Cậu bé lấy đồ của bạn, người mẹ có cách xử lý văn minh lại không khiến con xấu hổ

Thi Thi - Ngày 24/10/2024 19:00 PM (GMT+7)

Việc dạy trẻ không nghịch ngợm, biết ứng xử đúng nơi công cộng là nhiệm vụ quan trọng mà bố mẹ cần chú ý.

Trẻ em với tính cách tò mò và năng động, thường có xu hướng khám phá thế giới xung quanh, điều này đôi khi dẫn đến những hành vi không phù hợp trong các không gian công cộng.

Trong một bữa tiệc sinh nhật tại công viên, nhiều trẻ nhỏ đang vui chơi và thưởng thức các món ăn ngon. Một nhóm trẻ đang ngồi quanh bàn ăn, nơi có bánh kem và nước uống. Trong khi mọi người đang cười đùa, một bé tên Minh thấy một miếng bánh kem màu sắc hấp dẫn trên đĩa của bạn cùng lớp, nhưng chưa được chia sẻ.

Minh tò mò và không nghĩ đến việc hỏi xin bạn trước. Cậu bé nhanh chóng đưa tay chạm vào miếng bánh kem, làm nó bị dính đầy ngón tay. Hành động này không chỉ khiến bố mẹ ngạc nhiên, những đứa trẻ khác xung quanh cảm thấy không thoải mái.

Khi thấy Minh chạm vào thức ăn của bạn, người mẹ lập tức can thiệp “Minh, con có thể xin phép bạn trước khi lấy thức ăn của bạn ấy? Chúng ta cần tôn trọng đồ ăn của người khác.”

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau khi tình hình được kiểm soát, người mẹ ngồi xuống cùng Minh và giải thích “Con có biết việc chạm vào thức ăn của người khác mà không hỏi là không lịch sự"

Trong xã hội ngày nay, nơi mà trẻ em thường xuyên tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, việc hiểu và áp dụng các quy tắc ứng xử đúng mực là cần thiết để đảm bảo sự hòa hợp và an toàn cho bản thân và những người xung quanh. 

Vì vậy, việc giáo dục trẻ về cách ứng xử đúng mực giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, tạo ra một môi trường sống hòa thuận cho tất cả mọi người.

Dạy con ứng xử đúng khi nghịch nơi công cộng là một quá trình liên tục và cần sự kiên nhẫn từ phía phụ huynh. Khi trẻ học được cách ứng xử đúng, sẽ trở thành người có trách nhiệm và biết tôn trọng người khác. Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi phân tích sâu hơn về vấn đề này, cũng như đưa ra lời khuyên phù hợp giúp bố mẹ nuôi dưỡng tốt hơn cho con.

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi.

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi.

Cậu bé lấy đồ của bạn, người mẹ có cách xử lý văn minh lại không khiến con xấu hổ - 3

Thưa chuyên gia, những hành động văn minh nào ở nơi công cộng mà trẻ nên tuân thủ? 

“Dạy con từ thuở còn thơ” luôn là điều cần thiết với mỗi bậc bố mẹ để giáo dục con trưởng thành và nên người. Do vậy, từ khi con còn nhỏ, cần dạy trẻ những phép tắc, quy định tích cực của văn hoá, xã hội. Dạy trẻ tuân thủ các hành động văn minh ở nơi công cộng giúp các em phát triển ý thức cộng đồng và cư xử đúng mực khi ra ngoài. Dưới đây là một số hành động văn minh mà trẻ nên tuân thủ.

Giữ gìn vệ sinh chung và tôn trọng tài sản công cộng: Trẻ cần được dạy vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi ở nơi công cộng, biết bảo vệ và không phá hoại các tài sản chung như ghế đá, cây cối, và các thiết bị công cộng khác. Điều này góp phần bảo vệ môi trường và giữ cho không gian chung luôn sạch sẽ.

Giữ im lặng ở nơi cần thiết: Ở những nơi cần yên tĩnh như thư viện, rạp chiếu phim hoặc bệnh viện, hay những nơi đông người như nhà hàng, siêu thị trẻ cần biết giữ im lặng hoặc nói chuyện nhỏ nhẹ để không làm phiền người khác.

Xếp hàng, không chen lấn, xô đẩy: Trẻ cần học cách xếp hàng và chờ đợi lượt của mình ở những nơi công cộng như siêu thị, bến xe, hoặc khi tham gia các hoạt động chung, không chen lấn hoặc xô đẩy người khác, thay vào đó nên kiên nhẫn và tôn trọng không gian cá nhân của mọi người.

Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi: Trẻ biết chào hỏi mọi người, cảm ơn khi được giúp hay xin lỗi khi làm sai để chú ý và cân nhắc hành động của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng người khác. 

Cậu bé lấy đồ của bạn, người mẹ có cách xử lý văn minh lại không khiến con xấu hổ - 4

Nếu trẻ không tuân theo quy tắc ứng xử (chạm vào thức ăn ở quán, lấy đồ ăn của người khác, la hét, ăn vạ...) bố mẹ nên phản ứng như thế nào để trẻ không cảm thấy xấu hổ, hay bị áp lực? 

Khi trẻ không tuân theo quy tắc ứng xử ở nơi công cộng, điều quan trọng là bố mẹ nên phản ứng một cách nhẹ nhàng và có định hướng rõ ràng cho hành vi phù hợp để trẻ không cảm thấy xấu hổ hay bị áp lực. Để giải quyết tình huống này hiệu quả có thể áp dụng cách sau.

Đầu tiên, bố mẹ cần giữ bình tĩnh và không la mắng con trước mặt người khác hoặc phạt ngay tại chỗ, mà bình tĩnh và nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ hoặc đưa trẻ ra chỗ khác riêng tư hơn để trao đổi riêng với con. Điều này giúp trẻ không bị tổn thương lòng tự trọng hay cảm thấy xấu hổ trước đám đông. 

Thứ hai, bố mẹ cần giải thích lý do vì sao hành vi đó không phù hợp. Thay vì chỉ nói “Con không được làm vậy”, hãy giải thích vì sao hành động đó không nên làm. Ví dụ, nếu trẻ chạm vào thức ăn ở quán, bố mẹ có thể nói: “Chúng ta không được chạm vào thức ăn người khác vì có thể làm bẩn đồ ăn, và điều đó không tốt cho sức khỏe của mọi người.” 

Thứ ba, bố mẹ hướng dẫn trẻ bằng cách đưa ra lựa chọn khác phù hợp hơn. Ví dụ, thay vì lấy đồ ăn của người khác, bố mẹ có thể nói: “Nếu con muốn ăn món gì, hãy hỏi mẹ để mẹ mua cho con nhé.”

Đồng thời, khi con làm đúng, cần khen ngợi con một cách cụ thể về hành động con đã làm. Sự công nhận từ đó sẽ giúp trẻ có động lực rất lớn để cải thiện hành vi của mình.

Sau khi sự việc kết thúc, hãy thảo luận với trẻ về những gì đã xảy ra, có thể hỏi trẻ cảm thấy như thế nào và hướng dẫn con cách xử lý tình huống một cách tốt hơn ở lần sau.

Đặc biệt lưu ý, bố mẹ không nên nhắc đến sự sự xấu hổ như lời trách phạt. Nếu bố mẹ nói “Con làm cha/ mẹ xấu hổ quá” thì có thể làm trẻ cảm thấy áp lực và không hiểu cách sửa chữa hành vi sai. Phản ứng của bố mẹ cần cân nhắc giữa việc giáo dục trẻ và bảo vệ lòng tự trọng của con. Việc giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng giải thích và định hướng hành vi đúng cách sẽ giúp trẻ học hỏi mà không cảm thấy áp lực hay bị xấu hổ.

Cậu bé lấy đồ của bạn, người mẹ có cách xử lý văn minh lại không khiến con xấu hổ - 5

Bố mẹ có nên sử dụng hình phạt hay phần thưởng để khuyến khích trẻ hành xử đúng, không nghịch ở nơi công cộng không? Nếu có, thì nên áp dụng như thế nào? 

Bố mẹ có thể sử dụng cả hình phạt và phần thưởng để khuyến khích trẻ hành xử đúng ở nơi công cộng, nhưng điều quan trọng là phải áp dụng chúng một cách cân bằng và hợp lý. Cả hình phạt và phần thưởng đều có thể giúp trẻ hiểu được sự khác biệt giữa hành vi tốt và hành vi không phù hợp, nhưng cách thực hiện cần phải hỗ trợ sự phát triển tích cực của trẻ thay vì gây ra áp lực hoặc phản ứng tiêu cực.

Đầu tiên, nói về cách sử dụng phần thưởng, đây là một công cụ hiệu quả để khuyến khích trẻ hành xử đúng. Tuy nhiên, phần thưởng nên được sử dụng một cách khéo léo, tập trung vào việc khuyến khích hành vi tích cực thay vì tạo ra sự phụ thuộc vào phần thưởng vật chất.

Để làm được như vậy, bố mẹ nên sử dụng một cách hiệu quả những hình thức thưởng như: Khen ngợi bằng lời, tặng một phần thưởng nhỏ hay thưởng trong dài hạn tuỳ theo từng trường hợp. Với việc sử dụng lời khen ngợi, đây là cách hiệu quả và đơn giản nhất, cần thực hiện ngay khi con có hành vi ứng xử tốt.

Những lời khen như “Con rất ngoan khi không la hét ở nhà hàng” giúp trẻ hiểu rằng hành vi của mình được bố mẹ đánh giá cao. Còn nếu trẻ tuân thủ các quy tắc đã đề ra, bố mẹ có thể thưởng cho con một điều gì đó nhỏ như được chọn một món đồ chơi hoặc thời gian chơi thêm.

Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng hệ thống điểm thưởng, khi trẻ tích lũy đủ điểm từ các hành vi tốt, trẻ có thể đổi lấy một phần thưởng lớn hơn (ví dụ: Một buổi đi chơi cùng gia đình).

Còn với việc Sử dụng hình phạt để điều chỉnh hành vi của trẻ thì cần áp dụng một cách đúng đắn để không làm tổn thương tâm lý trẻ. Mục tiêu của hình phạt là giúp trẻ nhận ra hành vi sai và học cách điều chỉnh nó, thay vì tạo ra cảm giác sợ hãi hoặc xấu hổ. Cách sử dụng hình phạt hợp lý là mức độ và hình thức của hình phạt nhẹ nhàng và liên quan đến hành vi sai.

Ví dụ, nếu trẻ nghịch ngợm và không nghe lời ở nhà hàng, có thể tạm thời cấm trẻ sử dụng đồ chơi yêu thích trong một khoảng thời gian ngắn. Một cách phạt khác được nhiều phụ huynh áp dụng là yêu cầu ngồi yên lặng một lúc để suy nghĩ, bố mẹ c có thể áo dụng khi trẻ cư xử không đúng.  

Đặc biệt, bố mẹ không sử dụng hình phạt trên thân thể con. Bởi vì, hình phạt về thể chất như đánh mắng không chỉ không giúp trẻ học hỏi mà còn có thể gây hại tâm lý và làm tăng sự hung hăng trong tâm lý trẻ, trẻ có thể bắt chước cách làm này mỗi khi có việc bất như ý.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là duy trì sự cân bằng giữa phần thưởng và hình phạt. Trẻ cần hiểu rằng hành vi tốt sẽ được công nhận và khuyến khích, trong khi hành vi không phù hợp sẽ phải chịu hậu quả. Tuy nhiên, cả phần thưởng và hình phạt đều nên dựa trên mục tiêu giáo dục và xây dựng nhân cách cho trẻ, không tạo ra áp lực quá mức hay làm trẻ cảm thấy bất an.

Cậu bé lấy đồ của bạn, người mẹ có cách xử lý văn minh lại không khiến con xấu hổ - 6

Có những hoạt động nào mà bố mẹ thực hiện cùng trẻ để phát triển sự hiểu biết về tôn trọng không gian và người khác trong môi trường công cộng?

Có nhiều hoạt động mà bố mẹ c có thể thực hiện cùng trẻ để giúp trẻ phát triển sự hiểu biết về việc tôn trọng không gian và người khác trong môi trường công cộng. Có thể kể ra một số hoạt động cụ thể để các bố mẹ c tham khảo, áp dụng với con của mình như: 

Mô phỏng tình huống nơi công cộng: Bố mẹ có thể tạo ra các tình huống giả định như đi nhà hàng, đi siêu thị hoặc công viên, và hướng dẫn trẻ cách cư xử lịch sự trong các hoàn cảnh này. Ví dụ, yêu cầu trẻ xếp hàng chờ đến lượt, không la hét, và nhường chỗ cho người khác.

Dạy con ngay trong bữa ăn cùng gia đình: Bố mẹ có thể dạy trẻ các nguyên tắc cơ bản trong khi ăn uống như: không làm ồn, không chạm vào thức ăn của người khác, và nói chuyện nhẹ nhàng. Những kỹ năng này sẽ được áp dụng dễ dàng khi trẻ ở nơi công cộng.

Đưa trẻ đến những môi trường công cộng có quy định rõ ràng như bảo tàng, thư viện hoặc nhà hát để trẻ luyện tập việc giữ trật tự và tôn trọng không gian của người khác. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách giữ im lặng, đi nhẹ nhàng, và không chạm vào các hiện vật trưng bày.

Những hoạt động này giúp trẻ học cách điều chỉnh hành vi phù hợp với môi trường công cộng. Hoặc đi công viên để dạy trẻ về việc chia sẻ không gian chơi với các bạn khác, xếp hàng chờ đến lượt khi chơi cầu trượt, và tôn trọng khoảng cách của những người xung quanh.

Bố mẹ cũng có thể cùng con đọc sách về các quy tắc cư xử đúng mực như: không chen lấn, không nói to ở nơi công cộng, và biết tôn trọng không gian cá nhân. Các câu chuyện minh họa giúp trẻ dễ dàng hình dung và ghi nhớ. Sau khi đọc xong, bố mẹ có thể cùng trẻ thảo luận về những hành vi đúng và sai trong các tình huống cụ thể, và trẻ sẽ hiểu rõ hơn về cách ứng xử phù hợp trong thực tế.

Bố mẹ có thể cùng con chơi trò chơi nhập vai vào các tình huống như đi mua sắm, đi ăn nhà hàng, hoặc lên xe buýt. Bố mẹ có thể đóng vai người phục vụ hoặc người bán hàng, trong khi trẻ sẽ đóng vai khách hàng. Trò chơi này giúp trẻ luyện tập cách xếp hàng, nói lời cảm ơn, và cư xử đúng mực với người khác.

Một hình thức khác nữa là cùng con tham gia hoạt động nhóm cộng đồng như hoạt động tình nguyện, các lớp hoc hay câu lạc bộ. Bố mẹ có thể cùng trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện như dọn dẹp công viên hoặc giúp đỡ những người già yếu. Những hoạt động này giúp trẻ phát triển tinh thần tôn trọng cộng đồng và học cách quan tâm đến không gian chung.

Khi trẻ tham gia các lớp học hoặc câu lạc bộ như học nhạc, thể thao, hoặc nghệ thuật, trẻ sẽ học cách tôn trọng không gian và quyền lợi của các bạn khác trong nhóm, cùng với việc tuân thủ các quy tắc chung.

Điều quan trọng không kém là bố mẹ c làm gương tốt cho con, vì trẻ em thường học theo hành vi của người lớn. Khi ở nơi công cộng, cha mẹ cần làm gương bằng cách thực hiện các hành động lịch sự như giữ cửa cho người khác, không nói lớn tiếng, và xếp hàng chờ đợi. Trẻ sẽ học được những hành vi này thông qua việc quan sát. 

Đồng thời, bố mẹ khuyến khích trẻ tự đánh giá hành vi của mình bằng cách hỏi trẻ về cảm nhận của trẻ sau khi tham gia một hoạt động công cộng, mà ở đó trẻ đã tuân thủ tốt các quy tắc, hoặc cảm giác ra sao khi mọi người cùng nhau giữ gìn trật tự.

Điều này giúp trẻ suy ngẫm về hành vi của mình và phát triển ý thức tự giác. Những hoạt động này giúp trẻ dần hiểu và thực hiện các nguyên tắc tôn trọng không gian và người khác, từ đó hình thành kỹ năng xã hội tốt trong môi trường công cộng.

Cậu bé lấy đồ của bạn, người mẹ có cách xử lý văn minh lại không khiến con xấu hổ - 7

Đánh chừa - Cách dạy khiến con hư, thiếu trách nghiệm, nhưng đến 99% bố mẹ Việt nghĩ làm đúng
Dạy trẻ "đánh chừa", câu nói quen thuộc khiến con học cách đổ lỗi cho hoàn cảnh, nhưng nhiều bố mẹ Việt vẫn đang áp dụng.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời