Một thí nghiệm đơn giản nhưng cho thấy hoàn cảnh sống khác nhau sẽ làm nên cuộc đời khác biệt ở trẻ.
Nhà khoa học người Mỹ McKay đã làm một thí nghiệm: Chia một chuột sơ sinh thành hai nhóm và đặt chúng ở những nơi khác nhau. Nhóm chuột đầu tiên được cho ăn đầy đủ đã sống sót trong khoảng 1000 ngày. Nhóm chuột thứ hai chỉ có 60% thức ăn, cảm thấy đói mỗi ngày và sống sót được khoảng 2000 ngày.
Người ta tưởng rằng những con chuột ở nhóm đầu tiên sẽ khỏe mạnh và sống lâu hơn nhưng kết quả lại ngược lại. Đây chính là “Hiệu ứng chuột đói” nổi tiếng. Từ đó các nhà khoa học rút ra kết luận, cuộc sống quá no đủ sẽ dẫn đến "cái chết" sớm, trong khi đó cuộc sống không thỏa mãn sẽ dẫn đến sự tích cực.
Điều này cũng phù hợp với câu nói: “Ăn no 70%, uống say 30% và đối xử tử tế với người khác 80%”.
Khi liên tưởng đến cách nuôi dạy con, chúng ta sẽ thấy rằng nhiều đứa trẻ sống trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó hoặc bố mẹ không trao cho con quá nhiều thứ,lại có động lực để phát triển bản thân. Triết lý này được thể hiện một cách sinh động nhất trong sự phát triển cuộc sống của trẻ.
Những đứa trẻ không có tiềm năng luôn rơi vào tình trạng “hiệu ứng toàn chuột”
Nếu nhìn lại, khi chúng ta chuyển từ việc sử dụng điện thoại thường sang điện thoại thông minh, sẽ thấy cuộc sống của mình viên mãn đến mức “khủng khiếp”.
Ví dụ: Khi đi vệ sinh phải xem vài đoạn video ngắn, hay lúc rửa mặt, đánh răng phải đặt điện thoại sang một bên và nghe người ta đọc sách, trước khi đi ngủ xem điện thoại 30 phút, tan làm về nhà phải xem vài đoạn video, vừa nấu ăn, điện thoại cũng đang phát nhạc...
Tất cả thời gian bị phân mảnh được lấp đầy bởi điện thoại di động. Nghĩ lại, khoảng thời gian không hề có khoảng trống đó, chúng ta đã học được điều gì?
Nếu bố mẹ luôn sắp xếp sẵn mọi thứ quá chu đáo, dễ khiến trẻ dần đánh mất khả năng làm chủ cuộc sống và tự lập.
Hầu hết mọi người trả lời rằng, họ thường nhớ những điều tiêu cực, phàn nàn về xã hội, nhưng đôi khi cũng không thể nhớ đang phàn nàn về điều gì. Tính cách dần trở nên cáu kỉnh và bồn chồn. Thực tế, một cuộc sống quá viên mãn vô tình hạn chế tiếp nhận kích thích mới từ môi trường bên ngoài đối với bộ não.
Trở lại với vấn đề nuôi dạy con, nếu bố mẹ luôn sắp xếp sẵn mọi thứ chu đáo cho con, từ việc học lúc nhỏ, đến giai đoạn tìm việc và thậm chí là vấn đề kết hôn... sẽ khiến trẻ dần đánh mất khả năng làm chủ cuộc sống và tự lập. Nhiều đứa trẻ cảm thấy chán ghét một cuộc sống đã được định sẵn từ trước nhưng bố mẹ lại cho rằng mọi hành động chỉ vì lợi ích của con.
Khi trẻ lớn lên và có nhận thức riêng, bắt đầu trở nên dễ xúc động và có xu hướng chống đối. Tự lập và tự quyết định là quá trình phát triển quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Để rèn luyện đứa trẻ tốt, đôi khi cần để con "khổ" một chút, điều này có thể giúp tạo động lực và khích lệ trẻ phát triển khả năng quyết định và xử lý vấn đề.
Để rèn luyện đứa trẻ tốt, đôi khi cần để con "khổ" một chút.
Bố mẹ có tầm nhìn xa là giữ con mình trong tình trạng “hơi đói”
Trong cuộc sống, đôi khi không phải yêu cầu hay mong muốn nào cũng được đáp ứng. Thực tế, đó cũng là một cơ hội để cải thiện và phát triển trong cuộc sống.
Trong trường hợp này, các chuyên gia cho rằng một cuộc sống khó khăn, không đáp ứng mọi yêu cầu sẽ là động lực tốt để trẻ biết cách tự kiếm tiền. Sự trải nghiệm về nghèo đói cũng có thể xem như một hình thức giáo dục.
Tiền bạc chỉ được trân trọng khi khó kiếm, và điều này áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Bố mẹ không nên cho con quá nhiều tiền để tránh tình trạng hoang phí và thiếu trách nhiệm.
Thay vì luôn kỷ luật và can thiệp vào mọi việc, hãy trở thành người bạn đồng hành của con. Hãy tạo ra một môi trường mở và tôn trọng quyền tự quyết của trẻ. Điều này giúp con tự tin và phát triển khả năng ra quyết định tốt hơn.
Thay vì đặt một áp lực quá lớn lên vai trẻ, hãy giảm bớt kỳ vọng và để cho con phát triển theo đúng tiềm năng của mình.
Khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên, bố mẹ cần học cách buông bỏ và cho con tự mình trải nghiệm cuộc sống. Dần dần, chúng ta sẽ nhận thấy rằng trẻ không còn rụt rè, hay phụ thuộc vào bố mẹ. Đây là một bước quan trọng để trẻ trưởng thành và độc lập.
Có câu nói rằng, "Rắc rối lớn nhất trong cuộc đời không phải là có quá ít mà là muốn có quá nhiều'". Chúng ta thường hy vọng con mình sẽ trở thành nhà khoa học, quan chức cấp cao, nhưng liệu điều đó có khả thi với năng lực của trẻ?
Thay vì đặt một áp lực quá lớn lên vai trẻ, hãy giảm bớt kỳ vọng và để cho con phát triển theo đúng tiềm năng của mình. Mỗi bước tiến của trẻ đều là một điều ngạc nhiên, càng khiến bố có lý do để khích lệ và ủng hộ con trong hành trình trưởng thành.