Đứa trẻ dễ gặp khó khăn, bị thiệt thòi trong cuộc sống khi trưởng thành thường mắc phải 5 vấn đề này về tính cách

Thi Thi - Ngày 24/03/2024 12:00 PM (GMT+7)

Những đứa trẻ dễ gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày thường mắc phải 5 vấn đề sau đây.

Hầu hết phụ huynh đều hy vọng rằng con mình sẽ học cách trưởng thành từ những thất bại, nhưng một số trẻ có thể hoàn thành quá trình chuyển đổi của mình bằng cách tích lũy đủ kinh nghiệm, trong khi một số trẻ lại đổ lỗi cho người khác và không bao giờ nhìn ra điểm sáng trong suốt cuộc đời.

Cô bé A Hiên năm nay lên 7 tuổi, đang sinh sống cùng bố mẹ tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ở nhà nếu A Hiên không hài lòng sẽ vứt đồ đạc, mất bình tĩnh, thậm chí còn cào cấu, đánh bố mẹ. 

Khi vừa vào lớp một, A Hiên nhiều lần bị cô giáo phản ánh vì tính cách khó hòa đồng, thường xuyên lấy vật dụng học tập của các bạn, sau đó vứt lung tung trong lớp học. Với tính cách này, cô bé không thể hòa hợp với bạn bè ở trường.

Thực tế, đây chính là bất lợi của việc bị loại trừ, đứa trẻ cô đơn từ nhỏ sẽ khó có được hạnh phúc thực sự khi lớn lên. Vì vậy, nếu không muốn con mình lớn lên trong hoàn cảnh thiệt thòi thì có một số điều bố mẹ phải lưu ý từ sớm.

Đặc biệt, 5 điều sau đây là những vấn đề thường gặp ở trẻ, bố mẹ nên nhận biết sớm và khắc phục kịp thời.

Đứa trẻ dễ gặp khó khăn, bị thiệt thòi trong cuộc sống khi trưởng thành thường mắc phải 5 vấn đề này về tính cách - 1

Bất lịch sự

Lịch sự là chiếc chìa khóa vàng giúp trẻ giao tiếp và tạo mối quan hệ lành mạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ không được dạy về điều này, sẽ dễ gặp một số vấn đề trong giao tiếp giữa các cá nhân.

Đồng thời, trẻ thường xuyên có hành vi không lịch sự như xúc phạm, xô đẩy, nói bậy... từ đó gây ra sự mất cân bằng trong quan hệ và làm mất lòng tin của những người xung quanh.

Vì vậy, bố mẹ nên trau dồi lễ nghi cho con ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt trước khi trẻ 6 tuổi là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ, dù trẻ đang ở trong môi trường nào, đang nói chuyện với ai thì hãy nhớ dạy trẻ lời nói lịch sự hơn.

Ví dụ: "Xin chào", "Cảm ơn", "Dạ, không có gì ạ!", 

"Mình có thể thử miếng bánh này được không?"

"Cậu có thể chơi với tôi không?"

Nơi mọi người tụ tập là một xã hội nhỏ rèn luyện lễ nghi cho trẻ, dạy trẻ nên nói gì trong những trường hợp cụ thể, khi lớn lên trẻ sẽ tự nhiên phát triển thói quen tốt.

Trẻ bất lịch sự thường xuyên có hành vi không như nới lời xúc phạm người khác, xô đẩy, nói bậy..

Trẻ bất lịch sự thường xuyên có hành vi không như nới lời xúc phạm người khác, xô đẩy, nói bậy..

Đứa trẻ dễ gặp khó khăn, bị thiệt thòi trong cuộc sống khi trưởng thành thường mắc phải 5 vấn đề này về tính cách - 3

Không tuân theo các quy tắc

Sự hấp dẫn của các quy tắc nằm ở việc tạo ra một môi trường công bằng, bất kể ai ở trong đó, đều có thể cảm nhận được giá trị của bản thân, nếu tùy tiện vi phạm các quy tắc cũng sẽ gây ra sự tức giận và bất mãn đối với người khác.

Đồng thời, nếu để trẻ sống trong môi trường thiếu quy tắc và không có sự hỗ trợ từ người lớn. Trẻ có thể trở nên thiếu kỷ luật, không biết giữ gìn trật tự, và mất đi sự tự điều chỉnh. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và tương tác xã hội.

Nếu để trẻ sống trong môi trường thiếu quy tắc, trẻ có thể trở nên thiếu kỷ luật.

Nếu để trẻ sống trong môi trường thiếu quy tắc, trẻ có thể trở nên thiếu kỷ luật.

Vì vậy, hãy dạy trẻ hiểu rằng việc tuân thủ quy tắc là duy trì sự cân bằng, đó cũng là niềm tin cơ bản nhất giữa con người với nhau.

Nếu trẻ không tuân theo nội quy thì phải sửa chữa kịp thời. Ví dụ, nếu trẻ không tuân thủ quy tắc về thời gian, giờ đi ngủ hoặc giờ học, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất học tập. Ngủ không đủ và không có thời gian học tập có kế hoạch có thể làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. 

Cuộc sống có rất nhiều quy tắc, khi trẻ coi quy tắc như một thói quen thì mọi điều tự nhiên sẽ trôi chảy và suôn sẻ hơn.

Đứa trẻ dễ gặp khó khăn, bị thiệt thòi trong cuộc sống khi trưởng thành thường mắc phải 5 vấn đề này về tính cách - 5

Dễ xúc động

Cô bé Huyền Xuân 8 tuổi dễ mất bình tĩnh.

Khi mẹ gọi đi ăn trong lúc chơi, cô bé sẽ tức giận la hét.

Để kiềm chế những cơn giận dữ ngẫu nhiên của con gái, người mẹ bắt đầu thiết lập quyền lực.

Bất cứ khi nào một cô bé tỏ ra thiếu kiên nhẫn, mẹ cô sẽ phạt cô bằng cách nhốt vào phòng cho đến khi thừa nhận sai lầm của mình và hứa sẽ không bao giờ mất bình tĩnh nữa. Tuy nhiên, phương pháp này khiến cô bé càng trở nên dễ cáu kỉnh hơn, bởi nội tâm sợ không được xoa dịu.

Trẻ có thể trở nên bồn chồn, dễ nổi giận, hoặc khó kiềm chế những cảm xúc tiêu cực.

Trẻ có thể trở nên bồn chồn, dễ nổi giận, hoặc khó kiềm chế những cảm xúc tiêu cực.

Thực tế, đứa trẻ dễ xúc động thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Trẻ có thể trở nên bồn chồn, dễ nổi giận, hoặc khó kiềm chế những cảm xúc tiêu cực. Điều này có thể ảnh hưởng đến quan hệ với bạn bè và gia đình.

Vì vậy, khi trẻ mất bình tĩnh, điều quan trọng nhất bố mẹ giúp con trút bỏ những cảm xúc tiêu cực một cách đúng đắn.

Ví dụ: Trong công thức: "Tôi nghĩ + bạn có thể".

Nói với trẻ: “Mẹ cảm thấy bây giờ con trông không vui lắm. Nếu con cảm thấy không thoải mái, có thể hét vài lần, nhưng sau đó phải giữ trật tự”. Kiểu thể hiện cảm xúc này giúp trẻ bộc lộ được cảm xúc tiêu cực trong khuôn khổ cho phép. 

Đứa trẻ dễ gặp khó khăn, bị thiệt thòi trong cuộc sống khi trưởng thành thường mắc phải 5 vấn đề này về tính cách - 7

Thích đổ lỗi

Một nền giáo dục tốt phải vừa nghiêm khắc vừa phải khoan dung, nếu trẻ thích trốn tránh trách nhiệm thì phải kỷ luật kịp thời.

Việc trẻ thích đổ lỗi có thể làm mất lòng tin và tôn trọng từ người khác đối. Bạn bè, gia đình và người xung quanh có thể cảm thấy không tin tưởng và không muốn hợp tác với trẻ, gây ra sự cô đơn và cảm thấy không được chấp nhận.

Về lâu dần, trẻ khó lòng thừa nhận sai lầm và không biết lắng nghe hoặc chia sẻ trách nhiệm với người khác, dẫn đến sự mất cân bằng trong quan hệ.

Điều này cũng cản trở quá trình học tập, phát triển của trẻ. Trẻ không học được cách tự đối mặt với thách thức và khó khăn, không phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.

Có thể thấy, muốn hòa đồng và trở thành một đứa trẻ được mọi người yêu mến thì cần chú trọng trau dồi trí tuệ cảm xúc. Kiểu giao tiếp khiêm tốn, cũng không kiêu ngạo mà còn lịch sự sẽ dần dần phát triển khả năng hướng dẫn mạnh mẽ hơn của trẻ.

Thay vì phớt lờ những vấn đề này, bố mẹ nên dành thời gian đồng hành, giúp con sửa đổi.

Thay vì phớt lờ những vấn đề này, bố mẹ nên dành thời gian đồng hành, giúp con sửa đổi.

Đứa trẻ dễ gặp khó khăn, bị thiệt thòi trong cuộc sống khi trưởng thành thường mắc phải 5 vấn đề này về tính cách - 9

Không có chính kiến

Những đứa trẻ xuất sắc không bao giờ dựa vào sự la hét và kiểm soát để đạt được thành công, mà không ngừng tìm kiếm cơ hội cải thiện bản thân dựa trên giá trị bản thân.

Nếu trẻ không có chính kiến ​​riêng, thì sẽ không dám đưa ra quyết định, khi còn nhỏ bạn đã quen với việc bị người khác dẫn dắt, lớn lên thường không có đủ dũng khí để thay đổi.

Ngoài 4 vấn đề thường gặp ở những đứa trẻ dễ bị thiệt thòi nêu trên, việc bị người khác dẫn dắt mà không hề có ý kiến ​​cũng là điều không hay.

Vì vậy, trẻ cần được khuyến khích rèn luyện khả năng tự do biểu đạt ý kiến, tư duy độc lập và đưa ra quyết định. Bố mẹ có thể tạo ra một môi trường an toàn và đáng tin cậy, nơi trẻ được khích lệ và lắng nghe ý kiến ​​của mình. 

Nuôi dưỡng con là quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan tâm đều đặn. Bố mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào quyết định trong phạm vi thích hợp, khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến ​​của mình và lắng nghe người khác.

Bên cạnh đó, việc truyền đạt giá trị cá nhân và khuyến khích trẻ phát triển khả năng đánh giá, suy nghĩ logic và đưa ra quyết định đúng cũng quan trọng. Thông qua những kỹ năng này, trẻ sẽ có cơ hội phát triển thành những người tự tin, có ý thức và độc lập trong cuộc sống.

Đứa trẻ dễ gặp khó khăn, bị thiệt thòi trong cuộc sống khi trưởng thành thường mắc phải 5 vấn đề này về tính cách - 10

Đứa trẻ dễ gặp khó khăn, bị thiệt thòi trong cuộc sống khi trưởng thành thường mắc phải 5 vấn đề này về tính cách - 11

Những câu nói khiến trẻ khó thành công khi lớn, nhiều bố mẹ đang thốt ra hàng ngày
Trẻ nhỏ dù rất nhanh quên nhưng cũng cực kỳ nhạy cảm, một số câu nói vô tình của bố mẹ có thể khiến trẻ bị tổn thương và nhớ mãi không quên.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời