Bố mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ đối mặt với khó khăn, vượt qua thất bại.
Bố mẹ luôn mong muốn mang đến cho con mình những điều tốt nhất, nhưng đôi khi sự quan tâm quá mức có thể trở thành vật cản cho quá trình trưởng thành của trẻ.
Để trau dồi khả năng chống lại sự thất vọng của trẻ, bố mẹ cũng nên xem xét phương pháp giáo dục của chính mình. Dưới đây là bốn lỗi phổ biến và bố hãy xem cách tránh mắc phải.
Khen ngợi quá mức
Khen ngợi là một cách khuyến khích và khẳng định trẻ, tuy nhiên, khen ngợi quá mức có thể khiến trẻ hình thành những nhận thức sai lầm về bản thân. Nếu bố mẹ luôn khen ngợi trẻ dù cho trẻ không có thành tích đáng kể hoặc không hoàn thành tốt công việc nào, trẻ có thể phát triển một cảm giác giá trị của bản thân luôn ở mức cao, thay vì dựa trên thực tế khách quan.
Khi trẻ đối mặt với khó khăn, có thể nảy sinh cảm giác bất lực. Vì vậy, bố mẹ nên chân thành trong việc khen ngợi, tập trung vào những chi tiết và quy trình mà trẻ đã làm tốt. Thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, hãy lưu ý đến sự cố gắng, sự cải thiện và quá trình mà trẻ đã trải qua để đạt được kết quả đó.
Việc khiên ngợi trẻ là tốt nhưng nên khen theo cách phù hợp.
Thay vì nói "Con thật tuyệt!" hoặc "Con thật thông minh!" mà không có cơ sở, hãy tìm những cách để miêu tả và đánh giá chính xác những hành động và nỗ lực của trẻ. Ví dụ, thay vì nói "Con giỏi toán quá!" mẹ có thể nói "Con làm rất tốt trong bài toán này, mẹ biết con đã cố gắng tìm hiểu để áp dụng công thức một cách rất chính xác."
Khen ngợi những chi tiết giúp trẻ hiểu rõ hơn về những gì mình đã làm được, khuyến khích trẻ tiếp tục phát triển và nỗ lực hơn nữa. Trẻ sẽ nhận ra rằng sự cố gắng là quan trọng, thành công không chỉ biểu hiện ở kết quả mà còn là quá trình phát triển và học hỏi.
Các kiểu phản ứng quá nhạy cảm
Nhiều bậc phụ huynh có thể quá quan tâm đến cảm xúc của con và luôn muốn an ủi, giúp đỡ ngay lập tức. Tuy nhiên, việc làm như vậy vô tình khiến trẻ mất đi cơ hội học cách tự mình vượt qua khó khăn. Nếu trẻ không được trải qua thất bại và khó khăn, khả năng phục hồi tâm lý sẽ bị hạn chế.
Bố mẹ nên trao cho con một mức độ tự chủ nhất định, để học cách đối mặt với khó khăn và tự giải quyết cảm xúc. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển, vì trẻ cần học cách tự lập và giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Khi trẻ đối mặt với khó khăn, bố mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ tự mình tìm hiểu và đưa ra giải pháp. Thay vì cung cấp ngay lập tức câu trả lời hoặc giải pháp, hãy khuyến khích trẻ suy nghĩ, nghiên cứu và thử nghiệm các cách tiếp cận khác nhau.
Khi bố mẹ phản ứng quá nhạy cảm, vô tình khiến trẻ mất đi cơ hội học cách tự mình vượt qua khó khăn.
Áp đặt định nghĩa thành công theo quan điểm bố mẹ
Nhiều phụ huynh thường quá chú trọng đến việc đạt được thành công mà bỏ qua tầm quan trọng của thất bại trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Nếu trẻ chỉ được chấp nhận và đánh giá dựa trên định nghĩa về thành công theo quan điểm của bố mẹ, trẻ sẽ mất đi khả năng nhận biết và đối mặt với thất bại. Tuy nhiên, thất bại là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành và giúp trẻ nhận ra vấn đề, tìm ra giải pháp và phát triển bản thân.
Bố mẹ cần hiểu rằng thất bại không phải là điều đáng sợ, mà là một cơ hội để trẻ học hỏi và trưởng thành. Thay vì nhấn mạnh vào việc đạt được thành công một cách mù quáng, bố mẹ nên dạy con cách nhìn nhận thất bại một cách chính xác và học hỏi từ những trải nghiệm này.
Có sự đồng hành của bố mẹ sẽ giúp con trưởng thành tốt hơn.
Khi trẻ được khuyến khích phù hợp, sẽ phát triển sự tự tin, rèn luyện tính kiên nhẫn. Thay vì chỉ nhìn thấy kết quả cuối cùng, trẻ sẽ học cách trân trọng quá trình, cũng như những nỗ lực và bài học từ cả thành công lẫn thất bại.
Trong quá trình trưởng thành của trẻ, phương pháp giáo dục từ gia đình là rất quan trọng. Việc bố mẹ khen ngợi quá mức, phản ứng quá nhạy cảm, hay quá chú trọng vào thành công đều có thể trở thành trở ngại cho sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, bố mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ đối mặt với khó khăn, trau dồi khả năng vượt qua thất bại và để lớn lên khỏe mạnh và tự tin hơn.