Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không và các cách khắc phục

Ngày 18/03/2020 17:16 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể là dấu hiệu của một số bệnh về hô hấp. Vì thế, cha mẹ phải lưu ý theo dõi các biểu hiện của bé để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Một số biện pháp đơn giản tại nhà cũng có thể khắc phục vấn đề bé bị khò khè. Phụ huynh có thể áp dụng để giảm bớt sự khó chịu cho con. Tuy nhiên, cha mẹ cũng phải biết lúc nào đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè

- Do hen suyễn: Đây là một nguyên nhân tương đối phổ biến. Đặc biệt nó gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú. Khi mắc hen suyễn, hệ hô hấp của bé sẽ cực kỳ nhạy cảm với một số tác nhân gây kích thích như: bụi, khói thuốc, phấn hoa…

- Viêm tiểu phế quản: Bệnh sẽ làm trẻ sơ sinh thở khò khè và ho. Nguyên nhân là do các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính sẽ làm hẹp đường thở. Vì thế mà bé bị thiếu oxy, khó thở. 

- Viêm phổi: Đường hô hấp của trẻ bị nhiễm trùng nặng. Vì thế mà các phế nang sẽ chứa nhiều dịch nhầy và mủ khiến bé suy hô hấp và thở khò khè.  

Bên cạnh các nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh bị khò khè cũng có thể do có dị vật trong đường thở hoặc phế quản bị chèn ép….

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không và các cách khắc phục - 1

Có nhiều nguyên nhân làm cho bé thở khò khè.

2. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà

Khi thấy con bị khò khè, mẹ nên bình tĩnh, để ý tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên. Sau đó có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà sau đây:

Giữ ấm cho trẻ

Biện pháp này rất có hiệu quả trong việc tránh cho bé bị sổ mũi, thở khò khè... Mẹ chú ý mặc đủ ấm cho bé sao cho phù hợp với thời tiết. Ngoài ra, để giữ ấm cho con được tốt hơn, mẹ nên bôi tinh dầu tràm vào lòng chân bé buổi tối trước khi ngủ hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm cho trẻ.

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không và các cách khắc phục - 2

Giữ ấm cho trẻ sẽ tránh cho bé bị thở khò khè, sổ mũi.

Vệ sinh tai mũi họng cho bé

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh tai mũi họng cho bé sạch sẽ hàng ngày. Điều này sẽ tránh được việc trẻ thở khò khè vì dị ứng bụi bẩn trong không khí. Ngoài ra, đường thở của con sẽ được thông thoáng, dịch nhầy không bị ứ đọng trên mũi, miệng. 

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không và các cách khắc phục - 3

Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng cho con hàng ngày.

Điều chỉnh tư thế ngủ của bé

Có nhiều trường hợp cha mẹ để ý thấy trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm. Nguyên nhân có thể do bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Lúc này việc điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ là điều cần thiết. Phụ huynh cần lưu ý không cho con nằm gối quá cao.  

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không và các cách khắc phục - 4

Nếu trẻ bị thở khò khè do nằm nghiêng hoặc nằm sấp thì mẹ phải điều chỉnh lại tư thế ngủ của con.

Dùng nước muối sinh lý

Cách chữa khò khè ở trẻ sơ sinh này khá hiệu quả. Để làm sạch mũi của bé, mẹ nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý. Cần lưu ý là mỗi lần chỉ nên nhỏ khoảng từ 1-2 giọt là đủ, không nên lạm dụng.

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không và các cách khắc phục - 5

Mẹ có thể dùng nước muối nhỏ từ 1-2 giọt vào mũi trẻ để bé đỡ bị khò khè.

Dùng máy làm ẩm không khí

Trong những ngày thời tiết lạnh, khô hanh, bé rất dễ bị khô mũi, đóng gỉ, gây nghẹt mũi. Vì thế, mẹ nên bật máy phun sương để làm ẩm không khí trong phòng bé. Việc này sẽ giúp phòng ngừa và giảm nghẹt mũi ở trẻ. 

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không và các cách khắc phục - 6

Khi trẻ thở khò khè, mẹ có thể bật máy phun sương làm ẩm không khí trong phòng bé.

3. Khi nào thì cần đưa bé đi khám?

Khi theo dõi nếu thấy tình trạng ở trẻ có một số dấu hiệu sau thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám;:

- Bé thở khò khè kèm theo ho, sổ mũi, nôn ói, sốt cao, khó thở, da tím tái.

- Tình trạng khò khè kéo dài 3-4 tuần.

-  Khó thở kèm co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.

- Trẻ đột nhiên bị khó thở và có tiền sử bị hen suyễn trước đây. 

Việc được khám và chữa trị kịp thời sẽ giúp bé tránh bị nặng hơn và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, mẹ phải xử lý như thế nào?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có thể là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nên bố mẹ không nên chủ quan mà cần...

Tâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách