Định luật đuổi rắn: Trẻ lớn lên kém cỏi có liên quan đến 3 hành vi của bố mẹ

Thi Thi - Ngày 20/12/2024 15:00 PM (GMT+7)

Nếu bố mẹ thường xuyên trút giận, cáu kỉnh với trẻ thay vì tìm cách sửa chữa, sẽ khó nuôi dạy con thành tài.

Có một câu chuyện được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Một người đàn ông khi đang đi dạo trong vùng hoang dã đã bị một con rắn độc cắn.Việc đầu tiên anh làm không phải là chữa vết thương, ngăn nọc độc lan rộng mà để trút giận, anh nhặt một cành cây gần đó và đuổi theo con rắn. 

Sau một lúc, con rắn đã biến mất không dấu vết, nhưng người đàn ông ngã gục bên đường do bị trúng độc. Đây chính là “Luật đuổi rắn” nổi tiếng trong tâm lý học.

Theo các chuyên gia tâm lý, cách bố mẹ cư xử ở nhà sẽ là hình mẫu để con noi theo, trong khi đó thói quen hàng ngày là tài liệu giảng dạy hữu hiệu. Nếu gặp phải vấn đề trong quá trình nuôi dạy, bố mẹ chỉ bộc lộ cảm xúc tức giận, bỏ qua gốc rễ của vấn đề, sẽ bỏ lỡ thời điểm tốt để giúp trẻ điều chỉnh.

Sau khi đọc “Luật đuổi rắn”, nhiều người nhận ra rằng, những đứa trẻ lớn lên không thành đạt có liên quan đến một số hành vi của bố mẹ.

Định luật đuổi rắn: Trẻ lớn lên kém cỏi có liên quan đến 3 hành vi của bố mẹ - 1

Định luật đuổi rắn: Trẻ lớn lên kém cỏi có liên quan đến 3 hành vi của bố mẹ - 2

Bố mẹ mất kiểm soát về mặt cảm xúc khó dạy con có tính cách ổn định

Trong cuốn sách “Ngôn ngữ của bố mẹ” có đề cập đến một quan điểm rất sâu sắc "Môi trường ngôn ngữ căng thẳng về mặt cảm xúc và độc hại sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển vỏ não trước trán của trẻ, dẫn đến sự kém phát triển của chức năng tự điều chỉnh và điều hành, lâu dài làm suy giảm khả năng đối phó với căng thẳng trong cuộc sống khi trẻ lớn lên"

Khi bố mẹ dùng thái độ cáu kỉnh, nóng nảy để giao tiếp với con, trẻ sẽ vô tình học theo. Trên con đường giáo dục, những vấn đề trẻ gặp phải thường phản ánh vấn đề của chính bố mẹ. Đồng thời, tâm lý của bố mẹ đối với việc giáo dục sẽ quyết định tính cách sẽ trau dồi ở con trong tương lai.

Trong khi đó, năng lượng tích cực và cảm xúc ổn định là một phần không thể thiếu trong giáo dục gia đình.

Như nhà tâm lý học Wu Zhihong đã nói, “Bố mẹ dễ trút giận nhưng lại mong nhận được tình yêu thương từ con, điều này là không bao giờ có thể"

Một nền giáo dục tốt nên bắt đầu từ việc bố mẹ thay đổi cảm xúc chính mình, để trẻ từng bước nhận được sự ấm áp gia đình, trở thành một người hiền lành và vui vẻ.

Bố mẹ tích cực và lạc quan có thể nuôi dạy đứa trẻ biết yêu cuộc sống. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều như tờ giấy trắng, những gì chúng ta viết lên đó sẽ là điều mình nhận được.

Bố mẹ mất kiểm soát về mặt cảm xúc khó dạy con có tính cách ổn định.

Bố mẹ mất kiểm soát về mặt cảm xúc khó dạy con có tính cách ổn định.

Định luật đuổi rắn: Trẻ lớn lên kém cỏi có liên quan đến 3 hành vi của bố mẹ - 4

Bố mẹ phàn nàn đến từng chi tiết lỗi lầm của con 

Giáo sư Li Meijin từng nói về một lý thuyết, “Hành vi và tâm lý của một đứa trẻ đều phản ánh những trải nghiệm trong quá khứ, có liên quan mật thiết đến cách nuôi dạy trong gia đình thời thơ ấu”.

Thực tế, môi trường mà trẻ lớn lên sẽ quyết định phần lớn con đường đi trong tương lai. Vì vậy, cách hòa hợp và giải quyết vấn đề của gia đình thường ảnh hưởng đến nhận thức, cách nhìn nhận vấn đề của trẻ. 

Người xưa đã nói, nhà không phải là chiến trường, không cần vẫy cờ hò hét ai thắng ai thua, hay nhà không phải bàn cờ, không cần phải cẩn thận đề phòng mỗi lượt.

Nếu một gia đình lo lắng quá nhiều về những chuyện vụn vặt mà không coi trọng những vấn đề then chốt, sẽ dễ làm thay đổi quỹ đạo cuộc đời trẻ. Theo thời gian, khi trẻ gặp khó khăn, sẽ né tránh hoặc không dám tâm sự với bố mẹ vì sợ hãi. Cuối cùng, việc nhỏ lại biến thành chuyện lớn. 

Môi trường mà trẻ lớn lên sẽ quyết định phần lớn con đường đi trong tương lai.

Môi trường mà trẻ lớn lên sẽ quyết định phần lớn con đường đi trong tương lai.

Trong quá trình giáo dục trẻ, việc bố mẹ thường xuyên phàn nàn những lỗi lầm nhỏ, dần khiến trẻ tự tin, không tin bản thân có thể làm tốt điều gì. 

Một gia đình quan tâm đến từng chi tiết lỗi lầm của nhau, khó nuôi dạy đứa trẻ với tâm trí khỏe mạnh. Trong khi đó, gia đình có “cảm giác thư thái” sẽ nuôi dưỡng lên đứa trẻ với nội tâm dồi dào.

Khi trẻ nhận được đầy đủ năng lượng tích cực từ gia đình, có thể tự tin và dũng cảm tiến về tương lai, con đường ngày càng rộng mở hơn. Vì vậy, nhiều người đồng tình rằng, muốn nuôi dạy đứa trẻ "giàu có", thay vì trao nhiều tiền bạc, hãy nuôi dưỡng tâm trí tích cực.

Định luật đuổi rắn: Trẻ lớn lên kém cỏi có liên quan đến 3 hành vi của bố mẹ - 6

Bố mẹ không thể kiểm soát thói quen xấu của mình

Bố mẹ không biết sửa chữa bản thân, sẽ khó nuôi dưỡng trẻ có tính kỷ luật tự giác.

Trong “Luật đuổi rắn”, người đàn ông bị rắn cắn nhưng không mau chóng chữa trị vết thương, vì vậy anh ta phải gánh chịu hậu quả.

Trong giáo dục gia đình, nếu bản thân bố mẹ không hình thành thói quen tốt, sẽ khó làm gương cho con noi theo. Người ta thường nói, con cái học tốt hay không phụ thuộc 90% vào bố mẹ.

Nếu bố chỉ chơi điện thoại và xem TV khi rảnh rỗi, sẽ khó nhắc nhở khi con không thích đọc sách và lười biếng. Hay ngôi nhà luôn trong tình trạng bừa bộn, bố mẹ sẽ khó dạy trẻ sạch sẽ và làm việc nhà.

Trong khi đó, bố mẹ yêu thích đọc sách và biết hoàn thiện bản thân sẽ nuôi dạy đứa trẻ giàu kiến ​​thức và không ngừng vươn lên. Hay bố mẹ tập thể dục thường xuyên, sẽ là hình mẫu tốt để trẻ rèn luyện thể lực.

Bố mẹ không biết sửa chữa bản thân, sẽ khó nuôi dưỡng trẻ có tính kỷ luật tự giác.

Bố mẹ không biết sửa chữa bản thân, sẽ khó nuôi dưỡng trẻ có tính kỷ luật tự giác.

Bố mẹ siêng năng và nghiêm khắc với bản thân dễ dạy trẻ có tính tự giác trong học tập, quyết tâm trong mục tiêu cuộc sống. Bởi những thói quen tốt là yếu tố then chốt cho tương lai của trẻ.

Nền giáo dục tốt nhất là, dạy bằng lời nói và việc làm, dạy con cũng như chính mình.

Chuyên gia giáo dục Laura Markham cho biết, “Những quy tắc nuôi dạy quan trọng nhất là dành cho bố mẹ". Bố mẹ cần giải quyết vấn đề của chính mình trước khi thiết lập cách dạy con lý tưởng.

Trong một gia đình, nếu đặt ra những quy tắc, bố mẹ làm gương, nghiêm chỉnh lời nói và hành động, thì trẻ sẽ được nuôi dưỡng thành người có trách nhiệm, hiếu thuận từ nhỏ.

Định luật đuổi rắn: Trẻ lớn lên kém cỏi có liên quan đến 3 hành vi của bố mẹ - 8

Trẻ em ngày xưa hay bị ăn đòn nhưng không dễ nản lòng? 3 cách dạy con có sức mạnh tinh thần cực đỉnh học từ bố mẹ 8X, 9X
Môi trường sống giữa trẻ em thời 8X, 9X các biệt nhiều so với trẻ hiện đại, vì vậy việc phát triển tính cách, tâm lý cũng khác nhau.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]20/12/2024 13:52 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi