Chuyên gia: Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có đặc điểm chung này từ bàn tay

Hạ Mây - Ngày 17/03/2022 19:05 PM (GMT+7)

Cha mẹ muốn biết liệu con mình có chỉ số IQ cao hay không, có thể quan sát một số tín hiệu trên đôi bàn tay trẻ.

Chuyên gia: Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có đặc điểm chung này từ bàn tay - 1

Đối với người lớn, việc cầm nắm đồ vật bằng tay là điều thường thấy, nhưng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc hoàn thành các cử động của tay là một trải nghiệm rất mới lạ.

Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori cũng từng nói, "Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh". Do đó, cha mẹ muốn biết liệu con mình có chỉ số IQ cao hay không, các chuyên gia gợi ý nên nhìn vào đôi bàn tay của trẻ thông qua tín hiệu trên đó.

Khi bé bắt đầu tự tay khám phá thế giới bên ngoài đồng nghĩa với việc tâm lý đang dần trưởng thành, các cử động tương ứng sẽ ngày càng nhiều hơn, điều này chứng tỏ não bộ đang phát triển.

Chuyên gia: Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có đặc điểm chung này từ bàn tay - 2

Hai nguyên tắc phát triển vận động của trẻ

Nguyên tắc về kích thước

Khi mới sinh ra, đôi bàn tay của trẻ thường nắm chặt, bởi vì động tác của trẻ tuân theo nguyên tắc “quy luật về kích thước”, từ tổng thể đến các bộ phận, từ động tác lớn đến động tác tinh nhỏ.

Về sau, trẻ sẽ bắt đầu học các vận động tay thông qua việc ngậm, mút tay hoặc tập cầm nắm một vật gì đó. Khi em bé thành thạo việc cầm nắm, các cử động tay sẽ được phát triển tốt hơn.

Cha mẹ muốn biết liệu con mình có chỉ số IQ cao hay không, nên nhìn vào đôi bàn tay của trẻ thông qua tín hiệu trên đó.

Cha mẹ muốn biết liệu con mình có chỉ số IQ cao hay không, nên nhìn vào đôi bàn tay của trẻ thông qua tín hiệu trên đó.

Nguyên tắc đầu xuôi, đuôi lọt

Sự phát triển vận động của bé theo thứ tự từ đầu đến cuối, lúc mới sinh chỉ thè miệng, thè lưỡi, sau đó mới phát triển các cử động tay, sau khi tập tốt các động tác tay tiếp đến là động tác chân.

Nếu các cử động tay không được luyện tập đủ sẽ ảnh hưởng đến việc bò và đứng, vì vậy việc rèn luyện các cử động tay là rất quan trọng đối với bé.

Mối quan hệ giữa bàn tay và não bộ vô cùng mật thiết, mỗi ngón tay tương ứng với một vùng khác nhau trong phản ứng của não, ảnh hưởng đến sự tập trung, phong cách tư duy, cảm nhận về không gian của trẻ,… 

Chuyên gia: Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có đặc điểm chung này từ bàn tay - 4

4 dấu hiệu này trên bàn tay cho thấy bé thông minh

Sau khi con chào đời, để nhận biết chỉ số thông minh của trẻ, cha mẹ có thể quan sát thông qua một số dấu hiệu sau đây trên bàn tay.

Chuyên gia: Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có đặc điểm chung này từ bàn tay - 5

Bàn tay hay nắm chặt

Khi nhắc đến bàn tay em bé, mọi người thường nghĩ đến một đôi bàn tay nhỏ nhắn thường hay nắm chặt.

Đôi khi người lớn không thể kéo duỗi thẳng ra được, nếu đặt một ngón tay vào, bé sẽ nắm chặt một cách vô thức. Thực chất đây là phản xạ xúc giác có điều kiện của trẻ.

Thích ngậm hoặc mút tay

Trẻ dưới 2 tuổi thường có thói quen mút tay. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lo lắng trẻ sẽ nuốt phải vi khuẩn, virus trên tay nên thường cấm con.

Thực tế, việc trẻ ở độ tuổi này thích mút tay có tác động tích cực đến trí não của trẻ, bởi não bộ của trẻ ở độ tuổi này cần được kích thích nhiều hơn. Trẻ đưa tay vào miệng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển nâng cao của hệ giác quan và hệ vận động, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển.

Ngoài ra, việc mút tay cũng là một cách tự an ủi về mặt cảm xúc, có lợi cho sự phát triển nhận thức về bản thân. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 3 tuổi mà vẫn mút tay thì cha mẹ cần chỉnh sửa lại.

Việc trẻ thích mút tay có tác động tích cực đến trí não của trẻ, bởi não bộ của trẻ cần được kích thích nhiều hơn.

Việc trẻ thích mút tay có tác động tích cực đến trí não của trẻ, bởi não bộ của trẻ cần được kích thích nhiều hơn.

Các ngón tay linh hoạt

Khi được 2-3 tháng tuổi, bàn tay của em bé sẽ không còn nắm chặt như nắm đấm nữa. Lúc này, bé đã nhận ra rằng, đôi tay của mình có thể làm được nhiều việc.

Đây là độ tuổi mà bé tò mò nhất, chúng luôn thích dùng tay cầm, sờ vào bất kỳ đồ vật nào trong tầm với. Ngay cả khi chơi với đồ chơi, chúng không chỉ cầm mà còn làm các động tác nghịch ngợm khác.

Lúc này, cha mẹ có thể mang đến cho bé một số đồ chơi nhỏ để chúng cầm nắm. Bằng cách này, bé không chỉ vận động được đôi tay mà còn thúc đẩy sự phát triển thị giác, tránh tình trạng mắt bị lác khi nhìn chăm chăm vào một chỗ.

Biết cách lấy chính xác thứ mình muốn

Mặc dù trẻ sơ sinh 2-3 tháng có thể cầm nắm đồ vật, nhưng hầu hết chúng không nắm chặt và dễ làm rơi. Tình trạng này sẽ không được cải thiện cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi.

Lúc này, bé sẽ có thể lấy chính xác thứ mình muốn, nắm thật chặt, dễ dàng cho ngay vào miệng. Lúc này, sự linh hoạt và khả năng phối hợp các ngón tay đã thực sự phát triển.

Nếu bé sẽ có thể lấy chính xác thứ mình muốn, nắm thật chặt, dễ dàng cho ngay vào miệng, cho thấy sự linh hoạt và khả năng phối hợp các ngón tay đã thực sự phát triển.

Nếu bé sẽ có thể lấy chính xác thứ mình muốn, nắm thật chặt, dễ dàng cho ngay vào miệng, cho thấy sự linh hoạt và khả năng phối hợp các ngón tay đã thực sự phát triển.

Chuyên gia: Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có đặc điểm chung này từ bàn tay - 8

Giúp trẻ cử động các ngón tay linh hoạt theo độ tuổi

Trẻ 0-3 tháng tuổi

Nếu mẹ quan sát thấy cánh tay trẻ luôn vẫy vẫy, thích mút tay và thích dùng tay sờ vào đồ chơi, nếu bé có những cử động này có nghĩa là não bộ đang phát triển, quá trình tập vận động tay đã bắt đầu.

Sau đó, cha mẹ nên cố gắng tạo cơ hội cho bé tăng cường rèn luyện cử động tay, mẹ có thể treo một số đồ chơi trong tầm nhìn của bé để kích thích bé vươn tay, cầm nắm, tập vận động tay.

Trẻ 3-6 tháng

Lúc này trẻ đã có thể cầm nắm đồ chơi, và hai tay sẽ nắm chặt lại, khi lấy đồ chơi, hai tay có thể giúp nhau và mắt bắt đầu nhìn xa hơn. 

Cha mẹ có thể chuẩn bị các lego và các quả bóng màu theo cách có mục tiêu, và để con cố gắng phân loại chúng.

Trẻ 6-12 tháng tuổi, bàn tay của bé hoàn toàn có thể cầm nắm thức ăn, bình sữa, quần áo và các vật dụng khác, đặc biệt các ngón tay đã linh hoạt hơn.

Trẻ 6-12 tháng tuổi, bàn tay của bé hoàn toàn có thể cầm nắm thức ăn, bình sữa, quần áo và các vật dụng khác, đặc biệt các ngón tay đã linh hoạt hơn.

Trẻ 6-12 tháng

Bàn tay của bé hoàn toàn có thể cầm nắm thức ăn, bình sữa, quần áo và các vật dụng khác, đặc biệt các ngón tay đã linh hoạt hơn.

Điều này cũng cho thấy rằng các cử động của tay đã trở nên tinh tế hơn, và não bộ cũng phát triển theo. Cha mẹ cần chú ý an toàn trong khi tập cho bé vận động, có thể thử để bé tự tay “gắp” thức ăn nhưng cần đề phòng trường hợp bé ăn nhầm đồ chơi nhỏ.

Trẻ 1 đến 2 tuổi

Khi bé đã cơ bản thuần thục các cử động tay, cần chú ý rèn luyện sự đồng bộ và phối hợp của tay và mắt. Điều này có tác động tích cực đến nhận thức của trẻ về màu sắc và hình dạng.

Trẻ sau 2 tuổi

Về cơ bản các cử động tay của trẻ đã hoàn thiện, điều quan trọng là cổ tay, lòng bàn tay, các ngón tay, sự linh hoạt và khả năng phối hợp. Trong trường hợp này, hãy để trẻ tự làm những điều cơ bản như buộc dây giày, mặc quần áo, sắp xếp đồ chơi... 

Khi mới bắt đầu vận động tay, trẻ sẽ đột ngột thích cầm nắm và ném đồ vật, nhiều bậc cha mẹ rất bức xúc vì điều này, tuy nhiên cha mẹ nên hiểu về quá trình vận động ở trẻ, cần kiên nhẫn nhằm tránh ảnh hưởng đến sự linh hoạt của tay chân và sự phát triển của trẻ về sau.

Trẻ sau 2 tuổi, hãy để trẻ tự làm những điều cơ bản như buộc dây giày, mặc quần áo, sắp xếp đồ chơi...

Trẻ sau 2 tuổi, hãy để trẻ tự làm những điều cơ bản như buộc dây giày, mặc quần áo, sắp xếp đồ chơi... 

Mẹ cao 1m58 nuôi con trai 1m85, vì làm đúng 4 điều mà trẻ dễ cao trên 1m80
Nếu cha mẹ áp dụng phương pháp cải thiện phù hợp, nhiều trẻ nhỏ vẫn đạt được chiều cao lý tưởng dù mang gen di truyền thấp.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh