Trẻ thường xuyên nói "Sao cũng được" là dấu hiệu con đang gặp vấn đề nào đó, bố mẹ nên nhận ra sớm và điều chỉnh phù hợp.
Một người mẹ kể rằng, thời gian trước vợ chồng chị đưa con trai 7 tuổi đi tham quan trang trại nông sản, trong suốt quá trình đi cậu bé thường tỏ thái độ thờ ơ, không quan tâm đến câu hỏi của bố mẹ.
Mẹ: Con muốn ăn gì?
Con trai: Sao cũng được ạ!
Mẹ: Con chơi trò này không?
Con trai: Sao cũng được ạ!
Khi con trai liên lục trả lời "Sao cũng được", điều này khiến vợ chồng chị bối rối, xen lẫn lo lắng.
Nhà tâm lý học người Mỹ Tim Murphy từng chỉ ra, bên yếu hơn trong một mối quan hệ thường thể hiện sự tức giận với bên mạnh hơn bằng những cách gián tiếp. Những phương pháp gián tiếp này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc trì hoãn, cố tình chọc tức, trả thù bí mật và trốn tránh, tất cả đều là những cuộc tấn công vô hình.
Trẻ em thích nói “Sao cũng được”, đó thực chất là một cách trốn tránh. Trẻ không có cách nào trực tiếp chống cự lại bố mẹ nên chỉ có thể bày tỏ sự bất mãn bằng cách nói hoa mỹ này, mong bố mẹ sẽ đối xử công bằng với con hơn.
Tim Murphy cũng chỉ ra nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ thể hiện tính cách này, cũng như giúp bố mẹ hóa giải, gần gũi hơn với con.
Sở dĩ trẻ thích nói “Sao cũng được” có thể là do bố mẹ đã làm sai 2 điều
Bố mẹ can thiệp quá nhiều và lo liệu mọi việc
Nhà giáo dục người Ý Montessori từng nói: "Sự trưởng thành của một đứa trẻ không phụ thuộc vào những gì chúng ta làm cho trẻ, mà phụ thuộc vào những gì trẻ có thể làm cho chính mình".
Nếu bố mẹ can thiệp quá nhiều và lo liệu mọi việc, trẻ sẽ không có cơ hội phát triển và trưởng thành một cách tự nhiên. Trẻ cần được khuyến khích khám phá, thực hành và tự giải quyết vấn đề để có thể phát triển toàn diện.
Khi bố mẹ quá bảo vệ và lo lắng, trẻ sẽ không có cơ hội rèn luyện khả năng tự lập, tự tin và sáng tạo. Trẻ chỉ biết dựa dẫm mà không chịu tự mình làm việc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất học tập của trẻ.
Nếu bố mẹ can thiệp quá nhiều và lo liệu mọi việc, trẻ sẽ không có cơ hội phát triển.
Bố mẹ phủ nhận năng lực của con
Tâm lý chung của nhiều phụ huynh là lo lắng con mắc lỗi, làm sai nên vô tình xem nhẹ khả năng của con.
Ví dụ, nếu trẻ muốn học piano, một số bố mẹ sẽ nói: "Con không có năng khiếu âm nhạc và ngón tay của con lại ngắn. Con chắc chắn sẽ không trở thành nghệ sĩ piano giỏi. Vì vậy, đừng lãng phí tiền vào việc học môn này!"
Trẻ sẽ cảm thấy bị đánh giá thấp, không được tin tưởng vào khả năng của bản thân. Điều này có thể dẫn đến tâm lý tự ti, nản chí, từ bỏ ý tưởng và mục tiêu của riêng mình.
Nếu bố mẹ phủ nhận và kìm nén con lâu ngày, quả thật con sẽ bớt kiêu ngạo và đỡ phải nhiều rắc rối nhưng lại hủy hoại thứ quý giá nhất là sự tự tin.
Trẻ sẽ cho rằng ý tưởng của mình là sai và không xứng đáng có quyền quyết định. Dần dần, trẻ sẽ thường xem đó là cách thản nhiên và không còn cố gắng nữa.
Để con được làm những điều mình muốn một cách độc lập, bố mẹ phải thay đổi
Dần dần buông bỏ và để trẻ tự quyết định
Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Hãy cố gắng để con tự quyết định xem mình muốn ăn gì, muốn chơi ở đâu và muốn được thưởng gì.
Nếu trẻ không thể quyết định và gặp khó khăn trong việc lựa chọn, bố mẹ có thể đưa ra nhiều lựa chọn hơn hoặc từ từ hướng dẫn trẻ bày tỏ suy nghĩ thật của mình.
Khi đề cập đến những vấn đề lớn như đi học hay lựa chọn nghề nghiệp, nên thảo luận với con, tôn trọng ý kiến và để con tham gia vào việc ra quyết định. Chỉ khi đó con mới có động lực học tập và làm việc hơn.
Dần dần buông bỏ và để trẻ tự quyết định.
Tôn trọng cảm xúc của trẻ
Đặt tình huống, khi trẻ nói đã no, bố mẹ không nên nói: "Con ăn ít quá, sao có thể no được?" Tất nhiên con có quyền cho biết mình đã ăn no chưa. Lúc này bố mẹ nên tôn trọng và tin tưởng.
Việc phản bác lại lời của con có thể khiến trẻ cảm thấy bị đánh giá thấp, không được lắng nghe và tôn trọng. Điều này có thể dẫn đến tâm lý bị ức chế, không dám bày tỏ cảm xúc thật.
Thay vì vậy, bố mẹ nên hỏi thêm xem con còn muốn ăn gì nữa không, hoặc đề xuất để con ăn dần dần nếu vẫn còn đói.
Bằng cách tôn trọng cảm xúc, bố mẹ mới có thể giúp con xây dựng được sự tự tin và khả năng tự lập. Khi được tin tưởng, trẻ sẽ dần biết lắng nghe và xử lý tốt hơn các vấn đề trong cuộc sống.
Ngược lại, nếu bị bác bỏ, trẻ sẽ luôn nghi ngờ về khả năng của bản thân, không dám thể hiện cảm xúc thật và hướng về sự phụ thuộc vào bố mẹ. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về tâm lý và hành vi ở trẻ sau này.
Vì vậy, việc tôn trọng và tin tưởng vào trẻ là một trong những yếu tố then chốt để giúp con phát triển và trưởng thành.
Làm rõ vấn đề là của trẻ hay của bố mẹ
Một số phụ huynh muốn giải quyết ngay khi con gặp vấn đề, nhưng thực tế điều này hoàn toàn không cần thiết. Chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, khi trẻ gặp vấn đề nào đó, bố mẹ không nên can thiệp quá mức mà nên học cách tích cực lắng nghe và hướng dẫn con từng bước để tự mình giải quyết.
Khi bố mẹ để con học cách tự lập, trẻ sẽ dần phát triển tốt hơn.
Khi bố mẹ tích cực lắng nghe, đặt câu hỏi mở và hướng dẫn con từng bước, trẻ sẽ dần học cách nhận diện vấn đề, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Quá trình này không chỉ giúp con giải quyết được vấn đề mà còn xây dựng được kỹ năng quan trọng như tư duy logic, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với hành động của mình.
Làm bố mẹ không bao giờ dễ dàng, nhưng nếu kiên nhẫn và không ngừng nỗ lực để trở thành những người bố, người mẹ tốt hơn. Bằng cách này, giúp trẻ phát triển tốt, xây dựng được mối quan hệ gắn bó, tin tưởng giữa bố mẹ và con cái.