Cách bố mẹ tương tác, trò chuyện cũng có tác động nhất định đến việc định hình tính phát triển cách của trẻ.
Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn khủng hoảng tâm lý, khi đó con dễ dàng phát sinh phản ứng chống đối cha mẹ để thể hiện "cái tôi" của mình.
Thực tế, nhiều bố mẹ không tự nhiên nuôi dạy nên những đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Theo đó việc giao tiếp, tương tác đúng cách với con trẻ có tác động tích cực, cũng đòi hỏi các phụ huynh phải hết sức khéo léo. Những gia đình có con cái ngoan ngoãn đều có 4 "bí mật" trong giao tiếp với con cái sau đây.
Nhìn vào con khi trò chuyện
Hầu hết các chuyên gia tâm lý đều khuyên rằng, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chơi, tâm sự, quan tâm đến những sở thích hay vấn đề hàng ngày của trẻ.
Khi bố mẹ và con cái gần gũi với nhau, nói với nhau những lời yêu thương, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu những lời dạy bảo. Việc con nghe lời xuất phát từ việc con cảm nhận được tình thương từ cha mẹ. Điều đó sẽ giúp con thay đổi từ trong tâm, và hiệu quả hơn rất nhiều.
Đặc biệt, hãy chú ý nhìn vào trẻ, thể hiện sự lắng nghe nghiêm túc khi trò chuyện. Giao tiếp qua ánh mắt là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ mang lại lợi ích nhất định.
Đôi khi không cần giải thích bằng lời nói, nhưng nếu bố mẹ thiện nét mặt và cử chỉ phù hợp với những gì bố mẹ đang nói, trẻ cũng sẽ hiểu được hết ý nghĩa. Ví dụ, khi nói lời yêu thương thì bố mẹ nên cười và nhìn vào mắt trẻ.
Khi bố mẹ và con cái gần gũi với nhau, nói với nhau những lời yêu thương, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu những lời chỉ dạy.
Không dùng từ ngữ đe dọa, ra lệnh
Vì trẻ em được là tấm gương phản chiếu của người lớn, nên mỗi bậc phụ huynh cần cẩn thận trong việc giáo dục trẻ, đặc biệt là ngôn từ, lời nói khi trò chuyện với con.
Những lời nói mang tính đe dọa là phương pháp giáo dục không hữu hiệu với trẻ, thậm chí sẽ khiến trẻ lặp lại hành vi sai trái nhiều lần.
"Con không được làm như vậy!"; "Ngoan ngoãn ngồi yên cho mẹ"... đôi khi sẽ phản tác dụng. Thay vì đe dọa sẽ trừng phạt nếu trẻ làm sai, bố mẹ hãy chỉ ra những hậu quả xấu để trẻ nghiêm túc học cách sửa đổi.
Nếu bố mẹ thường xuyên chỉ trích bằng ngôn ngữ chung chung có thể làm cho đứa trẻ hiểu sai thông điệp. Đồng thời giọng điệu nghiêm khắc có thể gây ra sự phản kháng của trẻ.
Thay vì đe dọa sẽ trừng phạt nếu trẻ làm sai, bố mẹ hãy chỉ ra những hậu quả xấu để trẻ nghiêm túc học cách sửa đổi.
Tập trung lắng nghe, khen ngợi khi có thể
Một nguyên tắc quan trọng khi nói chuyện với con là tập trung lắng nghe. Bố mẹ nên tránh làm việc riêng như dùng điện thoại, xem TV hoặc đọc sách.
Nếu trẻ nói chuyện nhưng người lớn không tập trung lắng nghe, con sẽ cảm thấy lời nói của bản thân không có trọng lượng và bố mẹ không quan tâm cuộc trò chuyện này.
Khi thật sự hiểu con, bố sẽ khám phá được nét tính cách độc đáo của trẻ. Đồng thời đứa trẻ cũng sẽ học hỏi được sự lắng nghe, quan tâm và thấu hiểu người khác từ bố mẹ.
Trong một số trường hợp, nếu trẻ kể về thành tích bản thân nỗ lực để đạt được, bố mẹ nên dành lời khen ngợi cho trẻ. Hạn chế việc khen chung chung hay khen cho có, bố mẹ hãy nên dành thêm thời gian tập trung vào hành vi cụ thể của trẻ. Điều đó sẽ tác động đến con nhiều hơn.
Một nguyên tắc quan trọng khi nói chuyện với con là tập trung lắng nghe.
Bố mẹ biết cách kiểm soát cảm xúc
Một nghiên cứu vào năm 2014 chỉ ra rằng 68,4% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 1-14 phải chịu ít nhất một hình phạt thể chất hoặc tâm lý do các thành viên trong gia đình thực hiện kết hợp một loạt hình các hình thức kỷ luật có bạo lực.
Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này chính là ở việc ông bà, bố mẹ và các thành viên gia đình đã không thể kiềm chế những cơn tức giận, cảm xúc tiêu cực của mình, dẫn tới những lời nói, hành động gây tổn thương cho trẻ.
Gặp phải tình huống trẻ không nghe lời, bố mẹ sẽ không khỏi tức giận, càng lúc càng la hét. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bố mẹ thường xuyên la mắng con sẽ có thể khiến trẻ hung hăng hơn.
Việc này cũng khiến trẻ sợ hãi và cảm thấy bất an, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. Còn khi bố mẹ bình tĩnh trò chuyện sẽ khiến bé có cảm giác yên tâm và cảm thấy được yêu thương.
Thay vì vô thức phản ứng khi tức giận, hãy dành một chút thời gian để "nhìn lại" hoàn cảnh của trẻ khi chứng kiến sự cáu kỉnh và tức giận của bố mẹ.
Bằng cách dành khoảng thời gian để bình tĩnh lại, bố sẽ dễ dàng thoát khỏi cơn tức giận và làm giảm mức độ nghiêm trọng của những cảm xúc tiêu cực khi phát sinh.
Khi bố mẹ bình tĩnh trò chuyện sẽ khiến bé có cảm giác yên tâm và cảm thấy được yêu thương.