Học cách bày tỏ và quản lý cảm xúc là kỹ năng quan trọng bố mẹ nên dạy cho con.
Một chuyên gia tâm lý gợi ý “phương pháp 4 bước” để giải quyết những tình huống trẻ không thể kiểm soát tốt như khóc, cáu kỉnh, bực bội, ăn vạ... Nếu bố mẹ tuân thủ đúng, có thể nuôi dưỡng tính cách trẻ kiên cường, biết cách bộc lộ và làm chủ cảm xúc tốt, rèn luyện EQ cao.
Nhận thức được cảm xúc của trẻ và chấp nhận nó
Một người mẹ kể, cậu con trai 3 tuổi thường xuyên bộc phát sự bực bội. Trước đây, mỗi khi thấy con khóc, chị thường yêu cầu con "Ngừng khóc ngay", nhưng điều này khiến cậu bé khóc to hơn, như thể những lời nói ấy càng làm tăng thêm cơn giận và sự ấm ức trong lòng. Chị cảm thấy bất lực, không biết phải làm gì để giúp con.
Vào một hôm, trong một khoảnh khắc đầy cảm xúc, chị quyết định thay đổi cách tiếp cận. Thay vì thúc ép con ngừng khóc, chị nhẹ nhàng xoa dịu cảm xúc bằng giọng nói bình tĩnh: “Mẹ biết con đang tức giận và cảm thấy khó chịu.” Câu nói này là lời an ủi, thể hiện sự thấu hiểu và chấp nhận cảm xúc của trẻ.
Điều này thực sự hữu ích. Khi bố mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, nhận thức và chấp nhận cảm xúc, trẻ sẽ cảm thấy được thấu hiểu và dần bình tĩnh lại. Trẻ nhỏ, trong quá trình phát triển tâm lý, cần cảm thấy rằng cảm xúc được công nhận và tôn trọng.
Khi trẻ nhận ra rằng mẹ hiểu được cảm xúc của mình, sẽ dần học cách quản lý cảm xúc của bản thân tốt hơn. Thay vì phản ứng bằng cách khóc to hơn, trẻ có thể bắt đầu diễn đạt những gì cảm thấy bằng lời nói.
Đồng cảm và giúp trẻ thể hiện cảm xúc
Khi tiếng khóc đã lắng xuống, người mẹ bày tỏ cảm xúc một cách nhẹ nhàng: “Việc con muốn làm vẫn chưa xong, cảm thấy rất buồn phải không?”
Cậu con trai lau nước mắt, nức nở nói: "Con làm không tốt, rất khó chịu ạ!" Những lời nói chân thật ấy chính là dấu hiệu cho thấy cậu bé đang dần bình tĩnh lại, và việc diễn đạt là một bước quan trọng trong việc quản lý cảm xúc.
Khi bố mẹ dùng ngôn ngữ đồng cảm để kết nối với con, giúp cậu bé nhận ra rằng cảm xúc là bình thường và được chấp nhận. Điều này vô cùng cần thiết, vì trẻ thường cảm thấy cô đơn trong những lúc bực bội và khó chịu, iệc có một người hiểu mình sẽ tạo ra cảm giác an toàn và yên lòng.
Khi "bộ não cảm xúc" được kết nối với "bộ não lý trí", cậu bé bắt đầu hiểu rằng việc cảm thấy tức giận hay khó chịu không có gì sai trái. Khi lý trí trở lại, trẻ có khả năng suy nghĩ rõ ràng và nhận thức về cảm xúc một cách sâu sắc hơn.
Thoát khỏi cảm xúc và đối mặt với vấn đề
Sau đó, người mẹ nói: “Mẹ cũng thường xuyên gặp phải những thất bại. Có khi mẹ không làm được một việc gì đó, nên rất buồn.” Chị nhìn vào mắt con, thấy đồng cảm và sự tò mò. "Nhưng sau đó, mẹ đã học được một phương pháp rất hữu ích. Đó là chia mục tiêu lớn thành những nhiệm vụ nhỏ và giao chúng để hoàn thành mỗi ngày. Dần dần, mẹ đã hoàn thành mục tiêu lớn mà trước đây tưởng chừng như không thể.”
Chia sẻ kinh nghiệm thất bại của bản thân cũng tương đương với việc đưa ra một mẫu hình tham khảo cho con. Khi trẻ thấy rằng mẹ cũng đã trải qua những lúc khó khăn, sẽ dần dần nhận ra rằng ai cũng sẽ trải qua thất bại. Điều này giúp trẻ cảm thấy bớt cô đơn.
Cuộc trò chuyện cởi mở giúp cậu bé an tâm, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển cảm xúc và tinh thần. Qua mỗi lần chia sẻ như vậy, tình cảm giữa mẹ và con ngày càng gắn bó hơn, đồng thời dạy cho trẻ những bài học quý giá về sự kiên nhẫn và quyết tâm trong cuộc sống.
Hướng dẫn trẻ phân tích nguyên nhân và giải quyết vấn đề
Thấy con gật đầu, chị hỏi: “Con có thể nói cho mẹ biết muốn xây lâu đài kiểu gì không?” Cậu bé nghĩ một chút rồi nói về những khối xây dựng mà mình đã hình dung, với ngọn tháp cao, cánh cửa lớn và các bức tường chắc chắn.
“Mẹ ơi, con muốn nó phải thật vững chãi và đẹp đẽ!” Cậu bé hào hứng chia sẻ.
Chị mỉm cười, khuyến khích con tiếp tục: “Bây giờ chúng ta cùng xem, vấn đề là gì? Đế của các khối xây dựng không ổn định, hay kích thước của hai khối xây dựng không khớp nhau?”
Dưới sự hướng dẫn của mẹ, đứa trẻ dần tìm ra nguyên nhân khiến các khối xây dựng bị sập. Cậu bắt đầu nhận thấy rằng nếu không có một nền tảng vững chắc, công trình sẽ không thể đứng vững. Cùng nhau, đã thảo luận về cách tạo ra một phần đế chắc chắn, sử dụng các khối lớn hơn ở dưới để nâng đỡ cho những khối nhỏ hơn phía trên.
“Chúng ta có thể đặt những khối này dưới đáy để tạo thành một nền tảng vững chắc,” cậu bé đề xuất, ánh mắt lấp lánh niềm tin.
Chị gật đầu đồng tình, cảm thấy tự hào về cách tư duy của con. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn, cậu bé đã thành công trong việc xây dựng nên “siêu lâu đài” mà mình hằng mơ ước.
Việc rèn luyện khả năng chống lại sự thất vọng không thể đạt được trong một sớm một chiều. Bố mẹ nên đồng hành, quan sát, nhận thức và hướng dẫn một cách chu đáo.