Nhiều nghiên cứu chứng minh, trí nhớ và tốc độ phản ứng của trẻ sẽ giảm sút nếu thường xuyên nghe lời phê bình, quát mắng.
Tiến sĩ Marshall Humori nói, lời nói của chúng ta thường gây ra nỗi đau cho bản thân và người khác.
Đối với bố mẹ, việc la mắng có thể chỉ diễn ra trong 1 phút. Nhưng đối với trẻ em, tổn thương có thể kéo dài suốt đời.
Điều gì xảy ra với những đứa trẻ thường xuyên bị mắng khi lớn lên?
Một số cư dân mạng từng mô tả cảm giác lo lắng khi bị mắng ngày bé, rồi vô thức véo vào tay mình khiến da bị rách hoặc chảy máu. Phản ứng vật lý tức thời này chỉ là phần nổi của tảng băng nổi, còn tổn thương sâu hơn sẽ in sâu vào tâm lý trẻ.
Giáo sư Li Meijin từng thực hiện một cuộc khảo sát chuyên sâu với 1.000 trẻ vị thành niên và kết quả thật đáng kinh ngạc. Bà phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ la mắng có nhiều yếu điểm về tính cách khi trưởng thành.
Trong đó, lòng tự trọng thấp và trầm cảm chiếm 25,7%, nhẫn tâm và cáu kỉnh chiếm 56,5%.
Trí nhớ và tốc độ phản ứng của trẻ sẽ giảm sút nếu thường xuyên nghe lời phê bình.
Đằng sau những con số này là sự suy nghĩ lệch lạc của trẻ do nghe những lời quát mắng thường xuyên.
Không những vậy, trẻ sống trong năng lượng tiêu cực lâu ngày sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, đặc biệt là sự phát triển trí não và trí thông minh.
Nghiên cứu của Martin A. Teicher, phó giáo sư tại Trường Y Harvard, cho thấy, những đứa trẻ bị quát mắng trong thời gian dài sẽ có vùng hồi hải mã (vùng não quan trọng hình thành trí nhớ) và thể chai (bó sợi thần kinh nối não trái và não phải) bị thu nhỏ về kích thước.
Nói cách khác, trí nhớ và tốc độ phản ứng của trẻ sẽ giảm sút, chỉ số IQ cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Như Todd, một chuyên gia về tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên, đã nói, khi bố mẹ mất bình tĩnh, trẻ sẽ mất phương hướng và không thể tập trung.
Dù giận dữ đến đâu cũng đừng nói với con 5 lời tổn thương này
"Nếu con làm thế này, mẹ sẽ không cần con nữa!" - Dùng lời đe dọa
Nhiều phụ huynh vô thức nói "Bố mẹ không thương con nữa"...
Nhưng đối với trẻ em, nỗi sợ bị bỏ rơi có thể thực sự phá hủy cảm giác an toàn bên trong.
“Hãy nhìn con nhà người khác xem” - Luôn so sánh
Có một cuộc khảo sát về "Những lời của bố mẹ mà bạn không thích nhất"
Trong số 275.000 người tham gia khảo sát, hơn một nửa số trẻ em nhất trí chọn “Hãy nhìn con người khác”.
"Con nhà người ta" là niềm mong đợi của bố mẹ, nhưng cũng là cơn ác mộng của hầu hết trẻ.
Thực tế, không có đứa trẻ nào sẵn sàng thừa nhận mình kém cỏi hơn trẻ khác. Trẻ muốn được người lớn khẳng định từ sự thấu hiểu.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại thích so sánh khuyết điểm của con với ưu điểm của người khác. Việc bố mẹ thường xuyên so sánh, dễ sanh ra đố kỵ bên trong trẻ.
Hạn chế chỉ trích trẻ.
"Sao con ngốc thế?" - Tấn công tinh thần
Zheng Yuanjie đã nói, “Bản chất của con người là mong muốn được đánh giá cao, và trẻ em đặc biệt mong muốn được đánh giá cao hơn. Điều này như dòng nước tưới giúp cây cao chót vót, trong khi việc xem thường khiến cây trở nên khô héo".
Khuyến khích, khen ngợi những điểm mạnh, sự tiến bộ giúp trẻ xây dựng sự tự tin và thái độ tích cực với cuộc sống.
“Sao lúc nào con cũng tệ thế này?” - Nhắc lại lỗi lầm cũ
Như nhà văn Lưu Chấn Vân viết, lời trách móc lặp đi lặp lại vô tình thúc đẩy sự tiến bộ và tính độc lập, kèm theo đó cũng làm hao mòn sinh lực.
Lặp lại sai lầm cũ sẽ làm tổn hại đến tham vọng phát triển, phấn đấu tốt hơn của trẻ.
"Bố mẹ làm tất cả là vì con?" - Đặt áp lực lên tình yêu thương
Câu nói tưởng chừng tràn đầy yêu thương nhưng vô tình đặt áp lực lên trẻ.
Khi bố mẹ thường xuyên nhắc nhở rằng mọi hy sinh, nỗ lực và công sức đều hướng về con, điều này có thể tạo ra một gánh nặng vô hình cho trẻ. Thay vì cảm nhận được tình yêu, trẻ cho rằng mình là nguyên nhân của những áp lực và kỳ vọng.
Cách thể hiện tình yêu thương không phù hợp vô tình tạo ra áp lực.
Vậy có bí quyết nào giúp phụ huynh hạn chế dùng bạo lực lời nói?
Thay đổi giọng điệu trò chuyện nhẹ nhàng hơn
Khi cha mẹ sử dụng một giọng điệu êm ái, dịu dàng, trẻ sẽ cảm nhận được sự yêu thương và tôn trọng. Điều này giúp trẻ dễ dàng tiếp thu thông điệp và phản hồi tích cực hơn.
Thay vì cảm thấy bị áp lực hay chỉ trích, trẻ sẽ có cảm giác được lắng nghe và hiểu biết, rất quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý và cảm xúc.
Đặt tâm trạng “tạm dừng quá trình”
Tâm lý học cung cấp công nghệ dừng kiểm soát cảm xúc.
Pause (Tạm dừng): Khi cảm xúc lên cao, trước tiên hãy rút lui và tìm một nơi yên tĩnh để tránh những kích thích bên ngoài khiến cảm xúc trở nên trầm trọng hơn.
Take a Breath (Hít một hơi thật sâu): Hít thở sâu ba hơi liên tiếp để làm dịu đi sự căng thẳng và tức giận trong cơ thể.
Observe (Quan sát): Sau khi bình tĩnh lại, hãy suy nghĩ về lý do khiến bố mẹ tức giận, xem xét liệu hành vi của trẻ có thực sự đáng bị phản ứng như vậy hay không.
Procedure (Phương pháo): Sau khi bình tĩnh suy nghĩ, hãy xây dựng chiến lược tinh tế và có những hành động tích cực, đúng đắn để giải quyết vấn đề.
Thay đổi giọng điệu trò chuyện nhẹ nhàng hơn.
Quản lý kỳ vọng
Shakespeare đã nói: Kỳ vọng là gốc rễ của mọi nỗi đau.
Tại sao bố mẹ dễ tức giận với con? Đôi khi không phải trẻ học không tốt, mà là do bố mẹ chưa quản lý tốt kỳ vọng.
Khi kỳ vọng không được đáp ứng, sẽ trở nên lo lắng, tức giận và đổ hết trách nhiệm lên trẻ.
Kỳ vọng đúng đắn là đối mặt với điểm mạnh và điểm yếu của trẻ, đồng thời đặt ra các mục tiêu có thể đạt được.
Những mong đợi tốt đẹp sẽ nuôi dưỡng sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Thiết lập phương pháp giao tiếp hiệu quả
Trong giao tiếp với trẻ, nắm vững một số kỹ năng có thể tránh được xung đột và đạt được kết quả giáo dục tốt.
Ví dụ:
- Sử dụng chữ "bố" "mẹ" ngay từ đầu để nâng cao tác dụng và đưa đến gần con hơn.
"Mẹ đã từng như vậy trước đây" "Mẹ đã từng mắc phải những sai lầm như vậy."
- Sử dụng hiệu ứng ngôi thứ ba để thuyết phục trẻ và làm cho những lời nói mang tính giáo dục trở nên dễ nghe hơn.
"Mẹ nghe giáo viên nói rằng bạn đã tiến bộ rất nhiều." "Các bạn cùng lớp khen ngợi con là người tốt bụng."
- Sử dụng hiệu ứng "bánh sandwich" một cách khéo léo để làm cho lời phê bình trở nên dễ chấp nhận hơn.
Thiết lập phương pháp giao tiếp hiệu quả.
Hiệu ứng bánh sandwich dùng để chỉ việc kẹp nội dung phê bình vào giữa hai lời khen, để bên kia vui vẻ chấp nhận lời phê bình.
Ứng dụng cụ thể là khen - phê bình - kỳ vọng.
"Con luôn học giỏi môn toán, mẹ chưa bao giờ phải lo lắng về điều đó. (Khen)
Nhưng gần đây mẹ phát hiện ra rằng con hơi bất cẩn khi viết tiếng Việt và thường xuyên viết sai chính tả. (Phê bình)
Nhưng không sao cả, mẹ tin con có thể từ từ khắc phục vấn đề này. (Mong chờ)"
Theo nhà văn Shen Yeyan, mọi ảnh hưởng đều rất tinh vi. Khi trẻ lớn lên và nhìn lại, sẽ thấy rằng quỹ đạo phát triển vẫn ở đó và vạch ra cuộc đời.
Mỗi lời nói của bố mẹ có thể trở thành sự thúc đẩy hoặc xiềng xích trên con đường trưởng thành của trẻ.
Quát mắng có thể khiến trẻ sợ hãi tạm thời, nhưng giống như cơn gió lạnh buốt giá, để lại nỗi buồn trong tâm hồn.