Trẻ không hiếu thảo từ nhỏ đã thích nói 3 câu, nên sửa lại càng sớm càng tốt

Thi Thi - Ngày 26/11/2023 12:13 PM (GMT+7)

Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có một số biểu hiện không hiếu thuận khi còn nhỏ, hãy giúp con điều chỉnh sớm.

Hiện nay, nhiều phụ huynh nuông chiều và đáp ứng mọi nhu cầu của con cái. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc chiều chuộng quá mức có thể dẫn đến hình thành tính cách ích kỷ và thái độ thờ ơ ở trẻ, thậm chí có những trẻ không biết hiếu thảo và tôn trọng bố mẹ.

Một khi tính cách như vậy đã hình thành từ thời thơ ấu, thì việc thay đổi sau này sẽ trở nên khó khăn. Tiềm thức của trẻ có xu hướng ích kỷ và thiên về lợi ích cá nhân, khi lớn lên khó chia sẻ và tỏ hiếu thảo với người lớn tuổi.

Điều này đặt ra một cảnh báo đối với các bậc bố mẹ, nếu nhận thấy trẻ thường xuyên nói 3 câu say đây, hãy sửa ngay, vì đây được xem là dấu hiệu trẻ không hiếu thuận.  

Trẻ không hiếu thảo từ nhỏ đã thích nói 3 câu, nên sửa lại càng sớm càng tốt - 2

"Mẹ chỉ nên ủng hộ và đưa tiền cho con"

Nhiều đứa trẻ đòi hỏi vô tận từ bố mẹ, vì nghĩ rằng bố mẹ đã sinh ra và nuôi dạy con, nên cần phải đáp ứng bất cứ điều gì mình muốn. Trẻ cảm thấy rằng sự đóng góp của bố mẹ là điều tự nhiên và chính đáng.

Tuy nhiên, những đứa trẻ có thái độ như vậy thường thiếu sự hiểu biết về tình yêu thương và lòng biết ơn đối với bố mẹ. Trẻ không đặt mình vào vị trí, hay quan tâm đến cảm xúc, khó khăn mà bố mẹ có thể đang trải qua. Do đó, việc lấy được vật chất từ bố mẹ trở thành một điều hiển nhiên, không đòi hỏi sự đánh đổi hay đồng cảm.

Điều này dẫn đến việc trẻ không phát triển được khả năng đánh giá giá trị thực sự của những gì mình nhận được, dần trở nên thái độ ích kỷ, chỉ quan tâm đến việc đòi hỏi và nhận lợi ích cá nhân. Về lâu dài, điều này gây khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ yêu thương, đồng cảm và lòng biết ơn trong gia đình.

Vì vậy, bố mẹ nên thấu hiểu rằng việc đáp ứng mọi nhu cầu của con không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất. Quan trọng hơn, bố mẹ nên dạy cho trẻ khả năng đánh giá và trân trọng những gì mình nhận được, cùng với việc xây dựng lòng biết ơn và chia sẻ.

Bằng cách tạo ra một môi trường có sự cân bằng giữa sự đáp ứng và giới hạn, bố mẹ có thể giúp trẻ phát triển thành những người tự lập, có lòng biết ơn và sẵn lòng đóng góp cho xã hội.

Trẻ không hiếu thảo từ nhỏ đã thích nói 3 câu, nên sửa lại càng sớm càng tốt - 3

Trẻ không hiếu thảo từ nhỏ đã thích nói 3 câu, nên sửa lại càng sớm càng tốt - 4

Luôn nói: “Tất cả là của con”

Việc trẻ sơ sinh có ý thức về quyền sở hữu ngay từ nhỏ là điều bình thường, khi trẻ khoảng 2 tuổi, trẻ thường nói rằng đồ chơi của mình không được phép để người khác chơi. Ở giai đoạn này, trẻ không thích chia sẻ đồ đạc của mình với bạn bè. Ngay cả khi bố mẹ cầm đồ chơi, trẻ cũng không vui, đây là giai đoạn chuyển tiếp về nhận thức.

Tuy nhiên, khi đến tiểu học, một số trẻ vẫn cứ khẳng định mọi thứ đều là của riêng mình, “Cái này của con” "Tất cả đều là của con".... Thái độ này dần trở thành tính ích kỷ. Trẻ không chỉ áp dụng với đồ chơi, mà còn cả trong các tình huống khác.

Vì vậy, bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ thay đổi từng bước. Ví dụ, khi ăn, có thể dặn dò con nên chia sẻ một số thức ăn ngon với bố mẹ, từ đó giúp trẻ hình thành thói quen chia sẻ.

Quan trọng hơn, bố mẹ nên khuyến khích trẻ quan tâm, kính trọng, chia sẻ những điều tốt đẹp với người lớn và bạn bè. Đồng thời, cần hạn chế việc trẻ cảm thấy rằng mọi điều tốt đẹp đều nên dành cho mình một cách vô điều kiện. Bằng cách thúc đẩy trẻ hiểu rằng chia sẻ và sẵn lòng đóng góp cho người khác là một cách tốt để xây dựng quan hệ tốt đẹp, tạo ra một xã hội đoàn kết.

Trẻ không hiếu thảo từ nhỏ đã thích nói 3 câu, nên sửa lại càng sớm càng tốt - 5

Trẻ không hiếu thảo từ nhỏ đã thích nói 3 câu, nên sửa lại càng sớm càng tốt - 6

“Tất cả là lỗi của bố mẹ”

Câu nói “Tất cả là lỗi của bố mẹ”, nhiều đứa trẻ có thể học từ người lớn, thậm chí có hành vi bạo lực. Phụ huynh thường cảm thấy buồn lòng khi nghe con mình nói những điều như vậy, nhưng đôi khi không nhận ra rằng bản thân đang vô thức khuyến khích tính kiêu ngạo của trẻ.

Những đứa trẻ thườn xuyên đổ lỗi, sẽ thiếu tinh thần trách nhiệm, gặp khó khăn trong việc phát triển lòng hiếu thảo. Bố mẹ nên dạy trẻ phân biệt đúng sai và không đổ lỗi cho người khác mà phải chịu trách nhiệm với hành động và quyết định của mình.

Nếu có điều kiện, hãy đưa trẻ ra ngoài trải nghiệm và hiểu rõ hơn về những khó khăn mà bố mẹ đang trải qua. Bố mẹ có thể đưa con đến nơi làm việc, để con nhìn thấy công việc vất vả mà bố mẹ phải làm hàng ngày, nhận thức rằng cuộc sống không dễ dàng.

Một lời khuyên hữu ích là hướng dẫn con sử dụng tiền tiêu vặt của mình để mua quà sinh nhật cho bố mẹ. Điều này không chỉ đơn giản là mua quà, mà còn khơi gợi lòng hiếu thảo và lòng biết ơn của trẻ.

Trẻ không hiếu thảo từ nhỏ đã thích nói 3 câu, nên sửa lại càng sớm càng tốt - 7

Đứa trẻ từ nhỏ có 4 đặc điểm này, tương lai hiếu thảo, bố mẹ được nhờ, hưởng phúc về già
Trẻ có những đặc điểm này từ nhỏ nhất định lớn lên sẽ rất hiếu thuận, dễ đạt được thành công trong cuộc sống.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời