Một báo cáo nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng, trong cuộc đời của một đứa trẻ có 3 cơ hội để cải thiện chỉ số IQ và trở nên thông minh hơn.
Con cái thông minh, dễ thương, lớn lên khỏe mạnh chắc hẳn là mong ước lớn nhất của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng nếu không tìm đúng thời điểm và phương pháp, thì dù cha mẹ có bỏ bao nhiêu tâm sức và tiền bạc, cũng có khả năng thu được rất ít.
Một báo cáo nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng, trong cuộc đời của một đứa trẻ có 3 cơ hội để cải thiện chỉ số IQ và trở nên thông minh, đặc biệt là giai đoạn thời thơ ấu chứ không phải trong thời gian học phổ thông như nhiều người vẫn nghĩ.
Richard Weissbourd, giáo sư tâm lý học hành vi trẻ em tại Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát và nghiên cứu về sự phát triển thể chất, tinh thần và não bộ của trẻ nhỏ, kết quả cho thấy hầu hết trẻ em đều có 3 thời kỳ phát triển trí não cao nhất trong đời, tức là trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn.
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng THCS là thời điểm để con trở nên thông minh, tuy nhiên đây không phải là giai đoạn thích hợp, vì lúc này trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn học sâu. Trên thực tế, thời điểm này là đã quá muộn. Lúc này, sự phát triển trí não của trẻ đã trưởng thành, và sẽ rất khó để trau dồi các khả năng khác nhau của trẻ.
3 giai đoạn phát triển trí não tốt nhất ở trẻ
Trẻ từ 0-3 tuổi
Thời kỳ đầu tiên có thể cải thiện chỉ số IQ của trẻ là 0 đến 3 tuổi, nhưng đây là giai đoạn mà các bậc cha mẹ dễ bỏ qua và lãng quên nhất.
Nghiên cứu khoa học tìm thấy trọng lượng não của trẻ sơ sinh chỉ bằng 25% so với người lớn, ở độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi, trọng lượng não của trẻ sẽ tăng lên 85%.
Cân nặng ngày càng tăng, trí não của trẻ phát triển rất nhanh. Trong giai đoạn này, tốc độ kết nối các nơron trong não bộ của trẻ rất nhanh, cao hơn rất nhiều so với sau khi học cấp 2.
Thời kỳ đầu tiên có thể cải thiện chỉ số IQ của trẻ là 0 đến 3 tuổi, nhưng đây là giai đoạn mà các bậc cha mẹ dễ bỏ qua và lãng quên nhất.
Tốc độ kết nối của nơron phụ thuộc vào việc trẻ bị thế giới bên ngoài kích thích nhiều hay ít. Nếu nói rằng khi trẻ từ 0 đến 3 tuổi thường xuyên tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài thì trẻ sẽ ngày càng thông minh hơn.
Vì vậy, giai đoạn này cha mẹ phải nắm bắt thật tốt, có thể cùng trẻ làm những trò chơi trí tuệ, kể chuyện cho trẻ nghe, cho trẻ thử sức với những điều mới lạ. Bằng cách này, tốc độ phát triển trí não của trẻ sẽ nhanh hơn đáng kể, đây là giai đoạn đầu tiên giúp trẻ thông minh hơn bao giờ hết.
Trẻ từ 3-6 tuổi
Thời kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ thứ hai là từ 3 đến 6 tuổi. Tốc độ phát triển toàn diện về não bộ của trẻ từ 3 đến 6 tuổi tương đối ổn định so với thời gian đầu.
Chúng ta đều biết rằng bộ não của con người được chia thành não trái và não phải, và não trái và phải hoạt động thông qua sự phối hợp. Vì vậy, giai đoạn này cha mẹ nên hướng dẫn để não trái và não phải của trẻ phát triển cân đối, giúp trẻ thông minh hơn.
Trẻ từ 8-10 tuổi
Giai đoạn quan trọng thứ ba là ở trẻ từ 8 đến 10 tuổi, bắt đầu bước vào học cấp 1. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng não bộ của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng khi học cấp 2.
Thực tế, sau 10 tuổi, tốc độ phát triển trí não của trẻ sẽ chậm hơn, thậm chí có thể nói là ngừng hẳn. Ở trường trung học cơ sở, việc cố tình nâng cao trí thông minh là rất hạn chế.
Đọc sách là một trong những phương pháp hiệu quả giúp trẻ rèn luyện trí tuệ.
Giai đoạn 8 đến 10 tuổi là giai đoạn quan trọng cuối cùng cho sự phát triển nhanh chóng của não bộ của trẻ. Vì vậy, trong giai đoạn quan trọng này, là cha mẹ cũng nên chú ý vun đắp cho trẻ thói quen sống tốt và thường xuyên đọc sách. Đồng thời, cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao chất lượng học tập.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ thông minh, thành công hơn trong tương lai?
Sau khi hiểu rõ về 3 giai đoạn phát triển trí não quan trọng của trẻ, điều mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm tiếp theo đó là làm thế nào để giúp trẻ tận dụng khả năng bẩm sinh và cải thiện IQ trong tương lai.
Cũng theo báo cáo của Đại học Harvard, có 3 điều quan trọng mà cha mẹ nên làm sau đây:
Kích thích và phát triển trí não nhiều hơn cho trẻ
Ở giai đoạn trẻ 0-3 tuổi, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là quan tâm đến sự phát triển và kích thích trí não của trẻ. Trước hết, chúng ta nên để trẻ tiếp nhận các kích thích khác nhau từ thế giới bên ngoài, bao gồm cả kích thích giác quan và kích thích não bộ.
Thứ hai, chúng ta nên cho trẻ nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cảm nhận sự kích thích giác quan bên ngoài từ những sự vật khác nhau. Thứ ba là để trẻ tự mày mò một số đồ chơi và vận dụng khả năng thực hành. Bằng cách này, não bộ của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn và thông minh hơn.
Thường xuyên đưa trẻ ra ngoài giúp tăng sự trải nghiệm, kiến thức mới.
Cải thiện khả năng cân bằng não bộ của trẻ
Ở giai đoạn quan trọng của trẻ từ 3 đến 6 tuổi, các bậc cha mẹ nên quan tâm đến việc cải thiện khả năng cân bằng não trái và não phải của trẻ. Thông thường, chúng ta có thể cải thiện khả năng cân bằng não trái và não phải của trẻ thông qua một số trò chơi hoặc môn thể thao tương tác giữa cha mẹ và con cái.
Việc cải thiện khả năng cân bằng não trái và não phải sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng toàn diện về mọi mặt của trẻ sau này. Nó sẽ giúp cải thiện khả năng học tập của trẻ trong các môn khoa học như toán học, vật lý và hóa học trong tương lai.
Bên cạnh các trò chơi thông thường, hãy khuyến khích trẻ chơi thêm một số hoạt động nhảy múa, mỹ thuật, âm nhạc, sử dụng nhiều dụng cụ trực quan… để trẻ khám phá thế giới quan tạo tiền đề cho sự thành công trong tương lai.
Động viên trẻ tưởng tượng, khích lệ trẻ đặt câu hỏi giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện, mở mang lượng thông tin vì lượng thông tin não phải cần để phát triển gấp vạn lần so với não trái.
Cải thiện mối quan hệ logic và khả năng tư duy của trẻ
Ở giai đoạn trẻ 8 đến 10 tuổi, điều quan trọng nhất là rèn luyện mối quan hệ logic và khả năng tư duy của trẻ. Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện các mối quan hệ logic và kỹ năng tư duy thông qua các phương pháp đào tạo có mục tiêu khác nhau.
Hãy để trẻ đọc nhiều hơn, và thường đặt cho trẻ nhiều câu hỏi để suy nghĩ và khả năng diễn đạt, trình bày Trẻ hoàn toàn có thể tăng cường và phát triển trí não của mình thông qua các kỹ năng liên tục tư duy, khả năng thích ứng và tổ chức ngôn ngữ.
Trong giai đoạn quan trọng này, điều đặc biệt là cha mẹ nên giúp con hình thành thói quen học tập, đọc sách và tự giác trong cuộc sống. Đặt nền tảng tốt cho cuộc sống trung học bận rộn của trẻ trong tương lai.
Ngoài ra, cha mẹ càng phải sát sao hơn trong việc nuôi dưỡng con cái bởi nó có tác động lớn đến việc hình thành tính cách hoàn chỉnh của trẻ trong tương lai. Rất dễ để giúp trẻ cố gắng từ bỏ thói quen xấu trước 11 tuổi, nhưng sau độ tuổi đó sẽ khó khăn hơn.
Trò chơi giáo dục cũng giúp trẻ cải thiện trí tuệ tốt.