Bật cười với bản kiểm điểm của học sinh lớp 3, phần chữ kí phụ huynh có dòng chữ khiến cô giáo "câm nín"

Chi Chi - Ngày 09/05/2024 12:00 PM (GMT+7)

Sau khi đọc xong bản điểm điểm của em học sinh, chắc chắn cô giáo phải đích thân gặp mặt  phụ huynh của em.

Trẻ nhỏ không tránh được những lúc phạm phải lỗi sai và mỗi bậc phụ huynh sẽ có những "chiêu thức" khác nhau khiến con nhận ra được sai lầm của mình và không nên tái phạm nữa. Cách làm của một bà mẹ dưới đây có lẽ cũng là một ý kiến hay.

Theo đó, một tờ giấy bản kiểm điểm của em học sinh lớp 3 đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội không phải bởi vì em phạm phải lỗi lầm gì quá lớn mà ở chi tiết người mẹ đã dạy cho con mình một bài học rất lớn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cụ thể, em học sinh này nêu lên lý do mình bị phạt viết bản kiểm điểm là nói chuyện và làm việc riêng. Sau đó ghi thêm lời hứa của bản thân. Bản kiểm điểm được cô giáo yêu cầu đưa về cho cha mẹ ký xác nhận và nộp lại.

Tuy nhiên chuyện không có gì đáng nói khi phần chữ ký phụ huynh vẫn là phần tường thuật lại của em học sinh này chứ không hề nhận được chữ ký nào của bố mẹ. Em học sinh nói "Cô ơi, mẹ con bảo con tự làm tự chịu, con năn nỉ mà mẹ con không ký. Con xin lỗi cô ạ".

Bật cười với bản kiểm điểm của học sinh lớp 3, phần chữ kí phụ huynh có dòng chữ khiến cô giáo amp;#34;câm nínamp;#34; - 2

Quả thực sau khi đọc xong bản kiểm điểm của em học sinh, không chỉ cô giáo cũng phải "câm nín" mà cư dân mạng được phen cười không ngớt vì người mẹ này quả thực quá cao tay.

- Ôi làm giáo viên mà cũng không thể ngờ có tình huống này, không biết phải xử trí ra sao.

- Người mẹ nghiêm khắc và một em bé đáng yêu đấy chứ.

- Đáng khen cho vị phụ huynh này vì nước đi quá "cao tay" khiến cho con trai chừa không bao giờ dám phạm phải sai lầm nữa nhé.

- Người mẹ có cách dạy con hay đấy chứ, tự chịu trách nhiệm với tất cả những việc mà mình gây ra. Dễ dàng cho chữ ký vậy thì những lần sau con sẽ nghĩ cứ làm sai đi, chỉ cần viết bản kiểm điểm, mẹ ký là xong. Quả thực đáng học hỏi người mẹ này đấy chứ.

- Chắc chắn cô giáo cũng phải "bó tay" với trường hợp này rồi tự tìm cách xử trí chứ sao.

Thực tế những nhận định của mọi người về người cha, người mẹ trong câu chuyện này cũng không hề sai. Người mẹ có cách giải quyết cứng rắn như thế để đứa trẻ thực sự nhận ra phải chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm. Và đương nhiên, trẻ sẽ hiểu được không có lỗi lầm nào là không phải trả giá. Và nếu muốn không bị phạt, không phải viết bản kiểm điểm nữa thì chỉ còn cách đừng nói chuyện và làm việc riêng nữa mà chăm chỉ học hành thôi.

Việc trẻ nói chuyện, không tập trung khi học bài cũng thường xảy ra khá phổ biến. Để trẻ thực sự nhận thức được sai trái và chăm chú hơn trong việc học, ngoài việc để trẻ tự nhận ra sai lầm, các bậc cha mẹ cũng nên:

Cho trẻ cơ hội giải thích

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc sai lầm, có những sai lầm chủ quan của trẻ nhưng cũng có thể do những nguyên nhân khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của trẻ. Theo quan điểm chủ quan, nó có thể là cố ý hoặc vô ý; nó có thể là vấn đề về thái độ, hoặc nó có thể là không đủ khả năng,...

Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi, đừng tước bỏ quyền được nói của trẻ. Hãy cho trẻ cơ hội phản bác và để trẻ nói những điều trẻ muốn nói, để cha mẹ hiểu rõ hơn và toàn diện hơn về lỗi của trẻ.

Những lời phê bình sau đó sẽ “trúng” mục tiêu hơn, khiến trẻ chấp nhận lời phê bình mà tâm phục khẩu phục và sẵn sàng để sửa chữa khắc phục lỗi lầm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, trao đổi thẳng thắn

Sau khi trẻ mắc lỗi thường thấp thỏm, sau khi bị phê bình thì càng buồn bực, tự ti. Nếu để tâm trạng này kéo dài và lặp lại thường xuyên chắc chắn tâm lý và các hoạt động của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, bố mẹ nên tạo cho con cái tâm lý thoải mái kịp thời sau khi phê bình trẻ. Hãy an ủi con bằng những lời nói như: "Không sao đâu, con mắc lỗi sẽ sửa được", "Mẹ biết con là một đứa trẻ thông minh, và con sẽ biết cách làm",… 

Hoặc bạn cũng có thể an ủi trẻ bằng những hành động thân mật như bắt tay, vỗ vai, hoặc mỉm cười, ôm,... Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy rằng dù chúng đã mắc lỗi nhưng cha mẹ vẫn luôn yêu thương và tin tưởng vào con.

Nhờ đó mà trẻ nhỏ không nhụt chí hay chán nản khi mắc lỗi, ngược lại sẽ biết ơn cha mẹ và tự tin hơn vào bản thân, lạc quan hơn trong cuộc sống.

Mẹ Việt dở khóc dở cười khi đọc bài văn của con học tiểu học viết về Ước mơ của em
Phía dưới phần bình luận, không ít bà mẹ cũng chia sẻ bài tập làm văn của con em mình khiến dân mạng được phen cười không ngớt.

Dạy con

Theo Chi Chi
Nguồn: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con