Chuyên gia: Bố mẹ nói "con nít có biết gì đâu", tưởng yêu thương nhưng hóa ra là hại

Thi Thi - Ngày 19/11/2024 19:00 PM (GMT+7)

Hiện nay, nhiều phụ huynh có xu hướng bao biện, bên vực cho hành vi sai của trẻ bằng câu nói "Con nít có biết gì đâu"...

Trong đời sống hàng ngày, không ít lần chúng ta nghe thấy câu nói "Con nít có biết gì đâu" từ các bậc phụ huynh khi nói về hành vi sai trái của trẻ. Câu nói này có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng liệu nó có thực sự đúng đắn? Có những khía cạnh nào cần xem xét khi bàn về vấn đề này?

Đúng là trẻ em còn nhỏ tuổi, chưa có đủ trải nghiệm và hiểu biết để nhận thức rõ ràng về thế giới xung quanh. Trẻ em thường hành động theo cảm xúc, theo bản năng và theo những gì quan sát từ bố mẹ và môi trường.

Chính vì vậy, việc bố mẹ bao biện cho hành vi sai của trẻ bằng cách nói rằng "con nít có biết gì đâu" có thể là một cách để giảm nhẹ trách nhiệm của trẻ trong một số tình huống. Điều này cũng thể hiện sự thông cảm đối với sự non nớt và thiếu kinh nghiệm của trẻ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, việc luôn bao biện cho hành vi sai của trẻ không phải là một cách tiếp cận tốt. Khi bố mẹ không yêu cầu trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình, trẻ có thể không học được bài học quan trọng về hậu quả của hành động.

Từ đó, có thể dẫn đến việc trẻ không phát triển được kỹ năng tự kiểm soát và không nhận thức được các chuẩn mực xã hội. Trẻ có thể nghĩ rằng mọi hành vi sai trái đều có thể được tha thứ chỉ vì chúng còn nhỏ.

Vì vậy, bố mẹ cần có trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ, nhận thức về hành động của mình và học được những bài học quý giá cho cuộc sống. Việc này nuôi dưỡng trẻ phát triển nhân cách, trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm.

Về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đưa ra những phân tích sâu sắc hơn, hỗ trợ phụ huynh nhìn nhận rõ vấn đề và có phương pháp uốn nắn, kỷ luật con kịp thời.

Chuyên gia: Bố mẹ nói amp;#34;con nít có biết gì đâuamp;#34;, tưởng yêu thương nhưng hóa ra là hại - 2Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Chuyên gia: Bố mẹ nói amp;#34;con nít có biết gì đâuamp;#34;, tưởng yêu thương nhưng hóa ra là hại - 3

Vì sao một số bậc phụ huynh lại có xu hướng bao biện cho hành vi sai trái của con? Điều này có thể phản ánh điều gì trong mối quan hệ gia đình?"

Thực tế, nhiều lý do khác nhau để phụ huynh có xu hướng bao biện cho hành vi của con, đầu tiên là vì bố mẹ không nghĩ đó là sai. Do đó, phụ huynh cho rằng đây là hành vi bình thường, ví dụ trường hợp trẻ nói dối, nói bậy... nếu có chuẩn mực văn hóa gia đình thấp.

Lý do thứ hai, bố mẹ biết đó là hành vi sai, nhưng không nghĩ rằng con mình đủ độ tuổi để nhận ra điều đó là sai. Ví dụ, trường hợp trẻ 3 tuổi đánh bà, một số người mẹ sẽ phản ứng "Ôi! con nít có biết gì đâu, bé vẫn còn nhỏ, nên không sao có thể chờ đến khi trẻ được 5 hoặc 10 tuổi, lúc đó dạy con cũng chưa muộn". 

Lý do thứ ba, bố mẹ có xu hướng chịu thua con, trước đó bố mẹ đã từng có những giải pháp cụ thể, nhưng sau đó trẻ ăn vạ, hờn dỗi, khóc, không ăn cơm... vì vậy bố mẹ chọn cách thỏa hiệp.

Một số lý do khác, có thể liên quan đến việc ở cùng ông bà được cưng chiều, hay bố mẹ bất đồng trong cách dạy con, bản thân bố mẹ gặp nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống... 

Chuyên gia: Bố mẹ nói amp;#34;con nít có biết gì đâuamp;#34;, tưởng yêu thương nhưng hóa ra là hại - 4

Thái độ bao biện của bố mẹ đối với những hành vi sai trái của trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách, đạo đức như thế nào?"

Thái độ bao biện của bố mẹ đối với những hành vi sai trái của trẻ sẽ ảnh hưởng đến phát triển tính cách, đạo đức.

Về mặt đạo đức: Nếu bố mẹ không cho trẻ biết chuẩn mực đạo đức, trẻ không biết điều gì nên học, điều gì nên làm và không nên, dễ hình thành chuẩn đạo đức thấp. Trường hợp, bố mẹ phớt lờ một số lỗi nhỏ của trẻ, sẽ dễ dẫn đến việc trẻ phát triển các hành vi sai lớn hơn, ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Về mặt tính cách: Trẻ sẽ tự cho rằng bản thân có quyền làm những điều sai, bởi bố mẹ biết nhưng không can thiệp. Nếu về sau bố mẹ can thiệp, trẻ sẽ có lý do phản bác rằng đây là cuộc sống riêng và bố mẹ không có quyền cấm đoán.

Với kinh nghiệm tư vấn tâm lý nhiều năm, tôi gặp nhiều trường hợp khác nhau, đúc kết ra một điều rằng nếu khi trẻ còn nhỏ và bố mẹ không nuôi dưỡng cẩn thận, sẽ tạo ra hệ lụy lớn trong tương lai.

Đa phần khi trẻ ở tuổi thiếu niên, bố mẹ nhận thấy một số hành vi ngông cuồng của con, lúc này mới phản bác, nhưng trẻ đã hình thành ý thức riêng "Con lớn rồi, không ai được can thiệp hay sửa dạy". Vì vậy, sẽ rất khó để uốn nắn lại, hoặc giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, khi trẻ đã tin bản thân làm những hành động sai đó là bình thường, tạo ra sự lệch lạc trong tính cách và chuẩn mực đạo đức.

Chuyên gia: Bố mẹ nói amp;#34;con nít có biết gì đâuamp;#34;, tưởng yêu thương nhưng hóa ra là hại - 5

Có khi nào việc bao biện cho hành vi sai trái của trẻ có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực trong tương lai, như thiếu trách nhiệm hay gian lận không?

Việc bao biện cho hành vi sai trái của trẻ có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực trong tương lai, như thiếu trách nhiệm hay gian lận.

Bởi ngay từ nhỏ, trẻ không được giáo dục nghiêm khắc về các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức sẽ tự cho quyền "Mình là con nít nên sẽ được tha thứ, không ai có quyền gây cản trở đến cuộc sống...."  Nếu bố mẹ quá nuông chiều hay dễ dãi trong cách nuôi dưỡng, sẽ vô tình khiến trẻ ảo tưởng về cuộc sống sau này.

Chuyên gia: Bố mẹ nói amp;#34;con nít có biết gì đâuamp;#34;, tưởng yêu thương nhưng hóa ra là hại - 6

Có những cách nào để bố mẹ có thể giúp trẻ nhận ra và hiểu rõ hơn về hành vi của mình mà không cần phải bao biện, bênh vực con?​

Điều đầu tiên, bố mẹ cần cho trẻ hiểu đâu là hành vi đúng và sai, nên dạy trẻ sớm nhất có thể. Ví dụ, đối với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể dạy con không được tại phạm các hành vi sai như tự ý đánh bạn, trộm vặt, nói bậy... 

Đối với trẻ lớn hơn, khi đã có khả năng lĩnh hội ngôn ngữ tốt, nếu trẻ thể hiện hành vi không có chuẩn mực, lúc này bố mẹ nên có các bước xử lý kịp thời và dứt khoát, không nên hù dọa hay bỏ lơ... Đặc biệt, bố mẹ không nên hành xử quá đáng khiến trẻ khủng hoảng tinh thần, dẫn đến nghi ngờ về giá trị chính mình.

Trong quá trình phát triển của trẻ, bố mẹ nên kịp thời can ngăn bởi những hành vi không phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cách và đạo đức. Hiện nay, nhiều gia đình Việt có con một, nên đa phần bố mẹ dành trọn vẹn tình yêu thương cho con.

Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông cũng tuyên truyền "Con nít có biết gì đâu", hay "Cháu nó ở nhà ngoan lắm!"... những điều này vô tình tạo ra tâm lý được cưng chiều, ngôn cuồng ở trẻ. Vì vậy, quan trọng là bố mẹ nhìn nhận lại cách thể hiện tình yêu thương với con, liệu phương pháp đã nuôi dạy con phù hợp chưa.

Chuyên gia: Bố mẹ nói amp;#34;con nít có biết gì đâuamp;#34;, tưởng yêu thương nhưng hóa ra là hại - 7

Trẻ biết cãi lời là khôn ngoan? Bố mẹ định hướng đúng tương lai con tươi sáng
Chuyên gia có những lời khuyên hữu ích, giúp bố mẹ phản ứng tích cực hơn khi trẻ thường xuyên cãi lời.

Dạy con cùng chuyên gia

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con