Trẻ cãi lại hay im lặng khi bị mắng? Mỗi lựa chọn sẽ quyết định tương lai khác nhau

Kiều Trang - Ngày 30/04/2024 09:54 AM (GMT+7)

Đứa trẻ im lặng và đứa trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng có sự phát triển khác nhau.

Trong mỗi gia đình, tình huống con trẻ làm sai hoặc gây rắc rối khiến bố mẹ bực bội, giận dữ dẫn đến việc la mắng, chỉ trích là không hiếm gặp, thậm chí còn xảy ra khá thường xuyên. Ở hoàn cảnh này, người lớn sẽ quan sát thấy có hai kiểu trẻ phổ biến sẽ thể hiện, phản ứng lại khi bị bố mẹ mắng.

Kiểu trẻ đầu tiên là kiểu trẻ sẽ cãi lại, bày tỏ thái độ với bố mẹ để bảo vệ quan điểm, quyền lợi của mình và ngược lại là kiểu trẻ chỉ im lặng lắng nghe chứ không phản hồi. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia về sự phát triển tâm lý tự nhiên của trẻ, khi bị bố mẹ mắng thì mỗi đứa trẻ sẽ có cách phản ứng khác nhau.

Đứa trẻ im lặng và đứa trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng có sự phát triển khác nhau (Ảnh minh hoạ).

Đứa trẻ im lặng và đứa trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng có sự phát triển khác nhau (Ảnh minh hoạ).

Vậy giữa đứa trẻ chọn im lặng lắng nghe và đứa trẻ cãi lại bố mẹ sẽ có sự khác nhau ra sao trong quá trình hình thành tâm lý, tính cách và tăng trưởng lành mạnh khi lớn? Đứa trẻ nào có khả năng phát triển tích cực hơn?

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi có câu trả lời thú vị dưới đây.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Trẻ cãi lại hay im lặng khi bị mắng? Mỗi lựa chọn sẽ quyết định tương lai khác nhau - 3

Thưa chuyên gia, trẻ im lặng và trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng có sự phát triển EQ khác nhau ra sao?

Đứa trẻ cãi lại bố mẹ hay im lặng khi bị mắng chưa nói lên được sự khác biệt về sự phát triển EQ. Theo truyền thống, bố mẹ Việt thường dạy con biết vâng lời và ngoan ngoãn cả khi bị mắng, bởi lẽ mắng là dạy bảo con nên người và “con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.

Ngày nay, nhiều bố mẹ làm ngược lại, họ nghĩ rằng con mình dám cãi bố cãi mẹ là có cá tính và độc lập, và mừng vì điều đó. Tuy nhiên, đứa trẻ không cãi lời bố mẹ khi bị mắng không phải là không có suy nghĩ riêng và ngược lại, đứa trẻ cãi lời bố mẹ cũng không hẳn là có suy nghĩ tích cực.

Do đó, cả hai thái cực trong quan điểm giáo dục con ở trên đều có những bất cập và vì vậy các bố mẹ không nên chọn theo thái cực nào cả.

Trẻ cãi lại hay im lặng khi bị mắng? Mỗi lựa chọn sẽ quyết định tương lai khác nhau - 4

Khi bị bố mẹ mắng, im lặng hay cãi lại mới là tốt cho trẻ, vì sao?

Như vậy, khi bị mắng trẻ không nên im lặng, lại càng không nên cãi lại. Bởi vì im lặng thì thừa nhận mình sai và không thể hiện được ý kiến cá nhân để bố mẹ hiểu mình hơn, về lâu về dài có thể khiến trẻ trở nên ít giao tiếp hơn với bố mẹ. Một số trẻ thì ít tự tin hơn khi giao tiếp với người lớn khác ngoài bố mẹ, một số trẻ thì phản ứng ngầm, nghĩa là ngoài mặt thì không ý kiến nhưng bên trong nội tâm thì không phục, thậm chí tức trong lòng. Điều này là có hại cho sự phát triển của trẻ.

Ở thái cực còn lại, trẻ cãi lại bố mẹ khi bị mắng cho thấy trẻ chưa có sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến từ bố mẹ, có thể khiến bố mẹ tức giận và có những lời nói hay hành xử chưa phù hợp. Và vì vậy dẫn đến bất hòa trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Một số bố mẹ nóng tính có thể đánh trẻ, khiến cả hai bên có thể leo thang cảm xúc và không điều chỉnh được hành vi cho phù hợp.

Khi trẻ bị la mắng mà có thể quản lý cảm xúc của mình tốt, bình tĩnh suy nghĩ và cân nhắc xem bố mẹ nói đúng chỗ nào, chỗ nào chưa hợp lý để giải thích, phân tích và đối thoại để bố mẹ hiểu rõ mình và quyết định hay hành vi của mình để bảo vệ quan điểm mới là tốt. Hai bên không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực với tần suất mạnh thì sẽ suy nghĩ và quyết định hợp tình hợp lý hơn, hiểu nhau hơn và trẻ học được nhiều hơn.

Trẻ cãi lại hay im lặng khi bị mắng? Mỗi lựa chọn sẽ quyết định tương lai khác nhau - 5

Chuyên gia hãy gợi ý những kiểu phản ứng bố mẹ nên có và không nên trong trường hợp con im lặng hoặc cãi lại khi bị mắng?

Chúng ta là bố mẹ, là người trưởng thành, có khả năng suy nghĩ và hành xử có kiểm soát tốt hơn con trẻ. Do đó, trong mọi tình huống thì bố mẹ vẫn là người làm gương cho con trong việc truyền đạt thông điệp, quan điểm cũng như thực hiện hành động hợp lý.

Con cãi lại bố mẹ cho thấy con đang không cùng quan điểm với bố mẹ, do đó, bố mẹ cần dành thời gian lắng nghe ý kiến của con, hiểu được những suy nghĩ của con để từ đó có những phân tích và điều chỉnh nếu cần. Tránh việc áp đặt suy nghĩ của bố mẹ làm con cảm thấy không thoải mái và muốn phản ứng lại.

Trường hợp con im lặng cũng càng không thể biết con có cùng quan điểm hay không với bố mẹ, thậm chí còn khó hơn để hiểu con đang nghĩ gì để mà điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, bố mẹ cũng cần dành thời gian khơi gợi để con dám bày tỏ suy nghĩ của mình.

Con càng im lặng, ít phản hồi thì càng cần sự nhẫn nại và khuyến khích từ bố mẹ nhiều hơn, chấp nhận con và những suy nghĩ của con dù đúng hay sai. Điều này giúp con tự tin thể hiện bản thân hơn. Sau đó, bố mẹ đưa ra thêm các góc nhìn khác để con suy nghĩ và tự chọn cho mình. Con cũng cần có không gian để tập ra quyết định, và chịu trách nhiệm cho những điều tự quyết ấy của mình.

Trẻ cãi lại hay im lặng khi bị mắng? Mỗi lựa chọn sẽ quyết định tương lai khác nhau - 6

Có những biện pháp hỗ trợ nào có thể được thực hiện để giúp đứa trẻ xử lý tình huống tốt hơn khi bị bố mẹ mắng và phát triển một cách tích cực trong tương lai?

Cách tốt nhất là bố mẹ trò chuyện với con và góp ý những điều chưa phù hợp, hay gợi ý thêm cho con những điều con chưa nhìn ra rõ để thay đổi bản thân, không nên đưa con vào tình thế bị mắng để không có những phản ứng chưa phù hợp.

Bởi lẽ, không ai thích bị mắng và con cái chúng ta cũng vậy. Khi bị mắng, não bộ thường liên kết việc này với ý nghĩa tiêu cực và có sự phòng vệ, chống trả với 2 cơ chế là chiến đấu hay bỏ chạy, tương ứng với sự thể hiện im lặng hay cãi lại.

Điều này đồng nghĩa với việc con sẽ nhận diện việc bị bố mẹ mắng là xấu và khi đó, bố mẹ là người bên kia chiến tuyến, không còn là đồng minh nữa. Khi bố mẹ và con cái coi nhau là "đối thủ" thì sẽ khó lòng bình tĩnh để suy nghĩ hợp lý, và hành xử cho đúng mực được.

Hơn thế nữa, tôi luôn tâm niệm con cái sẽ học những mẫu hành vi ứng xử từ bố mẹ, nếu bố mẹ bình tĩnh và chọn được cách giải quyết những vấn đề ở con hiệu quả thì con mình cũng sẽ có thể học được cách tương tự, và phát triển hiệu quả hơn trong các giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.

Trẻ cãi lại hay im lặng khi bị mắng? Mỗi lựa chọn sẽ quyết định tương lai khác nhau - 7

Trẻ cãi lại hay im lặng khi bị mắng? Mỗi lựa chọn sẽ quyết định tương lai khác nhau - 8

Cậu bé tiểu học bị trêu chọc ngoại hình, nghĩ là vui nhưng chuyên gia tâm lý cảnh báo tác hại không tưởng
Những lời chê bai, trêu chọc về ngoại hình có thể tác động đáng kể đến tâm lý của trẻ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học