Chuyên gia nói có 3 cách trị đứa trẻ thích la hét và đánh người khác, nhưng bố mẹ thường phớt lờ

Thi Thi - Ngày 01/05/2024 19:00 PM (GMT+7)

Khi trẻ mất bình tĩnh, nhiều bậc bố mẹ yêu cầu trẻ quản lý cảm xúc của mình ngay lúc đó. Tuy nhiên, cách này được xem chưa phù hợp.

Con bạn có la hét, dễ mất bình tĩnh không? Nhà tâm lý học: Một cách nhanh chóng để giúp trẻ bình tĩnh lại là thừa nhận rằng trẻ đang cảm thấy rất buồn.

Nếu bố mẹ có con từ 2-6 tuổi, chắc hẳn đã quen với tính khí thất thường. Khi đối mặt với một đứa trẻ cáu kỉnh, một số phụ huynh trở nên tức giận và “nổ tung” ngay tại chỗ. 

Một số khác cố gắng bảo con ngừng khóc, nhưng cảm xúc của trẻ giống như một con ngựa hoang đang chạy trốn và chẳng có chút an ủi. Số khác nói thẳng với con rằng việc vô tình tức giận không phải là một đứa trẻ ngoan.

Nhưng bất kể theo cách nào, bố mẹ vẫn luôn truyền tải rằng việc mất bình tĩnh và có những cảm xúc tiêu cực là không thích hợp. Kết quả là tính khí của đứa trẻ ngày càng trở nên tệ hơn.

Bộ não của chúng ta được chia thành não lý trí và não cảm xúc, hoạt động độc lập. Khi trẻ mất bình tĩnh, não cảm xúc ở trạng thái hưng phấn quá mức, lúc này não lý trí khó có thể kiểm soát được não cảm xúc, cuối cùng dẫn đến hành vi thái quá và lời nói khó chịu của trẻ.

Nhà tâm lý học thần kinh người Tây Ban Nha, Tiến sĩ Alvaro Bilbao tin rằng để xoa dịu cảm xúc của trẻ, trước tiên bố mẹ nên giúp con hiểu được cảm xúc của chính mình, mở ra kênh giữa não lý trí và não cảm xúc, đồng thời kết nối cảm xúc và suy nghĩ. Bố mẹ có thể tham khảo 3 cách sau đây.

Chuyên gia nói có 3 cách trị đứa trẻ thích la hét và đánh người khác, nhưng bố mẹ thường phớt lờ - 1

Giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình

Khi trẻ mất bình tĩnh, nhiều bậc bố mẹ yêu cầu trẻ quản lý cảm xúc của mình ngay lúc đó. Thực tế, trẻ thậm chí còn không hiểu được cảm xúc của chính mình, vậy làm có thể bắt đầu nói về quản lý? Vì vậy, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là để con hiểu được cảm xúc, tâm tư và nhu cầu của mình.

Ví dụ, bố mẹ không đồng ý mua món đồ chơi mới, nên đứa trẻ vẫn luôn quấy khóc.  

Cách tiếp cận sai lầm là: Đừng khóc, ở nhà đã có rất nhiều đồ rồi, bố mẹ sẽ không mua cho con đâu. (Không phải sự kích thích này sẽ khiến mình càng khóc nhiều hơn?)

Khi trẻ mất bình tĩnh, nhiều bậc bố mẹ yêu cầu trẻ quản lý cảm xúc của mình ngay lúc đó.

Khi trẻ mất bình tĩnh, nhiều bậc bố mẹ yêu cầu trẻ quản lý cảm xúc của mình ngay lúc đó.

Thay vào đó, bố mẹ có thể trao cho con sự thấu hiểu và cố gắng theo cách này: Mẹ biết bây giờ con đang rất tức giận (nói rõ cảm xúc), và mẹ cũng rất thất vọng điều này (nói lên cảm xúc của bố mẹ).

