“Đứa trẻ giỏi nhất chưa chắc đã là đứa trẻ thành công và hạnh phúc nhất”

Hạ Mây - Ngày 02/04/2022 16:52 PM (GMT+7)

Từ vụ việc nam sinh ở Hà Nội như một lời cảnh tỉnh, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm lý của con em mình.

“Đứa trẻ giỏi nhất chưa chắc đã là đứa trẻ thành công và hạnh phúc nhất” - 1

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng xôn xao và bàng hoàng trước cái chết của nam sinh cấp 3 tên L.N.N.M. (16 tuổi), đã leo ra ban công, nhảy từ tầng 28 xuống đất, dẫn tới tử vong.

Trước khi xảy ra vụ việc, em để lại bức thư tuyệt mệnh. Trong thư, em gửi lời tạm biệt đến cha mẹ, cũng như giãi bày những áp lực của mình trong suốt thời gian qua.

Cái chết thương tâm của cậu học sinh 16 tuổi khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, đặc biệt là các phụ huynh có con trong độ tuổi của M.

“Đứa trẻ giỏi nhất chưa chắc đã là đứa trẻ thành công và hạnh phúc nhất” - 2

Từ câu chuyện của nam sinh Hà Nội, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về tâm lý ở trẻ vị thành niên

Ở cái tuổi trăng rằm đẹp và trong sáng nhất của thời học sinh, M chọn cái chết để kết thúc cuộc đời thay vì sống với những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. 

Từ câu chuyện của M, có thể thấy việc em chọn cái chết không phải là hành động bột phát, xốc nổi mà là cái kết cay đắng của những chuỗi ngày phải chịu đựng quá nhiều áp lực.

Thực tế, trẻ em lứa tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) là thời kỳ quan trọng và mới mẻ trong cuộc đời. Bởi lúc này là giai đoạn có nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn trước. Các nội tiết tố sinh trưởng và sinh sản phát triển, chuẩn bị cho dậy thì.

Trẻ bắt đầu lớn lên nhanh và thay đổi rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý. Hệ thần kinh thực vật phát triển, trẻ hay có cảm giác hồi hộp, khó thở... Trẻ quan tâm đến sự thay đổi cơ thể mình.

Phát triển tâm lý của trẻ có khuynh hướng tự lập, nó sẽ kích thích tính độc lập, sáng tạo trong học tập và hoạt động. Sự bắt chước đã mang tính chất lựa chọn, nhưng đối tượng mà trẻ bắt chước vẫn mang tính cụ thể và đồng nhất với nhân vật.

Ở thời điểm này, trẻ dễ chịu nhiều áp lực về học hành, cuộc sống, nên dễ gặp các chứng rối loạn trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi chống đối xã hội, rối loạn thích ứng, tâm thần phân liệt khởi phát sớm.

Do đó, sự giáo dục của thầy cô, cha mẹ nên hết sức tế nhị, khéo léo trong quá trình giao tiếp và thái độ ứng xử với trẻ.

Việc tiếp cận khéo léo để trở thành người bạn lớn của trẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết để có thể giúp trẻ làm chủ và thích ứng với những thay đổi phức tạp trong tình cảm của mình.

“Đứa trẻ giỏi nhất chưa chắc đã là đứa trẻ thành công và hạnh phúc nhất” - 3

Vậy cha mẹ nên làm thế nào để không tạo áp lực học hành lên con trẻ?

Từ vụ việc nam sinh ở Hà Nội, như một lời cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm lý của con em mình, lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp thay vì quá áp đặt và nghiêm khắc.

Hãy trao và gửi gắm niềm tin nơi con chứ đừng đưa ra khuôn mẫu 

Câu chuyện thành tích và điểm số trong học hành đã chẳng còn gì xa lạ. Còn nhớ câu chuyện hồi cuối tháng 3 vừa qua, các bậc phụ huynh đã phải dậy sớm xếp hàng dài chờ đợi nộp hồ sơ cho con thi vào một trường điểm có tiếng. 

Chọn môi trường học tập tốt nhất cho con và ước mong con học tốt - Là ước mơ không của riêng ai, nhưng điều quan trọng là không phải cha mẹ nào cũng hiểu con thích gì, mong muốn điều gì. 

Ở độ tuổi THPT, trẻ hoàn toàn biết yêu ghét rõ ràng, biết ước mơ và nguyện vọng của chính bản thân mình. Vậy nên, cha mẹ hãy thực sự là những người đồng hành thấu hiểu và sẻ chia của con, bởi hơn ai hết, chính chúng ta thừa hiểu rằng con đường thành công nhiều chông gai như thế nào.

Cha mẹ nên trao cho trẻ niềm tin, đừng trao kỳ vọng để biến nó thành gánh nặng đeo bám và trở thành nỗi ám ảnh của trong tâm trí trẻ.

Cha mẹ nên trao cho trẻ niềm tin, đừng trao kỳ vọng để biến nó thành gánh nặng đeo bám và trở thành nỗi ám ảnh của trong tâm trí trẻ.

Và mỗi khi trẻ thất bại, điều con cần nhất đôi khi chỉ là một cái ôm, một cái vỗ vai đầy yêu thương “Không sao đâu, cha mẹ tin con sẽ làm tốt ở những lần sau”. 

Hãy luôn đặt mình vào vị trí của con, nếu trẻ chưa làm được như kỳ vọng, hãy hiểu rằng chính con cũng đang áy náy, tiếc nuối. Lúc này, động lực lớn nhất cho con chính là niềm tin của cha mẹ. 

Do đó, điều quan trọng là cha mẹ trao cho trẻ niềm tin, đừng trao kỳ vọng để biến nó thành gánh nặng đeo bám và trở thành nỗi ám ảnh của trong tâm trí trẻ.

Hãy để con được sống cuộc đời của chính mình

Như chia sẻ của chuyên gia giáo dục học Đinh Đoàn “Đứa trẻ giỏi nhất chưa chắc đã là đứa trẻ thành công và hạnh phúc nhất”. Mà điều quan trọng nhất của cuộc sống là được hạnh phúc.

Có cảm nhận được hạnh phúc thì cuộc sống mới có ý nghĩa, mới quý giá và đáng trân trọng từng phút giây. Và nếu trẻ cảm nhận được hạnh phúc từ cuộc sống mình đang có, chắc chắn trẻ sẽ không bao giờ suy nghĩ dại dột hay muốn buông bỏ.

Cha mẹ có thể gửi gắm những gì mình mong muốn, nhưng hãy trao quyền quyết định cho trẻ, không nên ép buộc trẻ sống cuộc đời mà chúng ta mong muốn. 

Hãy định hướng và đồng hành bên trẻ, đừng áp đặt con vào cái khuôn sẵn mà chúng ta cho rằng là hợp nhất, là tốt nhất, là sung sướng nhất. 

Sự động viên của cha mẹ có thể là nguồn động lực lớn giúp trẻ vượt qua khó khăn.

Sự động viên của cha mẹ có thể là nguồn động lực lớn giúp trẻ vượt qua khó khăn.

Quan tâm và nhận biết nếu con gặp khó khăn

Hãy chú ý quan sát con và đừng coi nhẹ các biểu hiện tâm lý của trẻ. Nếu thấy trẻ biểu hiện áp lực ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể chúng cần thêm sự trợ giúp. Tuỳ vào mức độ mà cha mẹ có thể nghĩ đến việc đưa con đi tham vấn tâm lý hoặc tìm một ai khác có khả năng giúp con chia sẻ về điều đang khiến con bận tâm. 

Theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý, tìm sự cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi, đời sống xã hội và hoạt động thể chất là rất quan trọng. Điều này giúp trẻ giữ cân bằng trong cuộc sống, đảm bảo bản thân sẽ thoải mái và giảm bớt cảm giác căng thẳng.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ dùng bữa cùng gia đình và trò chuyện với con nhiều hơn. Điều này sẽ tạo cơ hội cho trẻ trò chuyện với cha mẹ và các thành viên trong gia đình về bất cứ điều gì con muốn.

Thực tế, mỗi chúng chỉ được sống một lần trên đời, vậy nên, hãy để trẻ được là chính mình, được hồn nhiên sống với khát khao, hoài bão, được phép sai, được buồn bã, được thể hiện cảm xúc chân thật của bản thân. Vì mỗi đứa trẻ là cá thể độc lập.

Việc cha mẹ nuôi nấng và chăm sóc trẻ cũng tựa như người làm vườn. Hãy mang đến cho con thứ con cần chứ không phải là thứ tốt nhất. Hãy để mầm cây lớn và phát triển hiên ngang dưới ánh mặt trời, đừng mong sao chép hay trở thành một phiên bản nào khác.

Việc cha mẹ đồng hành và quan tâm, cũng giúp trẻ phát triển thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Việc cha mẹ đồng hành và quan tâm, cũng giúp trẻ phát triển thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Trẻ có 3 cơ hội để thông minh hơn trong đời, đừng bỏ lỡ thời điểm tốt nhất
Giáo sư Richard, một nhà tâm lý học tại Đại học Harvard cho biết rằng, não bộ của trẻ sẽ trải qua 3 thời kỳ phát triển đỉnh cao.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm