Có một số việc nhỏ mà bố mẹ cần làm sớm để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh.
Hầu hết bố mẹ đều mong muốn nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, nhưng mỗi đứa trẻ đều có tiến độ phát triển riêng, vì vậy việc kiên nhẫn giáo dục để thì tiềm năng của con được kích thích là rất quan trọng.
Thực ra, muốn nuôi dạy trẻ thông minh không có nghĩa là đăng ký cho con nhiều lớp học kèm, học thuộc kiến thức hay làm bao nhiêu bài tập về nhà.
Việc học kiến thức quá sớm đối với trẻ dưới 6 tuổi có thể tạo ra nhiều áp lực, bởi giai đoạn này trẻ cần được vui chơi nhiều hơn, khi thực sự cần học kiến thức, trẻ sẽ dễ mất đi sự nhiệt tình hay niềm yêu thích học tập.
Vì vậy, trẻ thông minh là bài kiểm tra toàn diện, tích hợp giữa quá trình trưởng thành, cuộc sống và học tập, muốn nuôi dạy trẻ thông minh, bố mẹ cũng cần nắm vững một số kỹ năng rèn luyện.
Đặc biệt là 4 điều nhỏ sau đây, nếu áp dụng phù hợp sẽ là cơ hội giúp con phát triển tốt hơn.
Khía cạnh tăng trưởng: Đi ra ngoài nhiều hơn
Người ta thường nói: “Kỷ luật sẽ dạy dỗ nên những đứa trẻ xuất sắc”, những đứa trẻ thông minh cũng vậy, nhưng muốn rèn luyện khía cạnh này, bố mẹ giữ vững tâm lý và có hướng đi đúng đắn.
Đặc biệt là trẻ em trước khi vào tiểu học, thường thích các hoạt động vui chơi hơn. Vì vậy, bố mẹ nên tuân theo những quy luật phát triển của trẻ.
Ví dụ, trẻ nên tập thể dục, vận động và tham gia các hoạt động bên ngoài nhiều hơn.
Khi bố mẹ có điều kiện, hãy thường xuyên đưa con đi chơi và khám phá thế giới, kiến thức ngoài sách vở là món quà tuyệt vời nhất của tạo hóa, đồng thời cũng là phẩm chất học tập toàn diện giúp nuôi dưỡng trí tuệ của trẻ.
Trẻ nên tập thể dục, vận động và tham gia các hoạt động bên ngoài nhiều hơn.
Bạn đồng hành: Cố gắng đồng hành cùng con nhiều hơn
Nếu có thể, hãy cố gắng tự mình chăm sóc trẻ, tốt nhất nên dành nhiều thời gian hơn cho con trong giai đoạn thơ ấu. Việc này mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Điều quan trọng nhất là những đứa trẻ lớn lên bên cạnh bố mẹ, cảm nhận được sự yêu thương, từ đó nuôi dưỡng tâm trí mạnh mẽ, tích cực và tràn đầy kỳ vọng vào tương lai, đây là cơ sở để tạo nên mọi thứ.
Gia đình là nơi trẻ em bắt đầu hình thành nhận thức về thế giới xung quanh, học hỏi giá trị và quy tắc trong xã hội. Sự gắn kết gia đình, mối quan hệ ấm áp giữa bố mẹ và con là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin, tình yêu thương và lòng nhân ái của trẻ.
Khi trẻ cảm thấy an toàn và yêu thương, sẽ dễ dàng khám phá, tìm hiểu và thử nghiệm các khả năng mới. Điều này thúc đẩy sự phát triển toàn diện, từ khả năng vận động, ngôn ngữ, tư duy sáng tạo cho đến khả năng xã hội hóa và quản lý cảm xúc.
Gia đình là nơi trẻ em bắt đầu hình thành nhận thức về thế giới xung quanh.
Khía cạnh học tập: Tập trung nuôi dưỡng sở thích
Việc học cũng giống như việc ăn uống, sức ép không có tác dụng, phù hợp với khẩu vị là cách duy nhất để khơi dậy vị giác của trẻ và cũng là cách trực tiếp kích thích nội lực.
Thực tế, trong cuộc sống có rất nhiều cảnh trẻ em khó khăn với các bài tập về nhà, lý do chính là tiềm năng bên trong của con không được kích thích.
Nếu trẻ dựa vào sự thúc giục, nhắc nhở như “đến giờ làm bài tập rồi!”, “khi nào con làm bài tập”, sẽ khó phát triển tính tự giác. Từ đó, trẻ có thể sinh ra tâm lý chống đối, phản ứng nhạy cảm với những yêu cầu từ bố mẹ.
Vừa học vừa chơi cũng có thể tạo ra niềm vui và động lực tích cực hơn.
Vì vậy, việc học không dựa vào sự ép buộc mà cần có một số phương pháp để kích thích hứng thú học tập của trẻ.
Ví dụ, đối với trẻ thích viết, vẽ, chơi đồ chơi, bố có thể kích thích nội lực của trẻ thông qua “trợ cấp”. Mẹ có thể nói với con "Nếu con hoàn thành bài tập về nhà sớm, mẹ sẽ cùng con cắt giấy, chơi đất sét và tổ chức tiệc trà với gấu bông…”
Phương pháp lấy sở thích làm mục tiêu mới này sẽ thu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn, sau khi làm bài tập về nhà, trẻ được làm những gì mình thích, vừa học vừa chơi cũng có thể tạo ra niềm vui và động lực tích cực hơn.
Sự hứng thú là chìa khóa của mọi thứ và những đứa trẻ thông minh cần chính sự động lực bên trong này.
Khía cạnh cuộc sống: Sử dụng nhiều hơn, phục vụ ít hơn
Chúng ta dễ dàng quan sát trẻ thông minh, siêng năng, năng động và lễ phép thường được rèn luyện từ nhỏ.
Li Meijin, chuyên gia tâm lý giáo dục, từng nói: “Bí quyết nuôi dạy con xuất sắc là dùng nhiều và phục vụ ít. Trẻ càng được sử dụng nhiều thì càng trở nên linh hoạt và thông minh hơn”.
Vì vậy, muốn nuôi dạy con thông minh, tích cực, bố mẹ phải “sử dụng trẻ thường xuyên hơn”.
Cũng giống như chúng ta thường xuyên có rất nhiều việc trong tay và có thể quá bận rộn để làm nhiều lần, lúc này bố mẹ cần nhờ con cái giúp đỡ.
Ví dụ, khi để trẻ giúp hái rau và xách nước cũng giúp trẻ có cảm giác: “Việc này không thể làm được nếu không có mình”".
Nếu không có gì để làm, hãy để con tham gia lao động nhiều hơn, trẻ sẽ cảm thấy giá trị bản thân trong cảm giác được cần đến này, và tự nhiên hình thành tính tự giác, trở nên chăm chỉ và độc lập hơn.