3 câu "cửa miệng" của mẹ tưởng là yêu thương, nhưng vô tình đẩy con ra xa

Thi Thi - Ngày 02/11/2024 19:00 PM (GMT+7)

Khi bố mẹ lặp đi lặp lại những lời phàn nàn, tâm lý thông thường đứa trẻ cảm thấy khó chịu, cáu kỉnh...

Lời nói, việc làm của bố mẹ luôn ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách, phát triển tâm lý của trẻ. Sự nổi loạn, buồn chán thường bắt nguồn từ những lời nói, biểu cảm hay thậm chí là ánh mắt vô tình của bố mẹ.

Như chuyên gia giáo dục Li Zhenxi nói “Những vấn đề của trẻ em thực ra phản ánh vấn đề của người lớn”.

Và bố mẹ thường xuyên dùng 3 câu sau đây, vô tình làm tăng khoảng cách với con.

3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; của mẹ tưởng là yêu thương, nhưng vô tình đẩy con ra xa - 1

3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; của mẹ tưởng là yêu thương, nhưng vô tình đẩy con ra xa - 2

"Con ngốc quá, bài tập dễ như vậy cũng không làm được"

“Ngốc”... từ này dường như đã trở thành "câu cửa miệng" đối với nhiều phụ huynh. Mục đích ban đầu là hy vọng trẻ tiến bộ, nhưng thực chất lại phớt lờ sự tổn hại ẩn chứa trong lời nói của mình. 

“Hiệu ứng thùng” cho chúng ta biết rằng, một thùng có thể chứa được bao nhiêu nước tùy thuộc vào miếng gỗ ngắn nhất.

Tương tự, khi bố mẹ chỉ tập trung vào những khuyết điểm, củng cố bằng những lời lẽ không hay, đồng nghĩa đang làm giảm giá trị bản thân của con từng chút.

Cho rằng trẻ "ngốc", khiến trẻ cảm thấy mình không đủ tốt, không xứng đáng và không thể đạt được điều gì trong cuộc sống.

3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; của mẹ tưởng là yêu thương, nhưng vô tình đẩy con ra xa - 3

Nhà giáo dục người Nga Suhomlinsky từng nói, “Mỗi đứa trẻ là một hạt giống hy vọng cần được chăm sóc, tưới nước cẩn thận”. Điều này nhấn mạnh rằng mọi đứa trẻ đều mang trong mình tiềm năng và giá trị riêng.

Trách nhiệm của bố mẹ là phát hiện và nuôi dưỡng những tiềm năng đó thay vì chỉ tập trung vào những khuyết điểm.

Trước những khuyết điểm của trẻ, hãy học cách nhìn với sự cảm kích và động viên, thay vì chỉ tìm kiếm những điều sai sót. Hãy khám phá những tiến bộ nhỏ của trẻ, khen ngợi và khẳng định một cách chân thành.

Khi trẻ cảm nhận được sự công nhận và hỗ trợ, mới có động lực hơn để vượt qua khó khăn, gặp thử thách.

3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; của mẹ tưởng là yêu thương, nhưng vô tình đẩy con ra xa - 4

"Nhìn bạn A giỏi như thế sao không bắt chước?"

"Hãy nhìn Tiểu Minh, mỗi lần thi đều đứng nhất lớp. Tại sao con không bắt chước bạn?"

"Tiểu Hồng nhà bên cạnh thật hiểu chuyện, còn con thì không biết quan tâm đến bố mẹ?"

Hầu hết bố mẹ đều mong con ngoan ngoãn, hiểu chuyện như những đứa trẻ khác.

Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ là một cá thể với những đặc điểm và nhịp độ phát triển riêng.

Khi liên tục dùng điểm mạnh của người khác để đòi hỏi con, bố đang gửi đến con mình một thông điệp “Trong mắt bố mẹ, mình sẽ không bao giờ giỏi bằng người khác. Mình có làm gì cũng không đủ tốt”.

3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; của mẹ tưởng là yêu thương, nhưng vô tình đẩy con ra xa - 5

Về lâu dài, trẻ không nảy sinh cảm giác tự ti, thất vọng mà còn hình thành tính ghen tị.

Brandt, chuyên gia giáo dục gia đình nổi tiếng người Mỹ, từng chỉ ra “Điều trẻ cần không bao giờ là sự hoàn hảo theo khuôn mẫu, mà là một bản thân độc đáo được thấu hiểu và chấp nhận”.

Vì vậy, bố mẹ được khuyên nên học cách trân trọng sự khác biệt, con người thật của trẻ.

Khám phá những điểm sáng, khuyến khích trẻ phát triển sở thích, tìm ra con đường phát triển phù hợp với bản thân.

Khi trẻ cảm thấy bản thân là duy nhất trong mắt bố mẹ, sẽ có thêm động lực, sự tự tin để tỏa sáng.

3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; của mẹ tưởng là yêu thương, nhưng vô tình đẩy con ra xa - 6

"Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi, sao con không nghe?!"

“Hãy cất đồ chơi trước khi ra ngoài” “Đừng về quá muộn!” “Hãy hoàn thành bài tập đúng giờ, đừng trì hoãn!”

Mỗi ngày, bố mẹ đều trao cho con vô vàn lời nhắc. Tuy nhiên, khi những lời này được lặp đi lặp lại nhiều lần mà đứa trẻ vẫn đi theo con đường riêng, bố không khỏi bùng nổ

"Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi, sao con không nghe?!"

Trước sự tức giận đó, trẻ dần sinh tâm lý nổi loạn “Ngày nào mẹ cũng cằn nhằn, phiền chết đi được!”

Tạp chí “Tâm lý và Cuộc sống” từng đăng một bài viết cho rằng, khi một hành vi được củng cố quá mức, sự phản kháng của con người sẽ tự phát sinh.

3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; của mẹ tưởng là yêu thương, nhưng vô tình đẩy con ra xa - 7

Khi bố mẹ lặp đi lặp lại những lời phàn nàn, tâm lý thông thường đứa trẻ cảm thấy khó chịu, cáu kỉnh và sau đó nảy sinh phản kháng.

Nhà tâm lý học nổi tiếng Rogers từng nói, “Thay vì chỉ thuyết giảng, tốt hơn hết hãy lắng nghe tiếng nói của trẻ”. Hãy học cách suy nghĩ về vấn đề từ góc nhìn và cảm nhận được tâm trạng của trẻ.

Bằng cách lắng nghe nhiều hơn và giảng dạy ít hơn, bố mẹ có thể đi vào trái tim, xây dựng cầu nối tinh thần với con dễ dàng hơn.

Theo nhà giáo dục Suhomlinsky, “Tâm trí của đứa trẻ giống như một tấm gương, phản chiếu cái bóng của bố mẹ”. Nhiều khi, sự nổi loạn, buồn chán của trẻ đang phản ánh những sai lệch trong quá trình nuôi dạy.

Vì vậy, thay vì phàn nàn về sự không vâng lời của con, tốt hơn hết bố mẹ cũng nên suy ngẫm về lời nói và hành động của chính mình.

Hãy tin tưởng vào con, quý trọng và kiên nhẫn lắng nghe con cái. Bằng cách này, trái tim của đứa trẻ sẽ rộng mở, theo đói mối quan hệ trong gia đình cũng dần hòa hợp hơn.

Mỗi đứa trẻ được sống trong môi trường an lành, nhận đủ tình yêu thương, đa phần đều lớn lên khỏe mạnh, biết cách xây dựng cuộc sống tương lai lành mạnh và hạnh phúc. Lúc này, khi nhìn lại, bố mẹ cũng sẽ cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, phụng dưỡng, yêu thương từ các con. 

3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; của mẹ tưởng là yêu thương, nhưng vô tình đẩy con ra xa - 8

Trong 9 năm vàng quyết định cuộc đời con, bố mẹ cần làm điều này để không hối tiếc về sau
Trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển, bố mẹ cần tìm ra phương pháp nuôi dưỡng phù hợp với độ tuổi.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi