Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra

Thi Thi - Ngày 30/04/2024 19:15 PM (GMT+7)

Lời nói của bố mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.

Các chuyên gia nhận định, thói quen diễn đạt ngôn ngữ xấu sẽ xâm chiếm cuộc sống của chúng ta theo những cách không thể tưởng tượng được, làm xáo trộn tinh thần, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Giáo dục bạo lực bằng lời nói vô thức ảnh hưởng lớn đến trẻ, đặc biệt trong 5 tình huống này, 90% phụ huynh đang vô thức làm nhưng không nhận ra sự nguy hại.

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 1

Mối quan tâm chuyển thành lời buộc tội

Tình huống: Đứa trẻ đã không làm tốt trong kỳ thi.

Bố mẹ: "Con bị làm sao vậy? Nói ngay cho mẹ biết sao lại làm bài điểm kém thế này!"

Chuyên gia gợi ý: “Chúng ta có thể cùng nhau tìm cách để cải thiện điểm số của con”

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 2

Trước những lời chỉ trích, đứa trẻ giống như một con sư tử con giận dữ, sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào.

Thực tế, phụ huynh muốn quan tâm đến trẻ nhưng lại đặt câu hỏi với giọng điệu khiêu khích. Kết quả là vấn đề không được giải quyết, ngược lại còn gây ra mâu thuẫn, khiến giữa bố mẹ và con cái rơi vào vòng xoáy buộc tội và bào chữa.

Trong khi đó, nếu bố mẹ dùng ngôn ngữ tường thuật để diễn đạt thì trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 3

Việc hướng dẫn trở nên phàn nàn

Tình huống: Bố mẹ đã dạy nhiều lần nhưng trẻ vẫn chưa học được.

Bố mẹ: "Sao con ngốc quá vậy? Mẹ đã dạy con làm bao nhiêu lần?"

Chuyên gia gợi ý: "Chúng ta cùng xem lại cách con đang làm nhé, xem bài tập này sai ở đâu"

Tình huống này đôi khi xảy ra khi trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức hoặc không quan tâm đến việc học. Điều này khiến trẻ thiếu hứng thú, sự mất tập trung, khó khăn trong việc hiểu và tiếp thu thông tin, hoặc cảm giác áp lực và căng thẳng liên quan đến việc học.

Thay vì hướng dẫn chuyển san phàn nàn, bố mẹ nên tiếp cận vấn đề một cách khéo léo và sáng tạo. Hãy thử hiểu sâu hơn về lý do tại sao trẻ không học được. Có thể trò chuyện tình cảm và lắng nghe trẻ để tìm hiểu ý kiến, suy nghĩ, và cảm xúc của trẻ về việc học. 

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 4

Sau khi hiểu được gốc rễ của vấn đề, bố mẹ có thể cùng trẻ tìm kiếm các phương pháp học phù hợp và thú vị hơn. Một cách tiếp cận cá nhân hóa việc học, bằng cách tìm hiểu sở thích và niềm đam mê riêng của trẻ, có thể giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và động lực cao hơn. Ví dụ, nếu trẻ thích âm nhạc, bố mẹ có thể tìm cách kết hợp âm nhạc vào quá trình học tập, như hát bài hát hoặc tạo ra các bản nhạc giúp nhớ bài học.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài, hỏi ý kiến các giáo viên hoặc chuyên gia giáo dục về cách tiếp cận và phương pháp học tập phù hợp với trẻ. 

Cuối cùng, bố mẹ cần nhớ rằng mỗi trẻ có tiến độ và phong cách học riêng. Thành công không phải lúc nào cũng đến từ việc học theo cách truyền thống. Quan trọng hơn cả là tạo ra một môi trường học tập yêu thích, khám phá sự đa dạng của phương pháp học tập và đảm bảo rằng trẻ cảm thấy được giá trị của việc học.

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 5

Lo lắng biến thành kiểm soát

Tình huống: Vì sợ biểu diễn trước đám đông nên trẻ rụt rè, rụt rè, không dám lên sân khấu.

Bố mẹ "Chỉ là buổi diễn đơn giản có gì phải sợ? Con chẳng làm được gì cả"

Chuyên gia gợi ý: "Lúc còn nhỏ, mẹ cũng lo lắng như con, nhưng khi bước lên sân khấu mẹ cảm thấy không đáng sợ như mình nghĩ nữa. Con hãy thử dũng cảm bước lên nhé!"

Cảm giác lo lắng có thể làm trẻ cảm thấy mất tự tin và không an tâm khi đứng trước một đám đông. Trẻ sợ hãi về việc mắc lỗi, quên lời hoặc không được đánh giá tốt. Khi nỗi lo của bố mẹ trở thành kiểm soát, trẻ sẽ trở nên rụt rè hơn và không dám thể hiện bản thân.

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 6

Thay vì chỉ đơn thuần đòi hỏi hoặc ép buộc trẻ tham gia biểu diễn, hãy tạo ra một môi trường an toàn và đáng tin cậy để trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Lắng nghe một cách chân thành và tôn trọng cảm xúc, giúp trẻ cảm thấy được quan tâm và không cô đơn trong việc đối mặt với khó khăn này. 

Một bước tiếp theo quan trọng là xây dựng sự tự tin của trẻ bằng cách dần dần giúp trẻ vượt qua mức độ lo lắng và rụt rè. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc tạo ra những tình huống, để trẻ tham gia biểu diễn trước một nhóm nhỏ bạn bè hoặc gia đình.

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 7

Khuyến khích biến thành đổ lỗi

Tình huống: Trẻ đã đạt điểm cao trong kỳ thi Toán, nhưng trong bảng xếp hạng học sinh xuất sắc vẫn thua bạn A 2 bậc.

Bố mẹ "Có phải con đang kiêu ngạo và tự mãn? Đứng thứ 3 trong lớp thì cũng không có gì vẻ vang" 

Chuyên gia gợi ý: "Mẹ biết con đã cố gắng, học hành chăm chỉ để đạt được thành tích này, con đang làm rất tốt!" 

Thực tế, nhiều phụ huynh luôn muốn khuyến khích con phát triển tốt hơn, nhưng khi nhận ra trẻ không đạt được thành tích như mong đợi, có thể chuyển hướng sang trách móc, so sánh và đổ lỗi. Điều này, dần khiến trẻ nghi ngờ hơn về bản thân mình. 

Thay vì chỉ tập trung vào việc so sánh và đổ lỗi, bố mẹ hãy tôn trọng sự cố gắng của trẻ. Việc đạt điểm cao trong kỳ thi là một thành tựu đáng khâm phục và đáng tự hào.

Giải thích rằng thứ hạng không phản ánh đầy đủ khả năng và giá trị cá nhân của trẻ. Mỗi người có những tài năng và điểm mạnh riêng, và quan trọng hơn là trẻ đã cống hiến và đạt được điểm cao trong kỳ thi.

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 8

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 9

Bạo lực lời nói

Tình huống: Trẻ trèo rất cao và sợ bị ngã.

Bố mẹ: "Mới chơi có một chút lại bướng bỉnh rồi, sao con lúc nào cũng làm phiền bố mẹ vậy?"

Chuyên gia gợi ý: "Con nhớ chơi an toàn, đừng leo cao sẽ rất nguy hiểm, nếu ngã sẽ rất đau đấy."

Bố mẹ nào cũng yêu thương và mong muốn cho con mình một tuổi thơ hạnh phúc, nhưng khi giao tiếp, vô thức nói ra những lời lẽ ác ý nhằm công kích.

Theo thời gian, não của trẻ sẽ hình thành một cơ chế phòng vệ để chặn giọng nói đó Khi cánh cửa đối thoại với trẻ bị đóng lại, trẻ sẽ không thể hợp tác tốt với bố mẹ.

Vì vậy, nếu bố mẹ nhận thấy việc giao tiếp với các con không được suôn sẻ, hãy bắt đầu ý thức được cảm xúc của mình. Nếu nhận ra có điều gì đó không ổn sau khi trút hết cảm xúc, hãy cố gắng dừng lại đúng lúc. Trước tiên hãy giải quyết cảm xúc của mình, sau đó mới giải quyết được vấn đề.

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 10

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra - 11

3 kiểu trẻ sinh ra để trở thành bậc thầy học thuật, không cần lo lắng tương lai, thành công đang đến gần
Những đứa trẻ học tập tốt, biết định hướng, mục tiêu về trong cuộc sống thường dễ đạt được thành công.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con