Hiện nay nhiều trẻ có biểu hiện nhút nhát, ngại thể hiện mình. Làm sao để trẻ có thể tự tin trước đám đông?
Là bậc phụ huynh ai cũng mong muốn con mình trưởng thành đầy tự tin, nhưng sự tự tin không phải bẩm sinh mà cần nhận được sự công nhận và khuyến khích liên tục từ bố mẹ.
Cách giáo dục của bố mẹ là một phần rất quan trọng giúp con khai mở được khả năng tiềm ẩn, và điều kiện quyết định trẻ có trở thành thiên tài hay không chính là cách giáo dục mà trẻ nhận được. Vậy nên sử dụng lời khen đúng cách sẽ giúp con bạn trở nên tự tin và hiểu được chính mình.
Dưới đây là 10 câu nói dành cho các mẹ, mỗi câu nói thể hiện thái độ và cách xử lý của mẹ trước những vấn đề mà con trẻ gặp phải. Mẹ có thể ghi nhớ và áp dụng vào cuộc sống thường ngày để giúp con tự tin, trở nên vui vẻ, thoải mái, tích cực và lạc quan hơn.
"Mẹ tin con có thể làm được"
Sự tin tưởng của bố mẹ sẽ là động lực để trẻ cố gắng.
Đối mặt với thế giới xa lạ và chưa được nhiều người biết đến, dù trẻ đầy tò mò và mong muốn khám phá nhưng khi bắt đầu trải nghiệm chúng sẽ có một chút sợ hãi và lo lắng.
Sự tự tin của một đứa trẻ trong việc kiểm soát cuộc sống tương lai của mình phần lớn đến từ sự tin tưởng của cha mẹ. Điều đó sẽ khiến đứa trẻ tin rằng mình sẽ trở nên khéo léo, chu đáo và mạnh mẽ hơn, ngay cả khi còn rất nhiều điều để trải nghiệm, nhất là khi trẻ đối mặt với thất bại. Vì vậy, bố cha mẹ có thể đồng hành cùng con nhìn về sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Khi trẻ có những băn khoăn trước những cơ hội và thách thức, cha mẹ nên thể hiện tinh thần luôn sát cánh bên con và khuyến khích trẻ cố gắng.
Một lời nói đơn giản như “mẹ tin rằng con có thể làm được điều đó”, một cái nhìn kiên quyết hay một cái ôm ấm áp là tất cả mà mẹ cần làm để mang đến cho đứa trẻ sự hỗ trợ tinh thần lớn nhất trong thời điểm.
"Mẹ có thể nhìn thấy con làm tốt"
Đồng hành cùng con là cách tốt nhất để mẹ có thể hiểu được bé nhiều hơn.
Cha mẹ thông minh là những người biết sử dụng ánh mắt để nhận ra được vấn đề mà trẻ đang lo lắng, từ đó thể hiện được cái nhìn thấu đáo để phát hiện ra những thay đổi của trẻ. Tuy nhiên, lời khuyên cho các mẹ trong trường hợp này là hãy quan sát sự việc một cách chi tiết, không phóng đại vấn đề hay hạ thấp nó, sau đó hãy cho trẻ biết được những tiến bộ và thiết sót của con trong một vấn đề nào đó.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, giao tiếp bằng ánh mắt là cách nắm bắt thông tin tốt nhất, vậy hãy sử dụng ánh mắt để gửi gắm tâm tư rằng “mẹ có thể nhìn thấy con làm tốt” để trẻ có thể hiểu được những lời bạn chưa nói quá ánh mắt.
Khi mẹ trao đổi với trẻ về một vấn đề nào đó hãy cho trẻ thấy được quan điểm và thái độ của bạn. Ví dụ: mẹ vui, thích, đồng ý hay bác bỏ,...
Đồng thời mẹ hãy là người hướng dẫn trẻ hiểu thế mạnh của mình và dần dần biết cách đưa ra quan điểm đúng đắn về cuộc sống và các giá trị khác.
"Mẹ hiểu mà!"
.
Trẻ con sống trong cảm xúc và tưởng tượng của riêng mình, điều này người lớn khó có thể hiểu được. Tuy nhiên, để bọn trẻ tin rằng bố mẹ hiểu mình và cách cư xử của mình là cơ sở của mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp thì bố mẹ vẫn phải cố gắng rất nhiều.
Trong trường hợp này, cha mẹ cần suy ngẫm và thay đổi những lời nói, việc làm thường ngày của trẻ. Đôi khi mẹ cần ngồi xuống và nói chuyện với trẻ một cách bình tĩnh về cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Chỉ bằng cách chấp nhận cảm xúc của trẻ và nói với trẻ rằng bạn có thể hiểu trẻ, bạn là người gần gũi nhất với con và chỉ có bạn mới có thể mở rộng trái tim của trẻ.
Hiểu biết không có nghĩa là che đậy những mâu thuẫn, sai sót và thiếu sót. Mẹ nên để trẻ tự nhận ra lỗi của mình và hướng dẫn trẻ suy nghĩ, thay đổi. Nhưng bạn cũng nên tự điều chỉnh ý kiến của bản thân và tự nhủ rằng phần lớn lỗi của trẻ không phải do khiếm khuyết về tính cách hay phẩm chất mà là do trẻ thiếu kinh nghiệm.
Khi trẻ dần hình thành thói quen sẵn sàng giao tiếp với cha mẹ bình đẳng trong mọi trường hợp, không sợ hãi hay lo lắng, cha mẹ có thể giúp trẻ giải quyết vấn đề và trau dồi thái độ lạc quan hay không. Sự bình đẳng và giao tiếp chính là nấc thang tự tin cho trẻ.
"Mẹ sẽ bảo vệ con”
“Mẹ sẽ bảo vệ con” là thông điệp về sự che chở mà bạn nên truyền tải đến trẻ.
Trẻ em cần được cha mẹ bảo vệ khi những tình huống xấu, “mẹ sẽ bảo vệ con” là thông điệp về sự che chở mà bạn nên truyền tải đến trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên mang đến cho trẻ sự phụ thuộc. Những đứa trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức sẽ không thể tự mình suy nghĩ hay động lực để trẻ tự giải quyết một vấn đề nào đó.
Vì vậy, cha mẹ trong trường hợp này “bảo vệ” này là giúp trẻ học cách chăm sóc bản thân tốt hơn, học cách đối mặt với rủi ro và tránh rơi vào những tình huống khó khăn.
"Con làm sai cũng không sao!"
Cha mẹ đừng sợ con mắc sai lầm, chỉ cần để con trải qua thất bại thì mới có thể động viên con tiếp tục nỗ lực.
Con người mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi, đối với người lớn thì lại càng khó tránh khỏi đối với trẻ nhỏ.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sự tự tin thực sự bên trong của một người được tích lũy từng chút một, nếu một đứa trẻ sợ thất bại hay phạm phải sai thì đứa trẻ đó sẽ không thể nào có được những trải nghiệm đáng nhớ trong quá trình chúng trưởng thành.
Cha mẹ đừng sợ con mắc sai lầm, chỉ cần để con trải qua thất bại thì mới có thể động viên con tiếp tục nỗ lực, vì thành công không ở đâu xa mà chính là những trải nghiệm trong cuộc sống thường ngày của trẻ.
"Mẹ rất coi trọng cảm xúc của con”
Mẹ hãy xem những cảm xúc bị xáo trộn của trẻ chỉ là hành vi bình thường.
Ở trẻ nhỏ, cảm xúc của trẻ rất phong phú và dễ dao động, và trẻ thường không biết tại sao mình cảm thấy khó chịu. Tóm lại, chỉ là không vui.
Vì vậy, biện pháp đối phó tốt nhất là mẹ hãy coi những cảm xúc bị xáo trộn của con như những hành vi bình thường, đừng tỏ ra chán ghét nó và phản ứng mạnh mẽ.
Mặc dù đôi khi bạn không thể hiểu hết suy nghĩ của con trẻ nhưng hãy thể hiện và đồng cảm với trẻ rằng những cảm xúc ấy là những điều tuyệt vời mà con phải trải qua trong quá trình trưởng thành.
"Con sẽ làm quen với các bạn nhanh thôi!"
Mẹ nên là cầu nối để con mở rộng mối quan hệ và thoải mái giao lưu cùng bạn bè.
Ngày nay, ngày càng nhiều trẻ em mắc chứng lo âu khi vui chơi cùng các bạn, tính cách nhút nhát và hướng nội khiến chúng thích bám bố mẹ hơn là nhập cuộc vào các nhóm bạn.
Trong trường hợp này, mẹ hãy là cầu nối để con làm quen nhiều bạn mới, thêm vào đó mẹ nên dạy trẻ đối xử với bạn bè và những người xung quanh một cách nhẹ nhàng, thân thiện.
"Con có thể tự lo cho mình"
Hãy trao cho trẻ niềm tin, kích hoạt tính tự chủ để đứa trẻ tiếp tục khám phá cuộc sống và suy nghĩ của chính mình.
Khi con bạn lớn lên, bạn nên từ từ trao cho con một số quyền lực để con nhận biết được giá trị của bản thân và tự hiểu được chính mình. Đồng thời, trao cho trẻ niềm tin, kích hoạt tính tự chủ để đứa trẻ tiếp tục khám phá cuộc sống và suy nghĩ của chính mình.
"Có một số việc con có thể tự làm"
Mẹ có thể bắt đầu dạy con tự lập từ những việc nhỏ trong nhà.
Thay vì liên tục làm thay con, tốt hơn hết mẹ nên là người hướng dẫn trẻ, để con tự suy nghĩ và tự giải quyết vấn đề. Bởi vì, những chỉ dẫn quá mức của mẹ sẽ khiến trẻ trở nên bất lực và hèn nhát. Hãy để trẻ tự học cách giải quyết vấn đề khó khăn, tự trẻ trải nghiệm và làm giàu vốn sống của chính mình.
"Bố mẹ ủng hộ sở thích của con"
Thể hiện sự tôn trọng sở thích của con cũng là cách giúp trẻ tự tin hơn.
Trẻ em luôn có những sở thích và ước mơ của riêng mình. Đối với những ước mơ đó nếu có thể mẹ hãy hỗ trợ và luôn khích lệ trẻ.
Hãy để đứa trẻ nhận ra tài năng và khả năng của mình và cảm thấy ý nghĩa của sự bền bỉ, và trẻ sẽ tự tin hơn.
Sự tự tin là một loại sức mạnh mà bạn có thể truyền đạt cho trẻ thông qua những tình huống hàng ngày, mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay để giúp trẻ hình thành sự tự tin ngay từ những giây phút đầu tiên chào đời.