Khi sự việc xảy ra, cả chồng và mẹ chồng Lý Phương đều chỉ trích cô.
Việc chăm sóc 1 đứa trẻ khác nhiều so với chăm sóc 2 đứa trẻ. Đó là lý do vì sao khi có con thứ 2, thứ 3, nhiều bà mẹ chấp nhận tạm gác mọi ước mơ, công việc để ở nhà chăm sóc con. Thế nhưng đôi lúc mọi thứ cũng không được chu toàn.
Lý Phương (Trung Quốc) là một bà mẹ 2 con. Chồng cô đi công tác xa nhà quanh năm và mỗi năm chỉ về nhà 1-2 lần. Sau khi con thứ 2 chào đời, không có người hỗ trợ nên Lý Phương quyết định ở nhà chăm sóc hai con và làm việc nhà.
Thấm thoát vài năm, các con của Lý Phương cũng lớn dưới bàn tay chăm sóc chu đáo của mẹ, Tiểu Chi 5 tuổi và Tiểu Lâm 3 tuổi rất yêu thương nhau và biết giúp đỡ mẹ nhiều việc nhà.
Ảnh minh họa
Vào một buổi tối khi Lý Phương đang nấu ăn nhưng lại hết nước tương. Cô đi xuống nhà một lúc để mua dặn Tiểu Chi trông Tiểu Lâm thật tốt, mẹ sẽ trở về nhanh thôi. Lý Phương không ngờ rằng chỉ ít phút ngắn ngủi vắng mặt mẹ lại trở thành nỗi đau vĩnh viễn trong cuộc đời mà cô phải ân hận.
Trong lúc mẹ đi vắng, Tiểu Lâm nói với chị gái rằng muốn uống sữa. Tiểu Chi lấy cho em trai. Tiểu Lâm uống sữa nhưng không may sữa bị đổ ra người. Lo sợ mẹ mắng nên Tiểu Chi đưa em trai đi tắm và thay quần áo.
Thế nhưng cô bé 5 tuổi hoàn toàn không để ý nhiệt độ của nước nóng đang ở mức tối đa, rất nóng và lực xả cũng rất mạnh. Tiểu Chi đã mở vòi nước và trực tiếp tưới lên người em trai.
Lý Phương trở về nhà thì nghe thấy tiếng khóc của con trai, vội vàng tắt máy nước nóng vì Tiểu Chi quá hoảng sợ cũng không biết tắt ở đâu. Toàn bộ cơ thể của Tiểu Lâm bị bỏng nặng bởi nước sôi.
Khi tới bệnh viện, sau khi thăm khám cho Tiểu Lâm, các bác sĩ chẩn đoán: “Sau khi trẻ bị bỏng mẹ đã không làm lạnh bằng nước lạnh ngay nên toàn thân bé bị bỏng nặng phải nhập viện, có thể gây nhiễm trùng và sốt. Chị hãy chuẩn bị tinh thần vì rất có thể phải làm thêm phẫu thuật".
Lý Phương lúc đó cảm thấy ân hận vô cùng vì một phút xuống nhà mua đồ của mình. Cô đã nghĩ không nên để hai đứa trẻ ở nhà một mình nhưng sau đó lại để chúng ở nhà một mình.
Chồng và mẹ chồng khi tới bệnh viện đã trách Lý Phương vì những sơ suất của cô càng khiến trái tim người mẹ vỡ vụn.
Sau khi trẻ bị bỏng, đừng mắc sai lầm trong các bước điều trị
- Bước đầu tiên là tránh xa nguồn gây bỏng.
Nếu trẻ bị bỏng do nước nóng, súp nóng, dầu nóng, không khí nóng thì phải nhanh chóng di chuyển ra xa những đồ vật này để tránh bị thương nặng hơn; nếu trẻ bị bỏng khi đang tắm thì hãy nhanh chóng tắt máy nước nóng để tránh bị bỏng; làm vết bỏng nặng thêm.
- Ở bước thứ hai, hãy nhớ rửa liên tục vùng bị bỏng bằng nước lạnh.
Bước này rất quan trọng, việc vết thương của trẻ nặng hơn hay vết thương được kiểm soát hay không đều phụ thuộc vào bước này.
Đừng vội cởi quần áo của con vào lúc này mà hãy giữ nguyên.
Thao tác của chúng ta phải nhẹ nhàng và nên bế trẻ đến nơi có thể rửa sạch bằng nước. Nói chung, nên xả nhẹ nhàng trong ít nhất 15 phút. Nếu trẻ vẫn còn đau thì có thể tiếp tục trong 30 phút và có thể ngừng rửa cho đến khi trẻ không còn đau nhiều nữa.
Cha mẹ phải nhớ rằng khi xả nước không nên bật quá mạnh cũng không nên dùng nước đá hoặc đá viên trực tiếp xối vào vùng da bị bỏng của trẻ, nếu không sẽ gây thêm tổn thương và gây tổn thương thứ phát cho da của trẻ.
- Bước thứ ba là nhẹ nhàng cởi bỏ quần áo của trẻ.
Nếu vùng da bị bỏng của bé được che bằng quần áo, hãy nhớ thực hiện các động tác nhẹ nhàng để xem có thể cởi quần áo ra được hay không.
Nếu không thể cởi ra và vùng bị thương vẫn còn dính vào quần áo của trẻ và trẻ liên tục kêu đau, hãy dùng kéo cắt quần áo và giữ lại các phần còn dính, nếu không sẽ gây ra hiện tượng rách tạo vết thương nặng hơn.
- Bước thứ tư là thực hiện sơ cứu vết thương của trẻ.
Sơ cứu qua về thương bằng nước muối sinh lý vào quấn bằng băng gạc vô trùng rồi đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Làm thế nào để phòng ngừa tai nạn ở trẻ em?
Trước hết, trẻ em dưới 10 tuổi phải có sự giám sát của người lớn và không được để ở nhà một mình.
Thứ hai, dạy trẻ một số kiến thức về an toàn.
Ví dụ, dạy trẻ cách sử dụng máy nước nóng, cách sử dụng nước nóng, cách sử dụng dao kéo, cách tránh bị điện giật.., tất cả đều phải được giải thích cho trẻ một cách toàn diện.
Đôi khi, cha mẹ cũng có thể tiến hành diễn tập tại chỗ để giúp con hiểu cách tự bảo vệ sự an toàn của bản thân trong cuộc sống hàng ngày và không làm những điều nguy hiểm.