Nhìn cậu bé bụ bẫm từng ngấn thịt, ai cũng phải xin Hoa khôi Áo dài kinh nghiệm.
Mới đây, trên trang cá nhân của Lan Khuê, cô chia sẻ một bức ảnh con trai bị chàm và phải bôi thuốc.
"Bác sĩ cho con thuốc bôi trị chàm cái màu nổi ghê. Bôi lên nhìn con đỏ lòm, loang lổ y như con mới đánh nhau với 5 em bé đô con cỡ con vậy á".
Quý tử nhà Lan Khuê phải bôi thuốc đỏ để chữa chàm sữa.
Phía dưới phần bình luận, bà mẹ cũng cho biết thêm em bé của mình bị chàm khá nhiều, bị từ đầu tới chân.
Dẫu biết trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm là điều dễ xảy ra thế nhưng nhiều người thân, bạn bè đều vô cùng xót lòng khi biết tin và nhìn hình ảnh cậu bé bị chàm phải bôi thuốc đỏ khắp người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cư dân mạng cũng không tiếc lời khen ngợi Hoa khôi Áo dài vì khéo chăm con.
- Nhìn bắp tay con như củ sen, thích muốn xỉu luôn vậy đó, mẹ Khuê khéo quá.
- Trời ơi, ngấn ngấn kìa, cưng quá mẹ Khuê ơi.
- Đô con dễ sợ luôn.
- Trời ơi cục thịt đã quá, xin tí kinh nghiệm mẹ Khuê ơi.
Không chỉ bị chàm mà trước đó, quý tử nhà Lan Khuê còn gặp phải tình trạng có mùi hôi ở tai và nghi ngờ là viêm tai giữa. Thời điểm đó là lúc bé đang trong 3 tháng đầu.
Tuy nhiên may mắn, sau khi kiểm tra, người đẹp phát hiện mùi hôi này xuất phát từ dái tai, nguyên nhân do mồ hôi, nước còn đọng lại gây hăm, bí. Lan Khuê đã vệ sinh kỹ lưỡng sau đó, thấm khô, bôi kem chống hăm và xử lý hoàn toàn được vấn đề.
Trẻ sơ sinh bị chàm, mẹ nên làm gì?
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị chàm thường là khô da, đỏ da và mẩn ngứa. Ở giai đoạn khởi phát sẽ xuất hiện những mẩn đỏ sau đó thành mụn nước nhỏ li ti sau đó rỉ nước, đóng mày tóc vẩy. Khi bé bị chàm sữa, mẹ nên:
- Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Trẻ bị viêm da cơ địa do sữa mẹ không đảm, khiến bé rối loạn tiêu hóa, hễ miễn dịch kém hơn. Do đó mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình, đảm bảo sữa chất lượng, giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ở trẻ.
Mẹ nên tránh ăn các đồ ăn có mùi tanh (hải sản, trứng, đồ sống...), đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (Gà chiên, xúc xích, nem chua…).
Nếu mẹ không ăn kiêng sẽ khiến trẻ bị viêm da nặng, khó chữa khỏi và tái phát trở lại trong thời gian ngắn.
Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ
Mặt và toàn thân bé được vệ sinh sạch sẽ là cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh dễ thực hiện, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé.
Mẹ chỉ cần tắm nước ấm cho bé ngày từ 1 - 2 lần, mỗi lần dưới 10 phút là đủ. Để diệt khuẩn, làm sạch da bé mẹ có thể dùng sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh tắm cho bé và sau đó tắm sạch bằng nước ấm và lau người bằng khăn khô cho bé.
Lưu ý:
Với vùng bé bị chàm sữa, mẹ không bôi chà sữa tắm lên để tránh kích ứng da, gây viêm da nặng hơn.
Một số hình minh họa cho thấy bé sơ sinh bị chàm sữa. Ảnh minh họa
Dùng nước lạnh
Nếu trẻ khó chịu, quấy khóc do ngứa mẹ có thể dùng một chai nước lạnh sau đó áp nhẹ vào chỗ da bị ngứa của trẻ nhiều lần trong ngày. Nước lạnh có tác dụng làm dịu, giảm ngứa do chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Mặc quần áo mềm cho bé
Khi trẻ bị lác sữa mẹ nên chọn loại quần áo có chất liệu bông, mềm mại mặc cho bé. Không nên mặc quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp sẽ gây bí tắc da bé, làm tình trạng viêm da nặng hơn.
Thuốc chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị viêm da nặng, lan rộng, mụn nước nổi nhiều… mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp chữa trị tốt nhất. Tùy theo tình trạng bệnh của bé, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị chàm sữa cho bé.
Lưu ý:
- Mẹ không tự ý mua thuốc về cho trẻ uống hoặc bôi tránh những hậu quả đáng tiếc.