Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi

Chi Chi - Ngày 04/11/2021 18:59 PM (GMT+7)

Cảm xúc của mỗi đứa trẻ khi có thêm em là khác nhau, có đứa trẻ thì mong muốn nhưng cũng có đứa trẻ lo lắng khi nhà có thành viên mới.

Việc sinh thêm con trong khi đã có con lớn là vấn đề trở ngại khá lớn đối với nhiều phụ huynh bởi không phải đứa trẻ nào cũng đủ suy nghĩ, hiểu biết và rộng lượng san sẻ tình yêu thương của bố mẹ với em gái, em trai. Có những bé chỉ suy nghĩ trong lòng nhưng cũng có những bé thể hiện sự không bằng lòng ra mặt.

Con trai Lê Phương không thích mẹ đẻ thêm em

Trước khi có thêm cô con gái Bông với chồng kém tuổi Trung Kiên, Lê Phương từng có một con riêng là bé Cà Pháo với nam diễn viên Quách Ngọc Ngoan. Cậu nhóc ở dưới Trà Vinh với bà ngoại một thời gian, sau đó mới được mẹ đón lên Sài Gòn sinh sống cùng gia đình mới của mẹ. Cậu bé thích nghi khá nhanh, hòa hợp với "ba Kiên" và yêu thương em cùng mẹ khác cha.

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 1

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 2

Tuy nhiên ít người biết, trước kia Cà Pháo từng bày tỏ chuyện mình không thích có thêm em mà muốn bố mẹ mãi là của riêng mình, sợ khi có thêm em mẹ sẽ không còn yêu thương mình nữa.

Cụ thể, nữ diễn viên Gạo nếp gạo tẻ từng cho biết: "Hồi đó mẹ nói: Mẹ sinh em con thích không? Anh hai lắc đầu quầy quậy, miệng liên tục bảo: Con không chịu, hông chịu!".

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 3

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 4

Tuy nhiên sau khi bé Bông chào đời, chính sự đáng yêu của em bé đã khiến bé Cà Pháo thay đổi. "Giờ thì lại thủ thỉ: Mẹ ơi, mẹ sinh thêm em nữa đi mẹ, em dễ thương quá à... Con cho mẹ sinh em là đúng luôn". Bên cạnh đó, mặc dù có thêm con gái nhưng những tình cảm mà Lê Phương - Trung Kiên dành cho Cà Pháo mãi không thay đổi, cả hai luôn yêu thương, công bằng với các con khiến cậu bé hiểu được những suy nghĩ trước kia của mình là hoàn toàn sai lầm.

Con trai Khánh Thi đòi đuổi em gái đi

Từng nhận nhiều đàm tiếu từ dư luận khi Khánh Thi đến với học trò kém tuổi Phan Hiển nhưng cho đến thời điểm hiện tại, cô là một trong những nữ sao Việt có cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn nhất bởi chồng trẻ Phan Hiển yêu chiều và hai con đủ nếp đủ tẻ vô cùng đáng yêu là Kubi và Anna.

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 5

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 6

Anna là con út của Khánh Thi, chào đời khi cô đã 37 tuổi còn Kubi là con trai đầu lòng. Hai anh em cách nhau 3 tuổi, hiện tại vô cùng yêu thương, quấn quýt với nhau, thỉnh thoảng cũng tranh giành đồ chơi, quấy phá nhau nhưng biết san sẻ, gắn kết - đó là điều Khánh Thi cảm thấy an lòng.

Tuy nhiên ít người biết được, để hai con hòa thuận được như hiện tại, bà mẹ từng có khoảng thời gian khá lo lắng vì con trai không thích em gái. "Ba Mẹ bận lắm, lo đi làm suốt. Thời gian bên cạnh và chăm sóc ít hơn rồi. Kubi cũng chưa biết chăm em đâu. Nghĩ em là búp bê mà. Lâu lâu ai hỏi Kubi nói là Anna ngủ rồi, hay Anna là em Kubi đó. Hôm nào Kubi giận là Kubi nói: Anna đi xuống lầu 2, lầu 4 là nhà của Kubi" - nữ kiện tướng dancesport từng cho biết.

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 7

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 8

Thấy con trai có những biểu hiện như thế, bà mẹ không còn cách nào khác là giáo dục và kết nối hai anh em dần dần từ những việc nhỏ nhất như hướng dẫn anh cách chơi và chăm sóc em... Cũng nhờ vậy mà đến giờ, Kubi - Anna quấn quýt nhau như hình với bóng và rất thương nhau.

Con trai Thân Thúy chăm em nhưng khiến mẹ hú hồn

Mặc dù không công khai bố của những đứa trẻ nhưng Thân Thúy Hà khiến ai nấy đều khen ngợi khi cô có 2 em bé vừa xinh xắn, đáng yêu lại rất ngoan ngoãn. Con trai lớn là Duy Anh 11 tuổi và Hera 2 tuổi.

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 9

Khoảng cách tuổi tác 2 con khá lớn giúp Thân Thúy Hà cũng dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy con, tuy nhiên đôi lần cũng phải thót tim vì kiểu yêu thương em gái chưa đúng cách của con trai Duy Anh.

Cụ thể những ngày Hera còn ẵm ngửa tròn tròn, bụ bụ đáng yêu khiến anh trai Duy Anh vô cùng thích thú, luôn nhận phần chăm em những lúc mẹ bận rộn. Vào ngày hôm đó, khi Thân Thúy Hà đi rửa mặt nhờ con lớn chơi với em ít phút nhưng lúc trở ra cô đã hú hồn hú vía trước cảnh tượng con trai bên con gái. "Ông ẵm em gọn ơ trong lòng nói mẹ ơi con ẵm em được nè mẹ" - Thân Thúy Hà kể.

"Má ơi tôi nhào qua hốt con bé liền, mặc dù ổng ẵm bợ cổ, bợ mông em rất đúng cách mà tôi vẫn hoang mang hồn vía bay lên trời hết trơn. Nó đứng cười khà khà nói mẹ làm gì mà sợ dữ vậy, con biết ẵm em chặt vô người để em không bị té mà".

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 10

Con trai Lê Phương không thích mẹ sinh thêm em, con Khánh Thi giận đòi đuổi em đi - 11

Bà mẹ nói thêm: "Lạy hồn, ngồi giải thích với ông thêm 1 buổi lý do tại sao chưa cho bế em đi và tại sao mẹ lại sợ, lo lắng như vậy". Tuy nhiên cho đến giờ, việc chăm em gái nhỏ với Duy Anh đã là quá thuần thục.

Tại sao trẻ có sự "nghi ngờ" về tình yêu của mẹ?

Một khái niệm cần hiểu rõ: Trẻ không nghi ngờ về tình yêu của bạn, mà chỉ là não bộ của trẻ chưa phân biệt "số lượng 1 hay 2 bé là như thế nào?" và não bộ vẫn duy trì tính cố hữu bám dính về tình yêu của mẹ, cho tất cả các bé đến 18 tháng tuổi. Đó cũng là lí do chúng tôi vẫn khuyên cha mẹ: Nếu có thể sắp xếp để sinh em bé thứ 2, thời điểm thuận lợi nhất sẽ là khi bé thứ nhất sau 18 tháng tuổi.

Giúp trẻ hiểu về sự có mặt của đứa em

Với bé dưới 18 tháng tuổi

Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này:

- Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé thứ 2 vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó.

- Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện

Với bé lớn hơn 18 tháng

Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em".

Vào ngày bé thứ 2 ra đời

Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào.

Khi cả hai bé cùng chơi với nhau

Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em.

Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi.

Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé.

Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ.

Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi.

Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sao Việt và con