Trẻ mẫu giáo học theo bạn nói bậy, chuyên gia mách cách xử lý khéo, "vẹn cả đôi đường"

Thi Thi - Ngày 22/11/2024 09:00 AM (GMT+7)

Trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học, có xu hướng bắt chước hành vi của bạn bè xung quang.

Trong quá trình phát triển, trẻ thường học hỏi từ môi trường xung quanh, đặc biệt là từ bạn bè. Một trong những hiện tượng phổ biến nhưng đáng lo ngại là việc trẻ học theo những lời nói bậy không phù hợp. Điều này ảnh hưởng đến hành vi và ngôn ngữ, có thể gây ra những tác động đến tâm lý và mối quan hệ xã hội.

Trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học, có xu hướng bắt chước hành vi của những người xung quanh, đặc biệt là bạn bè. Khi thấy bạn nói bậy và nhận được sự chú ý hay tiếng cười từ người khác, trẻ có thể cảm thấy điều đó là thú vị và muốn làm theo.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trẻ có thể sử dụng những từ ngữ không phù hợp để thu hút sự chú ý của bạn bè hoặc người lớn. Việc gây sốc hoặc làm cho người khác cười có thể khiến trẻ cảm thấy mình nổi bật hơn trong mắt bạn bè.

Nếu trẻ thường xuyên nghe thấy những lời nói không phù hợp từ người lớn trong gia đình hoặc môi trường xung quanh, trẻ có thể coi đó là hành vi bình thường và bắt chước.

Việc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp có thể dẫn đến việc trẻ bị đánh giá xấu từ bạn bè và người lớn. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc kết bạn và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực.

Ngôn ngữ không phù hợp có thể gây ra sự phân tâm trong lớp học, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học hỏi của trẻ. Giáo viên có thể gặp khó khăn trong việc duy trì trật tự và sự tập trung của học sinh. Nhằm giúp bố mẹ có phương pháp điều chỉnh khi trẻ học theo lời nói bậy, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi đưa ra những phân tích sâu sắc hơn.

Trẻ mẫu giáo học theo bạn nói bậy, chuyên gia mách cách xử lý khéo, amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 2

Trẻ mẫu giáo học theo bạn nói bậy, chuyên gia mách cách xử lý khéo, amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 3

Vì sao trẻ mẫu giáo lại dễ dàng học theo những từ ngữ hoặc hành vi không phù hợp từ bạn bè? 

Trẻ mẫu giáo dễ dàng học theo những từ ngữ hoặc hành vi không phù hợp từ bạn bè vì chúng đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ về khả năng bắt chước, học hỏi thông qua quan sát và bắt chước.

Ở độ tuổi này, trẻ chưa đủ khả năng phân biệt rõ ràng giữa đúng và sai, đồng thời luôn muốn hòa nhập, được chú ý từ bố mẹ và mọi người xung quanh nên dễ chấp nhận và làm theo những hành vi mà chúng thấy thú vị. Thêm vào đó, sự hiếu kỳ tự nhiên và mong muốn thử nghiệm những điều mới mẻ cũng khiến trẻ dễ nói hoặc làm những điều không phù hợp, nhất là khi các hành vi đó thu hút sự chú ý từ người khác.

Tuy nhiên, trẻ mẫu giáo còn thiếu khả năng tự kiểm soát và đánh giá hậu quả, nên dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, đặc biệt nếu các nguồn ảnh hưởng này không lành mạnh. Để giúp trẻ phát triển tốt, phụ huynh và giáo viên cần giải thích nhẹ nhàng, làm gương tốt, khuyến khích hành vi tích cực và tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.

Đồng thời, cần hướng dẫn trẻ kỹ năng xã hội để biết cách xử lý tình huống mà không bắt chước hành vi xấu. Việc kiên nhẫn và đồng hành sẽ giúp trẻ định hình nhận thức và hành vi phù hợp.

Trẻ mẫu giáo học theo bạn nói bậy, chuyên gia mách cách xử lý khéo, amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 4

Khi trẻ bắt chước những từ ngữ xấu, có nên thảo luận với phụ huynh bên kia không? Nếu có bố mẹ nên làm thế nào? 

Khi trẻ bắt chước những từ ngữ xấu từ bạn bè, việc thảo luận với phụ huynh của trẻ kia là cần thiết nhưng cần thực hiện một cách khéo léo để tránh gây căng thẳng hay hiểu lầm.

Mục tiêu chính của cuộc trò chuyện là cùng tìm giải pháp để hỗ trợ cả hai trẻ phát triển tốt hơn, không phải để chỉ trích hay đổ lỗi. Khi trao đổi, bố mẹ nên tiếp cận nhẹ nhàng, bắt đầu bằng việc chia sẻ tình huống cụ thể và bày tỏ mong muốn hợp tác.

Ví dụ, bố mẹ có thể nói với phụ huynh của trẻ kia: “Tôi nhận thấy gần đây con tôi hay nói một số từ ngữ không tốt, hỏi bé thì bé nói là nghe được từ bạn, không biết bé nhà anh chị có sử dụng những từ như vậy không?” nếu câu trả lời là có thì nói tiếp “Tôi muốn chúng ta cùng tìm cách hỗ trợ các cháu.” 

Nếu phụ huynh bên kia trả lời không nghe thấy con nói bao giờ thì có thể thì nói tiếp: “Vậy thì tốt, tôi chỉ lo các cháu học được những từ ngữ không hay, mà không uốn nắn kịp thời thì không tốt cho sự phát triển của các cháu”, nhằm giúp phụ huynh đó dành thêm thời gian để ý đến hành vi, ngôn ngữ của con mình hơn và cũng là để kiểm chứng xem có phải con mình học từ bạn đó trước khi có sự quả quyết nhưng chưa chính xác.

