Đỗ Thị Hà hay Phạm Hương đều là đôi bông hậu nhận được nhiều sự chú ý từ công chúng ngay từ sau lúc đăng quang. Vừa hay cả hai đều sở hữu chiếc cằm chẻ tự nhiên hiếm có.
Cũng như hai hõm lưng hay đôi lúm đồng tiền duyên dáng, chiếc cằm chẻ là đặc điểm không phải ai cũng có. Cấu tạo cơ thể này chỉ thường thấy hơn ở những người có nguồn gốc ở châu Âu hoặc vùng Trung Đông. Thật ra đây là một khiếm khuyết do hai mảnh xương hàm dưới không nối kín lại với nhau. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc ảnh hưởng bởi độ biểu hiện thay đổi của môi trường bào thai.
Trong lịch sử các hoa hậu Việt Nam có hai mỹ nhân sở hữu đặc điểm cằm chẻ mà trên thế giới chỉ có khoảng 5% dân số có là Phạm Hương và Đỗ Thị Hà.
Đỗ Thị Hà đăng quang ngôi Hoa hậu Việt Nam vào ngày 20/11 năm qua. Cô nàng sở hữu khuôn mặt thon dài, phần viền hàm thon gọn và chiếc cằm khi cười hơi ngang một chút.
Tuy nhiên chiếc cằm chẻ sẽ khó nhận diện hơn khi cười mà chỉ dễ dàng nhìn thấy khi cô biểu cảm để môi hờ hững. Trong một shoot hình chụp sau đăng quang không lâu, Đỗ Thị Hà được dân tình xuýt xoa vì đặc điểm tự nhiên này.
Đứng cạnh Tiểu Vy hay Lương Thùy Linh, Đỗ Thị Hà hút trọn spotlight nhờ chiếc cằm chẻ này.
Trong hình ảnh diện áo dài Tết mới đây, người đẹp Thanh Hóa cũng để lộ rõ chiếc cằm chẻ.
Đồng hành cùng Đỗ Thị Hà là hoa hậu Phạm Hương trước đây khi xuất hiện với tư cách là người mẫu Vietnam's Next Top Model cũng may mắn sở hữu nét đẹp này.
Phạm Hương trình diễn trang phục trên sàn runway với biểu cảm chuyên nghiệp của một người mẫu. Dù lối trang điểm ngày ấy có hơi sến với mốt mắt xanh môi hồng nhưng chắc chắn ai nấy đều nhận ra vẻ đẹp của chiếc cằm hiếm.
Phạm Hương trước khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 cũng từng chinh chiến nhiều đấu trường nhan sắc trong đó có cuộc thi người mẫu hot hit. Tuy nhiên, nhan sắc của cô lúc đó khá mờ nhạt.
Ở những tấm hình chụp cũ bị đào lại, có thể thấy khuôn mặt của bông hậu khá ngắn, chiếc cằm chẻ tuy đẹp nhưng lại hơi ngang khiến gương mặt thiếu sức hút.
Tuy nhiên, đến khi đăng kí thi hoa hậu thì nhan sắc của Phạm Hương đã đạt đến độ chín muồi. Các đường nét trên gương mặt hài hòa hơn và tất nhiên là chiếc cằm thon gọn và nhọn chuẩn trend lúc bấy giờ.
Ở những góc chụp nghiêng lại càng thấy rõ hơn đặc điểm được thay đổi này của hoa hậu.
Khi chứng kiến những đặc điểm thay đổi theo thời gian đó, nhiều người đặt câu hỏi nghi vấn rằng không biết có phải hoa hậu đã can thiệp dao kéo chiếc cằm rồi không. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ cô vẫn im lặng và né tránh tuyệt đối. Dù không nhận được câu trả lời nhưng hoa hậu Phạm Hương lại nhận được nhiều lời khen từ sự thay đổi này.
Bởi khuôn hàm của Phạm Hương khá góc cạnh nên khi chiếc cằm trở nên thon và dài hơn trông sẽ cân xứng và nữ tính hơn.
Có nhiều ý kiến cho rằng: "Ai rồi cũng khác". Hoa hậu Đỗ Thị Hà đăng quang chưa lâu và cũng đang dần có những bước chuyển mình trở nên đẹp trong trẻo và thuyết phục hơn rất nhiều. Và dù ngôi sao hay bất kể chị em phụ nữ nào có ý định "tu sửa" một bộ phận nào đó trên gương mặt theo ý thích của mình cũng chẳng có gì sai và đáng để lên án. Hiện nay, có 2 phương pháp thay đổi dáng cằm của mình có lẽ nàng cần tham khảo.
Trước tiên, tiêm filler cằm và độn cằm là 2 trong số những kỹ thuật tạo hình vùng cằm với mục đích làm tăng khối lượng và kích thước (độ nhỏ, độ dài) cho vùng cằm. Hai kỹ thuật này thường được áp dụng cho những người có thiếu hụt cằm (cằm lẹm, ngắn) hoặc để cải thiện đường viền khuôn mặt (mặt vuông, hàm bạnh,…).
Phương pháp tiêm filler làm đầy
Filler là chất làm đầy không vĩnh viễn, có thành phần Hyaluronic Acid (HA). Đây là một phân tử nước tự nhiên tồn tại trong hầu hết tất cả các sinh vật sống. HA liên kết với nước, có thể hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc ở các bộ phận chuyển động của cơ thể như khớp, hỗ trợ việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và điều chỉnh cân bằng nước trong da. Đặc điểm của thành phần HA trong chất làm đầy filler, được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ thường có mức độ tương thích khá cao với cơ thể.
Theo đó, tiêm filler cằm là thủ thuật nhẹ nhàng, không phẫu thuật, không động chạm tới dao kéo, không mất nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Kết quả cũng được thấy rõ ngay sau khi thực hiện thẩm mỹ. Kỹ thuật tiêm filler cũng có một vài nhược điểm, đó là: chỉ bồi phụ được phần mềm, không tạo được hình thể, khối lượng tiêm có giới hạn, kết quả chỉ được tạm thời (trong khoảng từ 6 tháng - 2 năm).
Nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, kỹ thuật này nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn và tay nghề cao.
Phương pháp phẫu thuật độn cằm
Khác với tiêm filler cằm, độn cằm là kỹ thuật sử dụng các chất liệu như chất bôi trơn - silicon, chất bán sinh học như medpor, goretex,… hay chất liệu tự thân như xương sườn, xương mào chậu,… để độn vào vùng cằm với mục đích tăng độ nhô, chiều dài và khối lượng bờ viền xương hàm. Nhờ sử dụng các chất liệu có tính bền, kỹ thuật độn cằm có thể đem tới kết quả lâu dài. Đặc biệt, bác sĩ thẩm mỹ có thể dễ dàng tạo được hình dáng khuôn cằm theo mong muốn của từng khách hàng với kỹ thuật này.
Bác sĩ sẽ rạch một rãnh nhỏ ở bên trong khoang miệng và thực hiện đưa miếng độn vào. Người làm cần thời gian nghỉ ngơi khoảng 3-5 ngày.