Đứa trẻ có IQ cao thường bộc lộ một số hành vi trong cuộc sống hàng ngày.
Mọi đứa trẻ đều có năng khiếu và tiềm ẩn nhiều lợi thế. Chỉ số IQ được hiểu đơn giản là một phép đo tương đối của khả năng thông minh của một người so với nhóm so sánh cùng tuổi. IQ được tính dựa trên các bài kiểm tra thông minh tiêu chuẩn và được phát triển bởi các nhà tâm lý học.
Trong hệ thống đánh giá thông minh thông thường, trung bình IQ được xác định là 100, và khoảng 68% dân số có IQ trong khoảng từ 85 đến 115. Đồng thời, đứa trẻ có IQ cao thường bộc lộ thông qua hành vi trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu trẻ có 5 hành vi này chứng tỏ chỉ số IQ cao, bố mẹ nên nhận biết sớm để giúp con phát huy tài năng tốt.
Nói nhiều
Nhiều phụ huynh cảm thấy khó chịu, đau đầu khi trẻ nói nhiều.
Trên thực tế, trẻ thích cho thấy tư duy rõ ràng, điều kiện tốt để rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ.
Trẻ nhỏ thường có tính cách vui vẻ và sự tò mò cao, nên muốn chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của mình với thế giới xung quanh. Bằng cách nói, trẻ tạo ra một cầu nối giữa ý tưởng trong tâm trí của mình và thực tế bên ngoài.
Trẻ nhỏ thường có tính cách vui vẻ và sự tò mò cao.
Tuy nhiên, để tránh một số trường hợp trẻ nói những điều không phù hợp, bố mẹ hướng dẫn con một cách chính xác. Điều này bao gồm việc giải thích cho trẻ biết khi nào nên nói và khi nào không nên nói, cũng như phân biệt các trường hợp nói.
Ví dụ, trẻ cần được hướng dẫn về việc giữ im lặng trong các tình huống nhạy cảm như khi người khác đang nói chuyện quan trọng hoặc trong lớp học.
Luôn tìm hiểu cặn kẽ mọi việc
Một số trẻ đặc biệt thích suy nghĩ, sau đó đặt những câu hỏi khó hiểu và không bỏ cuộc cho đến khi tìm ra sự thật. Đây là một phẩm chất có thể dẫn đến thành công trong nhiều lĩnh vực.
Những trẻ này thường có khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phân tích và khám phá cao. Trẻ không chỉ chú trọng đến những thông tin hiện có, mà còn khám phá sâu hơn để tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế hoạt động của mọi thứ xung quanh. Việc đặt những câu hỏi khó có thể thúc đẩy trẻ phát triển khả năng tư duy logic, quan sát, và giải quyết vấn đề.
Một số trẻ đặc biệt thích suy nghĩ, sau đó đặt những câu hỏi khó hiểu.
Đối với những trẻ như vậy, bố mẹ có thể huấn luyện và khuyến khích việc sử dụng kỹ năng này một cách hiệu quả. Bố mẹ có thể thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động tư duy như trò chơi câu đố, thách thức trí tuệ, hoặc thảo luận về các vấn đề phức tạp.
Ngoài ra, việc đặt quy tắc cho trẻ là quan trọng để hướng dẫn sử dụng kỹ năng một cách hợp lý. Khi trẻ mất kiên nhẫn với những câu hỏi mà người khác không muốn trả lời hay không có câu trả lời rõ ràng, bố mẹ có thể giúp trẻ nhận biết rằng không phải lúc thích hợp để tiếp tục đặt câu hỏi.
Bố mẹ có thể giải thích cho trẻ về việc tôn trọng ý kiến và sự riêng tư của người khác, khuyến khích trẻ tìm hiểu thông qua các nguồn tài liệu khác hoặc thảo luận với bố mẹ.
Trẻ nghịch ngợm
Trẻ thích nghịch ngợm thường có khả năng thực hành, tính tò mò cao. Và việc khám phá những điều mới mẻ có thể mang đến cho họ những trải nghiệm tuyệt vời. Nếu bố mẹ nhận thấy rằng con bạn đặc biệt hứng thú với việc tiếp nhận những kiến thức mới, hãy khuyến khích trẻ tham gia vào lĩnh vực khoa học, thủ công...
Bố mẹ có thể cung cấp cho trẻ những tài liệu, sách vở hoặc video giáo dục về các lĩnh vực khoa học như vật lý, hóa học, sinh học, hoặc thiên văn học. Đồng thời, hãy khuyến khích trẻ thực hiện các thí nghiệm đơn giản tại nhà để trải nghiệm trực tiếp quá trình khám phá và tìm hiểu.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dành thời gian cùng con chơi những trò thủ công sáng tạo và thú vị. Với việc tham gia vào các hoạt động như xếp hình, lắp ráp, vẽ tranh, nặn đất sét, hoặc thủ công đơn giản, trẻ có thể thực hành và phát triển khả năng sáng tạo.
Trẻ thích nghịch ngợm thường có khả năng thực hành, tính tò mò cao.
Nhạy cảm
Những đứa trẻ có năng khiếu đặc biệt thường có sự nhạy cảm đặc trưng. Trẻ có khả năng đồng cảm mạnh mẽ và nhạy bén đối với những biểu hiện tâm trạng của mọi người xung quanh, bao gồm cả bố mẹ.
Nếu mẹ không vui hoặc bố tức giận, trẻ có thể nhận thấy sự thay đổi. Với khả năng đồng cảm của mình, trẻ có thể cố gắng làm điều gì đó để an ủi và khích lệ người khác.
Để trẻ phát huy năng khiếu đặc biệt này, bố mẹ có thể tạo ra một môi trường gia đình thoải mái, nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về cảm xúc của mình một cách chân thành.
Những đứa trẻ có năng khiếu đặc biệt thường bộ lộ sự nhạy cảm đặc trưng.
Thích nói chuyện với chính mình
Việc trẻ tự nói chuyện một mình không chỉ là một trò vui đơn thuần, mà còn là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của khả năng tư duy và ngôn ngữ. Từ khoảng 1,5 tuổi trở đi, trẻ thường bắt đầu tự nói chuyện với chính mình khi tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
Đây là một cách để trẻ thể hiện suy nghĩ và ý thức về thế giới xung quanh. Trong quá trình này, trẻ có thể phát triển khả năng sắp xếp, sắp đặt các ý tưởng trong đầu mình. Trẻ có thể mô phỏng các tình huống, giải quyết vấn đề, và thể hiện suy nghĩ của mình một cách riêng biệt.
Bố mẹ có thể im lặng lắng nghe và quan sát cách trẻ sắp xếp ý tưởng, sử dụng ngôn ngữ và biểu đạt cảm xúc. Việc này giúp bố mẹ có cái nhìn sâu hơn về quá trình tư duy, từ đó tạo ra cơ hội để tương tác, hỗ trợ phát triển trí tuệ và ngôn ngữ.