Truyện cổ tích: Sự tích Tết Trung Thu

Thi Thi - Ngày 28/09/2023 14:16 PM (GMT+7)

Tết Trung Thu thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm, là một ngày lễ có ý nghĩa lớn của người Việt.

Truyện cổ tích: Sự tích Tết Trung Thu - 2

Sự tích Tết trung thu Rằm tháng 8

Tục vui Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755). Về sau được lan rộng ra các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa.

Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết.

Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tại Việt Nam sử sách không nói rõ dân ta bắt đầu tổ chức Tết trung thu từ bao giờ. Chỉ biết rằng mấy trăm năm trước tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng 8 âm lịch các khu chợ đã trưng bày nhiều mặt hàng mang màu sắc Trung thu như lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo. Người mua với người xem đông như hội. Ngoài các loại đồ chơi, đồ trang trí, bánh kẹo còn trưng bày nhiều loại mặt nạ, đầu lân sư tử.

Ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong "Việt Nam Phong tục": "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".

Truyện cổ tích: Sự tích Tết Trung Thu - 4

Sự tích Tết Trung Thu về chị Hằng

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ.

Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị 1 học trò tên là Bồng Mông nhìn thấy.

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử, trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết.

Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người trông giống Hằng Nga.

Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục "bái nguyệt" vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

Truyện cổ tích: Sự tích Tết Trung Thu - 6

Thử tài trí nhớ qua những câu đố vui

Truyện cổ tích: Sự tích Tết Trung Thu - 7

1

Tết Trung Thu thường diễn ra vào ngày nào hàng năm?

Ngày 14 tháng 8 ÂL.

Ngày 15 tháng 8 ÂL.

2

Trong câu chuyện, Hậu Nghệ nên duyên vợ chồng với ai?

Hằng Nga.

Chức Nữ.

3

Sau khi uống thuốc, Hằng Nga bay đến mặt trăng hóa thân thành gì?

Tiên nữ.

Thị nữ.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Truyện cổ tích: Ông lão đánh cá và con cá vàng
Chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng mang nội dung ca ngợi về sự biết ơn, lên án và phê phán đức tính nhu nhược và đưa ra bài học cho những kẻ tham...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Sưu tầm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi