Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ có bố đồng hành từ giai đoạn thơ ấu, đa phần phát triển theo chiều hướng tốt.
Mới đây, số liệu thống kê một cuộc khảo sát tại Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ người mẹ chăm sóc con cao nhất là 28%, ông bà chiếm 23%, mô hình các thành viên trong gia đình thay phiên nhau chăm sóc trẻ cũng dần xuất hiện, chiếm tỷ lệ 22%.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một điều đặc biệt là những đứa trẻ có bố đồng hành nuôi dướng chiếm tỷ lệ thành công cao hơn trong cuộc sống.
Đại học Yale ở Hoa Kỳ cũng đã tiến hành khảo sát theo dõi kéo dài 12 năm, thu thập hồ sơ theo dõi của trẻ em ở mọi lứa tuổi. Kết quả cho thấy những đứa trẻ được bố nuôi dưỡng thường có thành tích học tập tốt, năng động hơn.
Vì sao trẻ được bố nuôi dưỡng dễ thành công hơn?
Xuất phát từ đặc tính thích tự do
Năm 2021, Đại học Brown ở Hoa Kỳ công bố kết quả của một nghiên cứu: So với những đứa trẻ sinh ra trước đại dịch, trẻ sinh ra trong thời kỳ dịch COVID-19 có sự suy giảm đáng kể về ngôn ngữ, vận động và khả năng nhận thức tổng thể.
Vậy tỷ lệ đã giảm bao nhiêu? Một số tổ chức từng tiến hành khảo sát so sánh và nhận thấy chỉ số IQ trung bình của trẻ sinh ra trong 10 năm trước dịch bệnh, tức là từ 2011 đến 2019, là khoảng 100. Tuy nhiên, chỉ số IQ trung bình của trẻ sinh ra trong thời kỳ dịch bệnh từ 2019 đến 2021 giảm xuống còn 78. Tại sao lại như vậy?
Trên thực tế, chỉ số IQ không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền mà còn tác động từ môi trường, dinh dưỡng... khi giáo dục liên tục bị phong tỏa đã khiến bộ não của trẻ bị mắc kẹt ở nhà, không thể tiếp nhận đủ thông tin và sự hứng thú.
Bố có xu hướng để trẻ tận hưởng trải nghiệm.
Theo các chuyên gia, thông qua những thói quen nuôi dạy hàng ngày, so với mẹ, ông bà, người bố thường nuôi dạy con theo xu hướng nắm cái lớn bỏ cái nhỏ, không dính vào những chuyện vặt vãnh.
Ví dụ, nếu trẻ làm bẩn quần áo khi đang chơi, mẹ và bà ngoại sẽ ngăn ngay lập tức, nhưng bố có xu hướng để trẻ tận hưởng trải nghiệm.
Thái độ thân thiện này khi nuôi dạy tạo nhiều cơ hội cho trẻ nhận được những kích thích, tương tác khác nhau ở một mức độ nhất định, đồng thời thúc đẩy sự phát triển trí não.
Khả năng tư duy logic tốt
Chúng ta có thể quan sát thấy một hiện tượng phổ biến là số học sinh nữ trong các lớp nghệ thuật tự do thường vượt xa số lượng nam sinh, ngược lại số học sinh nam trong các lớp khoa học cũng chiếm tỷ lệ cao hơn.
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để học sinh phổ thông lựa chọn các môn khoa học là sự hứng thú, tức là các em thích môn gì và giỏi môn nào.
Có thể thấy, bắt đầu từ giai đoạn trung học, khả năng tư duy logic, tư duy không gian và toán, vật lý... của nam giới nhìn chung mạnh hơn nữ giới.
Trong cuộc sống, so với mẹ, người bà tình cảm, các ông bố thường thể hiện khả năng tư duy logic mạnh mẽ, quan tâm nhiều hơn đến việc rèn luyện trí não cho con.
Ví dụ, Khi trẻ gặp khó khăn khi xếp các khối lego và nhờ giúp đỡ, mẹ và bà có thể có xu hướng trực tiếp giúp trẻ hoàn thành việc sắp xếp, trong khi bố thường hướng dẫn trẻ quan sát hình dạng và hình dáng, cấu trúc của các khối xây dựng đầu tiên và phân tích các bước xây dựng, khuyến khích trẻ tự nghĩ ra giải pháp.
Mặc dù cuối cùng các khối xây dựng đã được hoàn thành nhưng so với mẹ, người bố dạy trẻ cách phân tích và giải quyết vấn đề, đồng thời rèn luyện cho trẻ tư duy logic và tính độc lập.
Vì vậy, những có bố đồng hành thường tìm ra giải pháp nhanh khi gặp những vấn đề phức tạp trong tương lai, thể hiện khả năng tư duy logic và tư duy độc lập mạnh mẽ.
Khả năng tư duy logic tốt
Tinh thần khám phá nhiều hơn
Nhà tâm lý học Gerdi cho biết: Đàn ông có tính phiêu lưu, thích khám phá, bao dung và tò mò hơn phụ nữ. Những đặc điểm này sẽ được phản ánh rõ nét trong việc giáo dục trẻ.
Đàn ông sinh ra đã có tinh thần khám phá và đầy tò mò về mọi thứ. Vì vậy, khi nuôi dạy, dù là con trai hay gái, các ông bố đều có thể hiểu rõ hơn về tính tò mò, bốc đồng và cho con nhiều cơ hội thử sức, khám phá.
Khi để con dũng cảm cố gắng, đối mặt với những thất bại, thử thách thì trẻ thành thạo các kỹ năng và tận hưởng được niềm vui khi lớn lên.
Vậy nên làm thế nào nếu bố bận rộn và không thể dành nhiều thời gian cho con?
Với những thay đổi trong quan niệm xã hội và sự phổ biến kiến thức mới, những năm gần đây, ngày càng có nhiều ông bố tham gia nuôi dạy. Người bố không chỉ quan tâm đến sự trưởng thành, mà còn sẵn sàng dành nhiều thời gian, tham gia vào cuộc sống, học tập hàng ngày của con.
Tuy nhiên, trường hợp bố quá bận rộn với công việc hoặc các vấn đề khác thì nên làm thế nào? Các chuyên gia giáo dục trẻ em chỉ ra: Đồng hành cùng trẻ không phải là thời gian mà là chất lượng.
Vì vậy, không có vấn đề gì nếu các ông bố bận rộn và không có đủ thời gian ở bên con, chỉ cần sử dụng thời gian hợp lý để mang đến sự đồng hành chất lượng.
- Hãy dành khoảng 10 - 20 phút đọc sách, chơi trò chơi hoặc trò chuyện về những điều vui, buồn đã xảy ra trong ngày. Dù thời gian có ngắn ngủi, trẻ cũng sẽ trân trọng điều đó.
Hãy dành khoảng 10 phút đọc sách, chơi trò chơi hoặc trò chuyện về những điều vui cùng con.
- Khi đưa đón con, hãy trò chuyện và hỏi về những điều thú vị trẻ đã làm ở trường hoặc kể cho con nghe những điều thú vị về tuổi thơ bố đã trải qua...
- Vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào có thời gian rảnh, hãy lấy một cuốn sách và đọc cho con nghe. Đó có thể là truyện tranh hay sách khoa học mà cả hai bạn đều thích.
- Vào cuối tuần hoặc ngày lễ, hãy thử đưa con đi dạo ở công viên, hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn hoa cỏ...
- Nếu trẻ có năng khiếu đặc biệt nào đó như vẽ tranh, ca hát hay thể thao, hãy dành thời gian cùng chơi hoặc hướng dẫn
- Nếu bố không về nhà đúng giờ vào ban đêm, có thể gọi điện hoặc trò chuyện video, hoặc thậm chí gửi tin nhắn thoại. Hãy để trẻ biết rằng dù bố không ở bên cạnh nhưng vẫn luôn quan tâm.
- Nếu bố bận rộn đến mức không có thời gian cho những việc trên, hoặc đi công tác xa dài ngày, hãy nhờ sự trợ giúp từ ông, chú, anh họ... để bù đắp cho việc người bố không có thời gian chăm sóc con.