Giáo sư tâm lý nổi tiếng Li Meijin đã chỉ ra rằng, trẻ thức dậy nếu có 3 biểu hiện này cho thấy chỉ số EQ cao.
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều yếu tố giúp trẻ thành công trong tương lai, trong đó IQ và EQ là nền tảng cơ bản cần có, rất quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển tư duy của trẻ nhỏ.
Tiến sĩ tâm lý học Gorman của Đại học Harvard nhận định rằng, 80% thành công của một người là trí tuệ cảm xúc (EQ) và 20% còn lại là IQ. Chính vì vậy, yếu tố quyết định phần lớn thành tích của con người không phải tài năng thiên bẩm mà là trí tuệ cảm xúc.
Thay vì chỉ tập trung phát triển IQ cho trẻ như trước đây, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ chú trọng trau dồi cân đối cả tư duy (IQ) lẫn trí tuệ cảm xúc (EQ) cho con của mình, như một nền tảng vững chắc cho thành công của trẻ.
Tầm quan trọng của EQ đối với sự thành công của trẻ trong tương lai
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, chỉ cần có chỉ số IQ cao thì trẻ sẽ thành công hơn trên con đường học tập và cuộc sống tương lai. Trên thực tế, chỉ số cảm xúc (EQ) mới là yếu tố quan trọng trong sự phát triển, nếu thiếu thì khả năng của trẻ có thể sẽ giảm hơn một nửa.
EQ được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.
Theo nghiên cứu, những người có EQ cao thường là những người có khả năng chịu được áp lực, bình tĩnh trước mọi tình huống. Họ còn là người giàu tình cảm, biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với người khác.
IQ và EQ là nền tảng cơ bản cần có, rất quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển tư duy của trẻ nhỏ.
Trong khi đó, một đứa trẻ có chỉ số EQ cao sẽ giúp phát triển khả năng giao tiếp giao tiếp tốt, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè và thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để giúp trẻ có thể thành công vững chắc trong tương lai.
EQ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển trẻ. Cụ thể, chúng ta dễ dàng quan sát, nếu một đứa trẻ có chỉ số EQ thấp, trẻ sẽ khó bộc lộ cảm xúc, khó hòa nhập và ít bạn bè.
Do đó, ngoài việc trau dồi trí thông minh thì cải thiện chỉ số EQ sớm cũng là nền tảng quan trọng giúp trẻ thành công và hạnh phúc hơn trong tương lai.
3 biểu hiện sau khi thức dậy cho thấy trẻ có chỉ số EQ cao
Giáo sư tâm lý nổi tiếng Li Meijin đã chỉ ra rằng, ngay từ giai đoạn sơ sinh cha mẹ có thể dự đoán chỉ số EQ của con thông qua một số biểu hiện thường ngay, nếu trẻ thức dậy nếu có 3 biểu hiện này cho thấy chỉ số EQ cao.
Quan sát xung quanh sau khi thức dậy
Một số bé rất ngoan ngoãn, sau khi ngủ dậy không những không khóc mà còn tự mình nhìn cái này cái kia trên giường. Cha mẹ đừng lo lắng vì con bạn khác với những đứa trẻ bình thường.
Khi trẻ nhìn xung quanh một cách ngẫu nhiên, đó thực sự là một quá trình học hỏi. Trẻ đang học cách làm quen, có trí nhớ và hiểu biết về môi trường xung quanh.
Từ biểu hiện hàng ngày của bé, cho thấy bé sở hữu EQ cao, có thể điều chỉnh cảm xúc nhanh phù hợp với từng môi trường.
Sau khi ngủ dậy không những không khóc mà còn tự mình nhìn cái này cái kia trên giường, với tâm trạng vui vẻ cho thấy trẻ có EQ cao.
Chơi một mình sau khi thức dậy
Một số trẻ thức dậy không khóc to mà bình tĩnh quan sát xung quanh, hoặc tự choi một mình. Điều đó cho thấy trẻ có khả năng tự xoa dịu cảm xúc của mình khi thức dậy và tìm cách làm cho bản thân vui vẻ, tự mình vui vẻ, điều này rất độc lập.
Trẻ biết lắng nghe
Những đứa trẻ có chỉ số thông minh cảm xúc cao thường là những trẻ biết lắng nghe những câu chuyện của người khác. Cha mẹ cũng hoàn toàn có thể dạy trẻ cách lắng nghe mọi người.
Ngoài ra, với các bé lớn hơn, trẻ có chỉ số EQ cao có khả năng nhận biết và gọi tên chính xác cảm xúc bằng lời nói. Ví dụ như trẻ có thể nói "con cảm thấy buồn, con không thể đi chơi cùng bạn bè", "con cảm thấy rất phấn khích khi có một chiếc xe đạp mới".
Trẻ tự chơi một mình sau khi thức dậy cho thấy trẻ có khả năng tự xoa dịu cảm xúc của mình khi thức dậy và tìm cách làm cho bản thân vui vẻ
Vậy làm thế nào giúp trẻ tăng chỉ số EQ, dễ dàng thành công hơn trong tương lai?
Nếu cha mẹ nắm vững phương pháp và có chủ ý thực hành, việc trau dồi EQ cho trẻ sẽ dễ dàng hơn.
Giúp con hiểu và biểu đạt cảm xúc của chính mình
Nhà tâm lý học người Mỹ, tiến sĩ John Gottman cho rằng có 3 hành vi không có lợi cho việc phát triển EQ: Bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của trẻ; không hài lòng với những cảm xúc tiêu cực, thậm chí buộc tội hoặc trừng phạt cảm xúc đó và cuối cùng là chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, nhưng không hướng dẫn trẻ đối phó với cảm xúc đó.
Khi trẻ có những biểu hiện hoặc cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chấp nhận chúng như một phần của cuộc sống trong trẻ và hướng dẫn các em cách ứng phó với chúng.
Trò chuyện và chia sẻ cùng con nhiều hơn là cách tốt giúp trẻ trau dồi EQ.
Nếu có những hành vi không phù hợp, hãy giải thích cho con hiểu rõ vì sao hành vi đó không nên xảy ra. Hiểu rõ nơi nào thì nó có thể xảy ra, hướng dẫn xử lý những tình huống tương tự với cách thích hợp hơn.
Trau dồi thái độ lạc quan
Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Nguyên do là chỉ có lạc quan trẻ mới có thể đối mặt với mọi vấn đề chủ động hơn, có khả năng chống thất vọng tốt hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.
Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ em bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng.
Cha mẹ chia sẻ và dành thời gian cho trẻ
Việc chia sẽ và dành thời gian cho nhau sẽ giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn. Đừng kiệm lời với trẻ con nhất là những lời khen ngợi và khuyến khích trẻ.
Mỗi ngày bố mẹ nên dành thời gian để kể cho con nghe những mẩu chuyện nhỏ để con hiểu và chủ động tạo nên cảm xúc trong mình.
Tạo môi trường tốt để trẻ phát triển bản thân
Việc giáo dục hiện nay không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn phải phát triển song song các kỹ năng xã hội cho trẻ.
Phát triển bé trong một môi trường giáo dục tốt bé sẽ luôn được khuyến khích, tìm ra và phát huy hết điểm mạnh của bản thân, rèn luyện cùng nhau thi đua học tập, phát triển bé thành một công dân xuất sắc trong tương lai.
Giúp trẻ giữ thái độ lạc quan cũng là cách tốt cha mẹ nên áp dụng để cải thiện EQ cho con.