Bệnh thủy đậu có lây không và các cách phòng bệnh cho trẻ

Ngày 11/03/2020 15:26 PM (GMT+7)

Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người.

Bệnh thủy đậu có nguyên nhân do virus Varicella Zoster gây nên. Đây là loại bệnh dễ lây lan và có khả năng lây truyền từ người sang người.  

3 con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu

Thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những nốt phỏng đã đóng vảy. Bệnh có thể lây truyền qua những con đường sau:

- Qua tiếp xúc trực tiếp: lây truyền từ người sang người.

- Qua đường không khí: qua các giọt nhỏ dịch tiết qua đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng.

- Qua con đường gián tiếp: bé tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.  

Cách phòng bệnh thủy đậu cho trẻ

Trong giai đoạn giao mùa dễ mắc bệnh, cha mẹ đặc biệt quan tâm tới việc làm sao để không bị lây thủy đậu cho bé. Dưới đây là một vài cách cha mẹ có thể thực hiện:

Tiêm phòng vắc xin  

Đây là cách phòng ngừa bệnh vô cùng hiệu quả. Vì thế mà cha mẹ nên tiêm phòng bệnh sớm cho con, nhất là khi sắp tới mùa dịch. Vắc xin phòng thủy đậu được khuyến cáo chỉ tiêm cho trẻ từ 12 tháng trở lên. Lịch tiêm cụ thể như sau:

- Mũi 1: tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi, liều 0,5ml

- Mũi 2: tiêm khi trẻ 4-6 tuổi, liều m,5 ml

Lưu ý: Sau khi tiêm chủng, khoảng 10% là trẻ có thể bị thủy đậu. Tuy nhiên, các trường hợp này cũng bị nhẹ và không bị biến chứng.     

Bệnh thủy đậu có lây không và các cách phòng bệnh cho trẻ - 1

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả cho trẻ.

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Để phòng bệnh, phụ huynh lưu ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ để cơ thể bé có khả năng chống chọi lại bệnh tật:

- Xây dựng chế độ ăn đa dạng, cân đối cho trẻ, đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ. Một số loại thực phẩm tốt là: chuối, cam, quýt, nho, việt quất, táo, rau cải bó xôi, bông cải xanh...

Bệnh thủy đậu có lây không và các cách phòng bệnh cho trẻ - 2

Trẻ cần được ăn thêm các loại rau quả tươi để tăng cường sức đề kháng.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

- Đặc biệt là trong mùa dịch bệnh, cha mẹ cần dùng xà bông diệt khuẩn để tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ hàng ngày. Điều này cũng góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho bé.

- Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Bệnh thủy đậu có lây không và các cách phòng bệnh cho trẻ - 3

Cha mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho con hàng ngày bằng xà bông.

Cách ly trẻ khỏi người bị bệnh

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì nên hạn chế tiếp xúc với trẻ. Việc này cũng là biện pháp giúp bé tránh bị lây bệnh thủy đậu qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường không khí.  

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Để không tạo điều kiện cho virus có thể phát triển và lây bệnh, phụ huynh chú ý thường xuyên vệ sinh nhà cửa, các vật dụng sinh hoạt. Có thể sử dụng các chất sát khuẩn thông thường để lau rửa. 

Thủy đậu ở trẻ em: Triệu chứng, lây lan, cách chăm sóc không bị biến chứng
Thủy đậu là bệnh lành tính, khá phổ biến và có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh có thể tự khỏi...

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Tâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp