Chuyên gia tâm lý: Trẻ sinh ra đã là nhà khoa học, nhưng bố mẹ vô tình dạy con thành người bình thường

Thi Thi - Ngày 04/05/2024 12:45 PM (GMT+7)

Bố mẹ nên hướng dẫn con một cách khoa học ngay từ khi còn nhỏ, để kích thích niềm đam mê khám phá.

Viện Sức khỏe và Phát triển Trẻ em Quốc gia ở Maryland, Hoa Kỳ, đã dành 14 năm thực hiện một nghiên cứu, và phát hiện ra rằng những đứa trẻ có thể trở thành nhà lãnh đạo, có trí tò mò đặc biệt mạnh mẽ từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi thiếu niên.

Khi trẻ còn nhỏ, thường xem thế giới như một phòng thí nghiệm, không ngừng khám phá và quan sát, kiểm tra đi kiểm tra lại xem các giả thuyết của mình có đúng hay không, rồi sau đó mới nhìn xa hơn.

Lấy một ví dụ rất đơn giản, nếu trẻ nghe đi nghe lại cùng một câu chuyện, sẽ không bao giờ thấy chán. Đôi khi, trẻ sẽ không vui nếu mẹ đọc những câu chuyện khác. Thực chất, trong quá trình nghe, trẻ đang xác nhận lại cao độ, ý nghĩa và cách sử dụng từ nhằm tóm tắt các quy tắc ngữ pháp trừu tượng.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiểu thế giới rất giống các nhà khoa học: Suy nghĩ, đưa ra dự đoán, thực hiện các thí nghiệm và cuối cùng đưa ra kết luận. Điều thúc đẩy trẻ tiếp tục khám phá tò mò mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục, trí tò mò và ham muốn khám phá của nhiều đứa trẻ dần bị hao mòn.

Nhiều đứa trẻ giống như một cỗ máy chuyển động vĩnh viễn với nguồn năng lượng vô tận. Trẻ yêu thích việc học vô tận, và được thúc đẩy bởi sự tò mò.

Tính tò mò tồn tại ngay từ khi đứa trẻ chào đời, nhưng nó cũng rất mong manh nếu bố mẹ không bảo vệ và hướng dẫn đúng cách, khi trẻ lớn lên thì rất dễ bị xóa bỏ.

Vì vậy, muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ có tính tò mò mạnh mẽ, bố mẹ nên hướng dẫn con một cách khoa học ngay từ khi còn nhỏ, để kích thích niềm đam mê khám phá.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ sinh ra đã là nhà khoa học, nhưng bố mẹ vô tình dạy con thành người bình thường - 1

Tạo môi trường khám phá độc lập

Trong khi chơi, trẻ muốn nắm bắt mọi thứ. Trên thực tế, trẻ đang khám phá mối quan hệ nhân quả của sự vật, tìm hiểu về thế giới thông qua các thí nghiệm lặp đi lặp lại và tiếp thu các kỹ năng sống.

Một người mẹ kể lại, trong lần đầu tiên tôi dùng thìa cong cho con trai, chị uốn cong chiếc thìa trước mặt con. Cậu bé phát hiện ra chiếc thìa có thể cong, nên cố uốn lại theo chiều khác và thử xem góc, mức độ uốn cong như thế nào. 

Nên tạo cho trẻ môi trường khám phá độc lập.

Nên tạo cho trẻ môi trường khám phá độc lập.

Khả năng khám phá và học hỏi của trẻ nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Khi chơi, chúng ta phải đọc hướng dẫn để xây dựng một thứ gì đó đàng hoàng. Tuy nhiên, trẻ em dựa vào sự khám phá không ngừng để đúc kết kinh nghiệm hoặc các quy tắc, đồng thời tiếp tục đổi mới, sau đó xây dựng nhiều thứ khác nhau. 

Vì vậy, bốmẹ muốn khơi dậy trí tò mò của con không nên trực tiếp dạy con “phương pháp đúng”, mà nên tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá, để có nhiều cơ hội học tập, đổi mới.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ sinh ra đã là nhà khoa học, nhưng bố mẹ vô tình dạy con thành người bình thường - 3

Trả lời kịp thời các câu hỏi của trẻ

Trẻ từ 3-12 tuổi là giai đoạn nhạy cảm để tiếp thu kiến ​​thức khoa học. Trẻ ở giai đoạn này có tính tò mò, năng động nhất và có tinh thần của một nhà khoa học - trẻ thích đào sâu vào tận đáy sự việc và đuổi theo bố mẹ để hỏi “Tại sao vậy bầu trời xanh?" "Tại sao hoa nở?" "Tại sao máy bay có thể bay?"...

Đối mặt với vấn đề của con, bố mẹ có những phản ứng khác nhau: Kiểu bố mẹ thứ nhất sẽ kiên nhẫn giải đáp, cùng con tìm kiếm câu trả lời, kiểu bố mẹ thứ hai trực tiếp mắng con làm phiền...

Trả lời kịp thời các câu hỏi của trẻ.

Trả lời kịp thời các câu hỏi của trẻ.

Nghiên cứu cho thấy sự tò mò của trẻ có liên quan mật thiết đến phản ứng của những người lớn xung quanh. Nếu người lớn có thể phản ứng kịp thời thì trẻ có thể duy trì được tính tò mò mạnh mẽ.

Là kiểu bố mẹ đầu tiên, mặc dù phải mất một thời gian để trả lời và thậm chí phải cùng con khám phá, nhưng những nỗ lực sẽ được đền đáp xứng đáng.

Có thể trẻ không phải là nhà khoa học, nhưng khát khao tri thức cũng đủ kích thích lòng ham học hỏi.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ sinh ra đã là nhà khoa học, nhưng bố mẹ vô tình dạy con thành người bình thường - 5

Làm thí nghiệm khoa học cùng bé

Các thí nghiệm khoa học thú vị và vui nhộn không chỉ có thể kích thích trí tò mò, mà còn rèn luyện khả năng trí óc, trau dồi kỹ năng quan sát, cải thiện khả năng suy luận logic của trẻ.

Các thí nghiệm khoa học thú vị và vui nhộn không chỉ có thể kích thích trí tò mò.

Các thí nghiệm khoa học thú vị và vui nhộn không chỉ có thể kích thích trí tò mò.

Mặc dù Zai Zai chỉ mới hơn 3 tuổi nhưng bố mẹ đã cùng cậu thực hiện nhiều thí nghiệm khoa học nhỏ. Mỗi lần làm thí nghiệm, cậu bé đều rất tập trung và sẽ nhảy cẫng lên vui sướng khi nhìn thấy hiện tượng mới lạ.

Về sau, mối khi được làm thí nghiệm khoa học, cậu bé sẽ hào hứng chờ đợi.

Kiểu học tập khám phá phong phú này giúp kích hoạt “hệ thần kinh khen thưởng” của não dễ dàng hơn, từ đó tạo ra nhiều động lực học tập hơn cho trẻ.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ sinh ra đã là nhà khoa học, nhưng bố mẹ vô tình dạy con thành người bình thường - 7

3 khác biệt giữa những trẻ được phép và trẻ bị hạn chế chơi với nước từ nhỏ
Theo các chuyên gia, việc trẻ chơi với nước đúng cách cũng tác động tích cực đến phát triển tính cách và trí tuệ.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi