Đi họp phụ huynh đầu năm, vợ Lý Hải ngỡ ngàng với lá thư tay xin lỗi của con gái vì chuyện điểm số

Chi Chi - Ngày 18/09/2023 11:36 AM (GMT+7)

Câu cuối cùng trong lá thư khiến vợ chồng Lý Hải Minh Hà phải bất ngờ.

Con ngoan ngoãn, học giỏi là niềm mơ ước của nhiều phu huynh. Tuy nhiên cũng chính vì đặt những kì vọng đó vào con mà nhiều bậc cha mẹ vô tình khiến con cũng bị áp lực chuyện học hành, điểm số, để rồi không đạt được như nguyện vọng, nhiều trẻ đã có những suy nghĩ và hành động sai lầm. Thế nhưng thật may mắn, bé Cherry thay vì có những suy nghĩ tiêu cực thì lại có hành động khiến bố mẹ không thể trách phạt được.

Theo chia sẻ mới đây trên trang fanpage mạng xã hội của gia đình ca sĩ Lý Hải và hot mom Minh Hà đã nhắc tới chuyện học hành của con gái lớn Cherry. Bà mẹ Minh Hà cho biết cô chuẩn bị đi họp phụ huynh đầu năm học cho con gái Cherry, tuy nhiên trước giờ đi họp bất ngờ nhận được 1 lá thư xin lỗi, thành thật của con gái yêu về chuyện học hành. Đọc xong lá thư chắc chắn Lý Hải Minh Hà sẽ không thể phạt con gái được vì bé quá đáng yêu. Cherry viết: "Ba mẹ ngoại ơi! con rất xin lỗi vì Tiếng Anh của con chỉ có 9 chứ không phải 10. Nếu thấy con ngoan, nhớ mua quà cho con nhé!".

Đi họp phụ huynh đầu năm, vợ Lý Hải ngỡ ngàng với lá thư tay xin lỗi của con gái vì chuyện điểm số - 1

Đi họp phụ huynh đầu năm, vợ Lý Hải ngỡ ngàng với lá thư tay xin lỗi của con gái vì chuyện điểm số - 2

Theo cặp bố mẹ, có lẽ cô con gái Cherry có được những tính toán "khôn khéo" để bố mẹ vừa không thể phạt lại phải mua quà tặng cho con vì con ngoan, biết nhận lỗi là do bé được bố mẹ cho đi bán vé số 1 ngày "Nhờ cho đi bán vé số có 1 ngày mà sao biết tính trước quá vậy". Được biết, bé Cherry và em gái Sunny từng trải nghiệm công việc bán vé số dạo ngoài đường khi tham gia một vai diễn nhỏ trong bộ phim do bố mẹ làm nhà sản xuất.

Không ít người dành lời khen ngợi cho ứng xử thông minh của Cherry khi không đạt được điểm số cao tuyệt đối ở lớp, đáng yêu như vậy thì làm sao bố mẹ có thể trách phạt hay mắng mỏ được.

"1 sự tính toán không hề nhẹ, chắc lên kế hoạch từ trước rồi"

"Ngoài khả năng diễn xuất em còn khả năng tính toán rất tốt đó anh chị"

"Bé đạt điểm có 9 thôi là giỏi lắm rồi ba mẹ nên tự hào về bé bé vừa xinh gái vừa đáng yêu vừa thông minh làm bao người làm ba mẹ phải ganh tị"

"Tức là 9 điểm mà ba mẹ không mua quà là kì lắm đó, bé thông minh"

"Rất tâm lý nha. Xin lỗi trước nhưng nếu thấy con ngoan mới mua quà nha"....

Đi họp phụ huynh đầu năm, vợ Lý Hải ngỡ ngàng với lá thư tay xin lỗi của con gái vì chuyện điểm số - 3

Đi họp phụ huynh đầu năm, vợ Lý Hải ngỡ ngàng với lá thư tay xin lỗi của con gái vì chuyện điểm số - 4

Không phải đứa trẻ nào cũng có những suy nghĩ và ứng xử thông minh khi không đạt được kết quả học tập như kì vọng của bản thân và của bố mẹ. Bởi trên thực tế đã có không ít trẻ tự làm thương bản thân mình, thậm chí chọn cách tự kết liễu cuộc sống chỉ vì áp lực học hành. Câu chuyện về cậu bé Evan Low (11 tuổi, Singapore) đã tự tử vì trầm cảm do áp lực học hành cũng từng gây rúng động thế giới cách đây vài năm.

Đi họp phụ huynh đầu năm, vợ Lý Hải ngỡ ngàng với lá thư tay xin lỗi của con gái vì chuyện điểm số - 5

Theo chia sẻ của mẹ của Evan Low, chị Doreen Kho một ngày trước khi tự sát, Evan đã nhắn tin cho mẹ để thông báo kết quả toán của mình không được tốt. Tuy nhiên chị đã không nhận ra bất cứ sự bất thường nào từ tin nhắn này. Chị đã nói với Evan rằng con cần cố gắng nhiều hơn. Cuộc nói chuyện kết thúc bình thường với những lời yêu thương và nhớ nhung chị gửi cho con. Thế nhưng chỉ vài ngày sau đó cậu bé đã chọn cách tự tử.

Hay một cô bé khác (giấu tên) ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc cũng chọn cách tự tử chỉ vì "Cô giáo con yêu cầu gửi bài tập về nhà trước 5h chiều, vẫn còn 25 phút nữa nhưng con không thể tìm ra hướng giải mẹ ạ!".

Đáp lại sự than phiền của con gái, người mẹ chỉ nhắn lại, giục con nhanh chóng hoàn thành càng sớm càng tốt để nộp cho cô. Cuối cùng cô bé đã tự tử trong phòng học cùng lời nhắn để lại cho mẹ "Mẹ ơi, con xin lỗi, đây là quyết định của con. Tại sao con không thể làm gì?".

Những câu chuyện trên chỉ là một trong số rất nhiều vụ tai nạn đau lòng xảy ra với trẻ, nguyên nhân ban đầu cũng chỉ xuất phát từ việc học hành, áp lực và những kỳ vọng từ người lớn. Rất ít trẻ có những suy nghĩ và hướng làm tích cực giống như con gái Lý Hải Minh Hà. Chính vì thế qua những câu chuyện này cũng là một lần nữa như hồi chuông cảnh báo tới tất cả các bậc phụ huynh.

Nhiều bậc cha mẹ thường áp đặt cho con cái suy nghĩ phải học thật giỏi, đạt thành tích tốt thì mới là ngoan ngoãn, xứng đáng với những gì bố mẹ bỏ ra. Tuy nhiên ngược lại, họ chưa từng đặt bản thân mình vào con để hiểu những áp lực mà chúng phải trải qua.

Trẻ em cũng có quyền được lắng nghe và chia sẻ cảm xúc của mình. Việc học hành là tốt nhưng ép buộc sẽ gây ra những phản ứng phụ không lường trước được. Ngay cả người lớn cũng cần nghỉ ngơi thì trẻ em cũng cần được vui chơi, thư giãn. Do đó, các bậc phụ huynh hãy quan tâm và chia sẻ với con nhiều hơn, đừng để chuyện học tập trở thành nỗi ám ảnh, khiến con cái mệt mỏi và đôi khi xảy ra trường hợp đáng tiếc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để không gây áp lực học hành cho con, bé dễ thành công hơn, cha mẹ nên thực hiện 10 điều sau đây:

1. Đừng làm thay con, hãy để con tự tư duy

Phụ huynh không nên làm thay con việc học, chịu trách nhiệm thay con trong những bài tập về nhà.

Nếu bài tập quá phức tạp, cha mẹ có thể cùng con tìm ra phương pháp làm nó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn làm thay con. Bạn nên chỉ cho con cách làm và cách thực hiện những bài tương tự như thế, phần còn lại, hãy để con tự thực hành.

2. Dạy con học

Những bài tập về nhà đầu tiên có thể khiến trẻ bối rối, chúng không biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng mặc kệ con vật lộn. Cha mẹ nên dạy con cách làm bài tập.

Giải thích cho con bạn vì sao phải thực hiện các bước này, theo thứ tự nhất định, cho con thấy các khả năng kết quả có thể xảy đến với các cách làm khác nhau. Bạn thậm chí có thể viết ra các bước cần thiết theo đúng thứ tự và đặt nó như một lời nhắc nhở trên bàn của con để con nhìn vào đó và vận dụng.

3. Sắp xếp thời gian học một cách hợp lý

Nơi con ngồi học ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và kết quả học tập của con. Hãy bố trí khu vực học tập của con đủ ánh sáng và thuận tiện.

Ngoài ra, hãy lấy đi tất cả những vật dụng không cần thiết xung quanh đó, những thứ có thể khiến trẻ bị phân tâm trong quá trình học.

4. Dạy trẻ biết cách ưu tiên việc quan trọng

Hãy dạy con phác thảo những việc quan trọng trong quá trình học tập nói riêng và cuộc sống nói chung để làm tốt nó mà không tốt thời gian.

5. Tạo động lực cho con

Khen ngợi con vì những nỗ lực và điểm số tốt mà con đạt được là điều nên làm, đừng bao giờ coi đó như chuyện hiển nhiên con phải làm. Bạn có thể sử dụng “bảng động lực” để áp dụng cho con.

6. Mối quan hệ gia đình nên được ưu tiên

Dừng tập trung tất cả và kết quả học tập của con, đó không phải là thứ quan trọng nhất trong mối quan hệ gia đình. Luôn quan tâm tới cuộc sống, sở thích, cảm xúc của con, quan sát tâm trạng và tìm hiểu ước mơ của con… là điều mà bố mẹ nên làm.

7. Nên nhớ rằng, điểm số không quyết định sự thành công của một đứa trẻ

Rất nhiều cha mẹ luôn đồng nhất việc con mình bị điểm kém đồng nghĩa với việc trong tương lai, con khó có thể thành công được. Trong khi thực tế bản thân điểm số không phải là thứ quyết định thành – bại của một con người. Điểm kém không có nghĩa là đứa trẻ không thông minh, ngớ ngẩn, lười biếng hay vô trách nhiệm. Có rất nhiều lý do cho điều đó, có thể con bạn không muốn học hoặc thế mạnh của con không phải là môn đó.

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bố mẹ đảm nuôi con ngoan