Sử dụng những từ ngữ đồng cảm theo cách này sẽ không khiến trẻ giảm sự tức giận ngay lập tức, nhưng có thể thu hút sự chú ý và hiểu được cảm xúc hiện tại một cách thành công.

Khi bố mẹ thể hiện thường xuyên hơn, trẻ sẽ nhận biết và trải nghiệm nhiều cảm xúc, tình cảm hơn. Khi trẻ mất kiểm soát trở lại, trẻ sẽ tương đối dễ dàng xoa dịu những cảm xúc mạnh mẽ của mình bằng cách nói một lời đồng cảm, dành cho trẻ một cái nhìn thấu hiểu hoặc cái ôm, từ đó giúp trẻ dần phát triển khả năng hiểu được cảm xúc của người khác.

Chuyên gia nói có 3 cách trị đứa trẻ thích la hét và đánh người khác, nhưng bố mẹ thường phớt lờ - 3

Hãy để trẻ cảm thấy được thấu hiểu

Bố mẹ không nên chỉ chú ý đến con khi nổi cơn nóng giận. Dù đứa trẻ có đang vui hay không, bố mẹ vẫn luôn chú ý đến, lắng nghe tiếng nói, phát triển mối liên hệ yêu thương và ngăn chặn đứa trẻ mất bình tĩnh để thu hút sự chú ý từ phụ huynh.

Ví dụ, nếu trẻ nhìn thấy kiến ​​đang mang thức ăn,sẽ vui vẻ và mời mẹ cùng quan sát. Lúc này, bố mẹ nên thể hiện sự hào hứng "Con thấy việc nhìn kiến ​​di chuyển thật mới lạ và thú vị phải không?"

Nếu bố mẹ sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tần số cảm xúc của trẻ để bình luận về vấn đề này, trẻ có thể cảm thấy rằng mình được thấu hiểu. 

Hãy để trẻ cảm thấy được thấu hiểu.

Hãy để trẻ cảm thấy được thấu hiểu.

Chuyên gia nói có 3 cách trị đứa trẻ thích la hét và đánh người khác, nhưng bố mẹ thường phớt lờ - 5

Sử dụng những câu chuyện để hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc

Sự sợ hãi có thể giúp chúng ta tránh xa nguy hiểm khi đối mặt với những điều chưa biết, và sự thất vọng có thể thôi thúc chúng ta tìm ra những cách tốt hơn để giải quyết vấn đề. Vì vậy, điều quan trọng là cho phép trẻ chấp nhận những cảm xúc này và hướng dẫn trẻ thể hiện.

Sử dụng những câu chuyện để hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc.

Sử dụng những câu chuyện để hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc.

Trẻ từ 3-6 tuổi chưa thể hiểu được lẽ thật. Thay vì giảng không ngừng, tốt hơn nên dùng một số câu chuyện sinh động liên quan đến quản lý cảm xúc để hướng dẫn. Điều này giúp trẻ dễ dàng có được sự đồng cảm, hiểu và dễ chấp nhận hơn.

Nói chung, việc trẻ mất bình tĩnh, la hét, đánh người khác là những hành vì không phù hợp. Chỉ bằng cách dạy trẻ hiểu được cảm xúc, nhu cầu của bản thân, trẻ mới có thể trở thành một người phát triển cảm xúc và trí tuệ theo hướng lành mạnh.

Chuyên gia nói có 3 cách trị đứa trẻ thích la hét và đánh người khác, nhưng bố mẹ thường phớt lờ - 7

Chuyên gia nói có 3 cách trị đứa trẻ thích la hét và đánh người khác, nhưng bố mẹ thường phớt lờ - 8

Mẹ ơi, chúng ta phải đợi bao lâu? Câu trả lời của mẹ quyết định cả cuộc đời con
Nhà tâm lý học Đại học Stanford: Điều quyết định giới hạn trên của cuộc đời một đứa trẻ không phải là IQ hay EQ mà là khả năng này.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi