suy nghĩ độc lập.

Trên thực tế, trẻ em tuy còn nhỏ, ít kinh nghiệm nhưng cũng có suy nghĩ, quan điểm riêng.

Trẻ đầy sự tò mò và mong muốn khám phá thế giới bên ngoài, háo hức bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Nếu bố mẹ luôn phản bác, sẽ khiến trẻ cảm thấy bất lực, bối rối, thậm chí nảy sinh tâm lý nổi loạn.

Vì vậy, bố mẹ nên tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến và cho trẻ có đủ không gian để thể hiện bản thân.

Khi trẻ đưa ra ý kiến ​​của mình, hãy kiên nhẫn lắng nghe, phân tích một cách hợp lý thay vì phủ nhận. Hãy chấp nhận quan điểm của trẻ với tinh thần cởi mở, thảo luận trên cơ sở bình đẳng.

Người lớn luôn đúng, trẻ nhỏ phải nghe theo, vô tình hạn chế quyền tự do bày tỏ ý kiến của trẻ.

Người lớn luôn đúng, trẻ nhỏ phải nghe theo, vô tình hạn chế quyền tự do bày tỏ ý kiến của trẻ.

Điều này không chỉ nâng cao sự tự tin, khả năng tư duy độc lập mà còn làm sâu sắc thêm mối liên kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái.

Đồng thời, bố mẹ cũng nên hướng dẫn con bày tỏ suy nghĩ một cách rõ ràng, giao tiếp với người khác bằng ngôn ngữ và phương pháp phù hợp. Điều này giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp, tăng sự tự tin hơn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với nhiều thử thách khác nhau trong cuộc sống tương lai.

Trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, bố mẹ được khuyên nên từ bỏ một số quan điểm nuôi dạy cần xem xét lại các quan niệm giáo dục không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Điều trẻ cần không phải là những lời chỉ trích mà là sự thấu hiểu, hỗ trợ và hướng dẫn đúng đắn.

5 sai lầm trong cách nuôi dạy, có vẻ hợp lý nhưng khiến con không thể làm chủ cuộc đời - 11

5 sai lầm trong cách nuôi dạy, có vẻ hợp lý nhưng khiến con không thể làm chủ cuộc đời - 12

Muốn chuẩn bị tương lai cho con, không chỉ là vật chất, mà trong gia đình cần có 4 nguyên tắc này
Để giáo dục con trưởng thành lành mạnh, bố mẹ cần nắm vững 4 nguyên tắc quan trọng.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời