Thái độ bố mẹ trò chuyện quyết định tương lai con, thay vì nới lời khó chịu hãy thay bằng câu này

Thi Thi - Ngày 29/11/2024 15:00 PM (GMT+7)

Những câu nói châm chọc, bực bội từ bố mẹ có thể tạo ra một bầu không khí nặng nề lên trẻ.

Trong môi trường gia đình, lời nói của bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm lý và hành vi của con. Khi bố mẹ thường xuyên thể hiện sự bực bội qua lời nói, vô tình ảnh hưởng đến không khí gia đình, lan tỏa thái độ tiêu cực đến trẻ.

Những câu nói châm chọc, chỉ trích hay thậm chí là những lời quát mắng có thể tạo ra một bầu không khí nặng nề. Đứa trẻ sống trong môi trường này thường cảm thấy lo âu, không an toàn và luôn phải trong tâm trạng phòng bị. 

Trẻ em rất nhạy cảm và dễ dàng tiếp nhận những thông điệp từ người lớn. Trẻ cũng cảm thấy không đủ tốt, nghi ngờ khả năng của mình và cảm thấy thiếu tự tin.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu trẻ chứng kiến bố mẹ thường xuyên thể hiện sự bực bội qua lời nói, có thể xem đó là một cách giao tiếp bình thường. Kết quả là, áp dụng hành vi này trong các mối quan hệ khác, như với bạn bè, thầy cô hay ngay cả với anh chị em.

Sự thiếu kết nối này có thể làm giảm khả năng giao tiếp trong gia đình, khiến trẻ không dám chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ. Tình trạng này có thể dẫn đến sự xa lạ, làm cho mối quan hệ giữa giữa các thành viên trở nên căng thẳng hơn.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của lời nói bực bội, bố mẹ cần nhận thức rõ về cách diễn đạt cảm xúc của mình. Bố mẹ cũng nên học cách quản lý cảm xúc và giải quyết xung đột một cách lành mạnh, từ đó làm gương cho trẻ trong việc xử lý cảm xúc của bản thân.

Để bảo vệ sự phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ, việc tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực là rất cần thiết. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ, thông tin khách quan hơn từ góc nhìn của chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Thái độ bố mẹ trò chuyện quyết định tương lai con, thay vì nới lời khó chịu hãy thay bằng câu này - 3

“Mẹ/bố đã làm mọi thứ cho con, nhưng con lại không biết cảm ơn!” “Tại sao con không thể như bạn A/B?” “Con thật ngốc khi làm như vậy!" Thưa chuyên gia những câu nói trên thể hiện sự bực bội, thất vọng của bố mẹ dành cho con, sẽ tác động đến tâm trạng và tâm lý trẻ thế nào?

Về vấn đề này, chúng ta cần xem xét ở nhiều khía cạnh: Độ tuổi, tính cách, và mức độ nghiêm trọng từ câu nói của bố mẹ ứng với hành vi của trẻ.

Ví dụ, trường hợp trẻ vô tình bộc phát một số hành vi chưa phù hợp, nhưng bố mẹ dùng “Con thật ngốc khi làm như vậy!" sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến việc trẻ nhận biết điều sai. Phản ứng dễ thấy ở trẻ là buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, cảm thấy bản thân không có giá trị...

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp khác tác động tích cực, trẻ nhận thức được sự tai hại trong hành động của mình, để sắp tới không tái phạm.

Thái độ bố mẹ trò chuyện quyết định tương lai con, thay vì nới lời khó chịu hãy thay bằng câu này - 4

Làm thế nào để bố mẹ nhận biết khi họ đang vô tình truyền tải sự bực bội của mình đến con cái thông qua lời nói?

Thực tế, bố mẹ nên tự nhận thức được vấn đề này, hiểu được rằng lời nói, hành động, thái độ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến trẻ thế nào... Bởi nếu trong trường hợp bố mẹ vô tình truyền tải sự bực bội đến con, không ai có thể can thiệp được.

Bản thân tôi cũng đã từng làm việc cùng nhiều phụ huynh, bình thường họ rất cởi mở, ôn hòa cho đến khi bộc lộ cảm xúc tiêu cực, gần như lúc này sẽ khó kiểm soát tâm trạng, lời nói...

Vậy nên, người thân trong gia đình nếu sống cùng, nên nhắc nhở, cảnh báo trước cho bản thân bố mẹ biết khi nào dễ bộc phát nhất, khi cơn giận giữ đến, bố mẹ có sự chuẩn bị và nhắc với tâm trí rằng sẽ cố gắng giữ bình tĩnh, hạn chế những lời lẽ không hay.

Thái độ bố mẹ trò chuyện quyết định tương lai con, thay vì nới lời khó chịu hãy thay bằng câu này - 5

Trẻ có thể phản ứng lại như thế nào khi bị bố mẹ lây lan sự bực bội? Điều này có thể dẫn đến những hành vi nào từ phía trẻ?

Trường hợp trẻ phạm lỗi, bố mẹ nên nghiêm khắc kỷ luật con với mục đích để trẻ nhận biết đúng sai, không tái phạm vào lần tới.

Nếu xét ở hai góc độ trẻ đã làm sai và trẻ chưa cân nhắc đúng, thì những câu nói trên không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bố mẹ quá lạm dụng sẽ không cò mang ý nghĩa đơn thuần là giáo dục nữa.

Vậy nên, điều chúng ta cần làm là bố mẹ dùng những lời nói để thể hiện sự không hài lòng với một số hành vi của trẻ, nhưng nên cân nhắc, bởi trẻ từ 3 tuổi đã có nhận thức riêng, trẻ có thể phản ứng mạnh hoặc học theo những câu trên để nói lại với bố mẹ.

Khi vấn đề không được kiểm soát tốt, trẻ trở nên "nổi loạn", cãi lời... sẽ khiến mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng và xa cách.

Vì vậy, bố mẹ cần biết được chuyện gì đang xảy ra, mức độ phạm lỗi của trẻ, tâm trạng bố mẹ có ổn định để sẵn sàng giải quyết tình huống...

Tiếp theo, bố mẹ nên đặt cho trẻ những câu hỏi lý tưởng, nhằm giúp trẻ nhận ra vấn đề của chính mình, thay vì bố mẹ áp đặt thái độ, lời nói của mình lên trẻ. Sau khi nhìn nhận lại vấn đề, xác định rõ trẻ đã làm sai, bản thân trẻ cũng biết lỗi hướng đến hành động tích cực cho lần sau. 

Thái độ bố mẹ trò chuyện quyết định tương lai con, thay vì nới lời khó chịu hãy thay bằng câu này - 6

Chuyên gia có thể gợi ý những câu nói khác thay thế, giúp trẻ biết rằng bố mẹ đang đặt kỳ vọng và mong mình phấn đấu, nhưng không tạo áp lực?

Thực tế, việc tạo áp lực không phải điều xấu, trong vài trường hợp còn tạo ra tích cực, động lực cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ luôn đặt kỳ vọng quá cao lên trên năng lực của con, thì điều này cần xem xét lại.

Ví dụ, "Con phải học giỏi nhất lớp", "Nếu con không học giỏi nhất lớp, bố mẹ sẽ không thương con nữa", "Con chỉ giỏi khi đạt 10 điểm môn Toán",... tức là bố mẹ đang gán giá trị của trẻ vào tình yêu thương của bố mẹ dành cho con. Điều này đang tạo áp lực tiêu cực đến trẻ.

Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ biết những điều cơ bản nhưng rất quan trọng, "Bố mẹ luôn yêu thương con", "Tình yêu thương từ bố mẹ không dựa trên những điều con làm, tuy nhiên bố mẹ monh muốn con thành công học tập, là vì tương lai sau này"...

Khi trẻ biết được động cơ, hay mục tiêu tích cực, xuất phát từ tình yêu thương chân thành, trẻ sẽ có động lực để phấn đấu và phát triển bản thân.

Trường hợp bố mẹ đánh giá nhân phẩm trẻ "Con ngốc quá!" "Con vô dụng vậy?"... lúc này bố mẹ không thể mong đợi trẻ phản ứng tích cực, điều nhận lại hầu như là thái độ chống đối, khó chịu từ trẻ. Về lâu dài, trẻ tự mặc định hành động phản kháng trên là đúng, vì dù thế nào bố mẹ cũng nhận định bản thân theo hướng xấu. 

Vì vậy, điều quan trọng hơn, bố mẹ cần phân biệt rõ bản thân đang đánh giá trẻ dựa trên việc trẻ đang làm, hay đánh giá nhân phẩm. Điều nên được khuyến khích là bố mẹ đánh giá việc trẻ đang làm "Mẹ biết con đã rất cố gắng trong kỳ thi vừa rồi" "Con giành đồ chơi với bạn trong lớp là chưa đúng" "Con không nói lời cảm ơn khiến bố mẹ rất buồn"... để trẻ nhận thức điều sai, tốt và có hướng điều chỉnh, phát huy phù hợp.

Thái độ bố mẹ trò chuyện quyết định tương lai con, thay vì nới lời khó chịu hãy thay bằng câu này - 7

Bố mẹ kiệt sức bởi áp lực nuôi con tài giỏi, chuyên gia nói dạy kiểu này hiệu quả hơn
Việc nuôi dạy con cái tài giỏi trong xã hội hiện đại không phải là một hành trình dễ dàng.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con