Đồng thời, cách nói này vừa thể hiện thiện chí vừa giúp phụ huynh kia không cảm thấy bị công kích. Trong cuộc trò chuyện, hãy cùng nhau tìm giải pháp như nhắc nhở trẻ khi dùng từ không phù hợp và khuyến khích hành vi tích cực. Duy trì thái độ tôn trọng, lắng nghe quan điểm của họ và tránh dùng những lời phán xét hay so sánh để giữ mối quan hệ tốt đẹp. Khi trao đổi, hãy chọn thời điểm thích hợp, giữ bình tĩnh và tập trung vào giải pháp thay vì chỉ trích. Thảo luận đúng cách không chỉ giúp giải quyết vấn đề mà còn tạo ra sự đồng thuận, hỗ trợ việc giáo dục trẻ hiệu quả hơn.

Trẻ mẫu giáo học theo bạn nói bậy, chuyên gia mách cách xử lý khéo, amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 5

Làm thế nào để trẻ hiểu được sự khác biệt giữa những lời nói vui đùa và những lời nói không phù hợp? 

Để giúp trẻ hiểu được sự khác biệt giữa lời nói vui đùa và lời nói không phù hợp, phụ huynh và giáo viên cần áp dụng cách giáo dục đơn giản và linh hoạt. Hãy bắt đầu bằng việc giải thích rõ ràng rằng lời nói vui đùa là những câu khiến người khác cảm thấy vui vẻ, thoải mái, trong khi lời nói không phù hợp có thể gây buồn phiền hoặc tổn thương. 

Bố mẹ có thể sử dụng ví dụ minh họa hoặc kể chuyện để trẻ dễ hình dung, chẳng hạn như so sánh cảm giác của người nghe khi được nghe lời khen hài hước với khi bị chế nhạo, trêu chọc.

Đồng thời, khuyến khích trẻ quan sát cảm xúc và phản ứng của người khác để nhận ra tác động của lời nói mình. Bố mẹ cũng cần đặt ra giới hạn rõ ràng về những từ ngữ hoặc chủ đề không nên sử dụng, ngay cả khi đùa, và làm gương cho trẻ bằng cách sử dụng ngôn ngữ tích cực trong giao tiếp hằng ngày.Khi trẻ lỡ nói điều không phù hợp, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ nhận ra sai lầm và xin lỗi.

Bố mẹ cũng có thể tổ chức các trò chơi hoặc hoạt động để trẻ thực hành phân biệt giữa lời nói vui và lời nói không phù hợp, giúp việc phân biệt và thực hành những lời nói vui đùa và những lời nói tiêu cực trở nên thú vị hơn, dễ nhớ hơn. Cuối cùng, bố mẹ đừng quên nhắc nhở khi trẻ sai và khen ngợi khi trẻ biết cách đùa vui đúng cách, bởi sự khích lệ sẽ giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi và sử dụng ngôn ngữ phù hợp hơn trong giao tiếp. Khi trẻ đã có nhiều ngôn ngữ phù hợp thì tự nhiên những ngôn ngữ không phù hợp sẽ không xuất hiện nữa. 

Trẻ mẫu giáo học theo bạn nói bậy, chuyên gia mách cách xử lý khéo, amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 6

Nếu trẻ tiếp tục sử dụng những từ ngữ không phù hợp dù đã được nhắc nhở, bố mẹ nên làm gì?

Khi trẻ tiếp tục sử dụng những từ ngữ không phù hợp dù đã được nhắc nhở, phụ huynh cần kiên nhẫn và áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn để giúp trẻ điều chỉnh hành vi.

Trước tiên, bố mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, có thể trẻ nói những từ này để gây chú ý, thử thách người lớn, hoặc chưa nhận thức rõ hậu quả.

Tiếp tục nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, tránh lớn tiếng hoặc phản ứng quá gay gắt, đồng thời đặt ra hậu quả rõ ràng cho hành vi không phù hợp, chẳng hạn như mất quyền chơi hoặc phải làm một công việc nhỏ trong nhà. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy tăng cường khen ngợi khi trẻ giao tiếp lịch sự hoặc tránh được việc sử dụng từ ngữ không phù hợp, bởi sự khích lệ sẽ giúp trẻ thấy giá trị của hành vi tích cực. 

Hơn thế nữa, việc tạo môi trường tích cực cũng rất quan trọng, hạn chế trẻ tiếp xúc với các nguồn ảnh hưởng xấu như bạn bè hoặc chương trình, video không lành mạnh, thay vào đó khuyến khích tham gia các hoạt động bổ ích. Phụ huynh nên làm gương trong giao tiếp, tránh sử dụng ngôn ngữ không phù hợp trước mặt trẻ.

Ngoài ra, có thể giáo dục trẻ qua câu chuyện hoặc phim hoạt hình, giúp trẻ hiểu hậu quả của lời nói không phù hợp. Nếu trẻ nói như vậy trong lúc giận dữ, hãy hướng dẫn trẻ cách diễn đạt cảm xúc một cách tích cực và phù hợp hơn. Kiên nhẫn và đồng hành là chìa khóa, vì trẻ cần thời gian để thay đổi thói quen. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia tâm lý hoặc giáo dục để tìm hướng xử lý phù hợp hơn.

Trẻ mẫu giáo học theo bạn nói bậy, chuyên gia mách cách xử lý khéo, amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 7

Chuyên gia: Bố mẹ nói con nít có biết gì đâu, tưởng yêu thương nhưng hóa ra là hại
Hiện nay, nhiều phụ huynh có xu hướng bao biện, bên vực cho hành vi sai của trẻ bằng câu nói "Con nít có biết gì đâu"...

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm