Trẻ sơ sinh bị sổ mũi: Vệ sinh mũi đúng cách và điều trị nhanh khỏi

Ngày 13/03/2020 15:02 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cảm lạnh hay viêm xoang,dị ứng… sẽ có những triệu chứng như ho, sốt, chảy nước mũi, thở khò khè, ngứa mũi, mệt mỏi… Vậy mẹ nên làm gì để giúp bé hết sổ mũi, hít thở bình thường và khỏe mạnh?

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là tình trạng bé bị chảy nước mũi do lớp niêm mạc trong mũi bị kích thích bởi viêm nhiễm, khối u, dị tật, hóa chất… khiến mũi tiết dịch nhiều hơn. Sổ mũi là hiện tượng bình thường, phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên mẹ nên điều trị sớm, đúng cách cho bé. 

I. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi

- Bé chảy nước mũi

- Khó thở, thở khò khè

- Dịch nhầy đặc hoặc loãng

- Dịch nhầy có màu vàng, trắng đục hoặc màu xanh

- Hắt hơi

- Thở nặng

- Mắt đỏ, ngứa mắt, ngứa mũi

- Ngáy

- Ho, ho có đờm

- Sốt

- Nôn trớ

- Quấy khóc

- Ngủ không ngon giấc.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi: Vệ sinh mũi đúng cách và điều trị nhanh khỏi - 1

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho, chảy nước mũi, dịch nhầy trong mũi, ngứa mũi…(Ảnh internet)

II. Cách vệ sinh và massage mũi cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 

Mẹ đặt bé nằm xuống giường, từ từ nhỏ mỗi bên mũi bé từ 1 - 2 giọt. Nước muối sinh lý sẽ giúp bé làm loãng dịch mũi, kháng khuẩn, thông mũi trẻ hiệu quả, an toàn.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi: Vệ sinh mũi đúng cách và điều trị nhanh khỏi - 2

Nước muối sinh lý làm loãng dịch nhầy, dễ vệ sinh mũi bé hơn (Ảnh internet)

Tắm nước ấm cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, ngạt mũi sẽ khó chịu, quấy khóc mẹ có thể cho bé tắm nước ấm. Nước ấm sẽ giúp các mạch máu giãn nở, kích thích lưu thông máu lên mũi, giúp các tổn thương ở mũi nhanh lành. Đồng thời hơi nóng sẽ làm loãng dịch nhầy, giúp mũi bé thông thoáng hơn. 

Massage cánh mũi cho con

Mẹ dùng ngón tay trỏ đặt lên cánh mũi bé, sau đó nhẹ nhàng day day massage 2 bên cánh mũi con, sau đó vuốt xuôi một chiều dọc chạy thẳng hai bên sống mũi trẻ. Mẹ làm động tác này nhiều lần để chất nhầy tan ra, giúp bé thư giãn, dễ thở hơn.

Massage lòng bàn chân bé

Khi bé có dấu hiệu sổ mũi, mẹ có thể lấy dầu tràm xoa vào lòng và massage lòng bàn chân bé vài phút. Tinh dầu sẽ giúp cơ thể bé được giữ ấm, thư giãn, tình trạng sổ mũi cũng giảm dần.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi: Vệ sinh mũi đúng cách và điều trị nhanh khỏi - 3

Mẹ nhẹ nhàng massage lòng bàn chân, giúp bé được thư giãn, dễ chịu hơn (Ảnh internet)

Cho bé bú nhiều hơn

Sữa mẹ giàu các khoáng chất, giúp bé tăng cường sức đề kháng và giúp dịch nhầy loãng ra, mẹ có thể dễ dàng vệ sinh mũi cho bé, bé dễ thở, nhanh hết sổ mũi hơn.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, mẹ nên tăng cữ bú cho bé và chia nhỏ thành nhiều lần. Với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung, cho bé uống thêm nước trái cây hoặc cháo lỏng.

Kê cao gối cho bé ngủ

Chất nhầy, nước mũi tồn đọng trong mũi có thể chảy ngược vào trong cổ họng khi bé ngủ khiến bé khó thở, ho nhiều và tỉnh giấc. 

Mẹ nên đặt một chiếc gối kê cao phần đầu và vai bé lên, giúp bé dễ thở, ngủ ngon giấc.

III. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ cần lưu ý gì?

Bé bị sổ mũi mẹ cần lưu ý về cách chăm sóc, điều trị như sau:

- Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng.

- Mẹ không để bé chơi, nghỉ ngơi ở không gian có nhiều khói bụi, khói thuốc lá.

- Không để trẻ tiếp xúc với chó, mèo.

- Hạn chế cho bé gửi các mũi dễ gây kích ứng như nước hoa, hoa tươi.

- Vệ sinh đúng cách, sạch sẽ cơ thể, đường mũi cho bé.

- Trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi khò khè, khó thở kèm sốt cao mẹ không tự ý cho trẻ uống thuốc. Tốt nhất, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện và chỉ dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều có phải do mẹ?
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều có phải nguyên nhân đều do mẹ, tình trạng này có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục? Khi bé bị sôi bụng,...

Tâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách