Trước khi chờ mua vé Đào, Phở Và Piano, hãy xem ngay những phim kinh điển này về đề tài kháng chiến

Nguyễn Trang - Ngày 23/02/2024 12:07 PM (GMT+7)

Cùng điểm lại một số bộ phim nổi bật về đề tài kháng chiến trong lúc chờ đợi mua vé Đào, Phở Và Piano.

Mùi Cỏ Cháy

Mùi Cỏ Cháy lấy đi không ít nước mắt của khán giả.

Mùi Cỏ Cháy lấy đi không ít nước mắt của khán giả.

Mùi Cỏ Cháy tái hiện lại cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972 - nơi được gọi là “cối xay thịt”. Sự ác liệt của chiến tranh khiến người xem không khỏi bàng hoàng. Cả một đoàn quân hơn 100 người bơi qua sông nhưng chỉ còn gần một nửa số lượng chiến sĩ khi sang được đến bờ bên kia. Xác đồng đội hi sinh trôi theo dòng nước, có mộ vừa được đắp lên thì bị bom xối nổ tung. 

Nhân vật chính trong phim là 4 chàng trai vẫn còn đang ngồi trên ghế giảng đường có tên Hoàng - Thành - Thăng - Long. Họ theo lệnh tổng động viên năm 1971 và nhập ngũ tham gia mặt trận Quảng Trị cùng những bạn bè đồng trang lứa. Bộ phim kể lại từ kí ức của Hoàng khi ông may mắn sống sót và trở về thăm lại chiến trường xưa. Còn 3 người bạn Thành, Thăng, Long đã hi sinh trong những ngày chiến đấu khốc liệt.

Tác phẩm đã đạt 4 giải Cánh diều vàng cho phim điện ảnh xuất sắc và nhiều hạng mục khác. 

Hà Nội Mùa Đông Năm 46

Hình ảnh Bác Hồ được khai thác và đưa vào làm nhân vật trung tâm của phim.

Hình ảnh Bác Hồ được khai thác và đưa vào làm nhân vật trung tâm của phim.

Hà Nội Mùa Đông Năm 46 được ra mắt cuối năm 1997 tại Liên hoan phim Toronto. Bộ phim do Đặng Nhật Minh biên kịch và đạo diễn. Phim tái hiện lại khoảng thời gian cực kì căng thẳng tại Hà Nội trước ngày toàn quốc kháng chiến. Đây là thời khắc lịch sử quan trọng của Hà Nội khi cuộc đàm phán tại Pháp thất bại và Bác Hồ phải kí tạm ước với Pháp để tranh thủ thời gian chuẩn bị.

Hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh được đạo diễn Nhật Minh khai thác và trở thành nhân vật trung tâm của phim. Bác đã đưa ra những quyết sách sáng suốt quyết định vận mệnh của cả dân tộc. Đây là cuộc chiến kéo dài 63 ngày đêm giữa lòng Hà Nội. 

Hà Nội Mùa Đông Năm 46 đã đạt được 5 giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 năm 1999 gồm: Giải Bông sen bạc cho phim; Giải Đạo diễn xuất sắc nhất (Đặng Nhật Minh); Giải quay phim xuất sắc nhất (Vũ Quốc Tuấn); Giải họa sĩ xuất sắc nhất (Phạm Quốc Trung); Giải nhạc sĩ xuất sắc nhất (Ðỗ Hồng Quân).

Em Bé Hà Nội

Trước khi chờ mua vé Đào, Phở Và Piano, hãy xem ngay những phim kinh điển này về đề tài kháng chiến - 3

Em Bé Hà Nội do NSND Hải Ninh làm đạo diễn và quay hình năm 1974. Đối với đạo diễn Hải Ninh, Em Bé Hà Nội đã vẽ nên một chân dung Hà Nội đau thương khốc liệt vì bom hủy diệt của Mỹ nhưng cũng đầy sức sống, đầy chất thơ trong từng số phận, từng con người Hà Nội.

Năm 1972 là khoảng thời gian quân đội Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành chiến dịch ném bom vào miền Bắc Việt Nam. Những đợt dội bom B52 đã khiến Hà Nội trở thành một thành phố hoang tàn. Em bé 10 tuổi Ngọc Hà đã lạc mất bố mẹ và em gái trong những ngày chiến tranh khốc liệt này. May nhờ sự giúp đỡ của những người tốt bụng mà Ngọc Hà đã gặp lại em gái của mình.

Hà Nội 12 Ngày Đêm

Bộ phim được coi là dấu ấn của điện ảnh Việt Nam về đề tài kháng chiến.

Bộ phim được coi là dấu ấn của điện ảnh Việt Nam về đề tài kháng chiến.

Hà Nội 12 Ngày Đêm có thể coi là một dấu ấn của điện ảnh Việt Nam sau Em Bé Hà Nội, tái hiện lại một trong những huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ: quân và dân Hà Nội đã chiến đấu và chiến thắng B52 hiện đại của Mỹ. Và cùng với đó là những mất mát, đau thương của con phố Khâm Thiên cũng được tái hiện chi tiết và xác thực.

Phim làm nổi bật sức mạnh tập thể, tinh thần anh dũng hi sinh, sự kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh. Mỗi cá nhân đều góp phần vào sức mạnh tập thể và tạo ra những thành quả lớn lao. Hà Nội 12 Ngày Đêm được sản xuất trong 5 năm, từ năm 1997 và hoàn thành năm 2002. 

Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười

Phim được coi là một trong những bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại.

Phim được coi là một trong những bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại.

Một bộ phim khác của đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng được coi là kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam là Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười. Vào năm 2008, phim được CNN đánh giá là một trong những bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại.

Nỗi đau của nữ chính Duyên (NSƯT Lê Vân) cũng giống như bao người phụ nữ khác trong những tháng ngày chiến tranh khốc liệt. Cô đau đớn khi nhận được tin chồng đã hi sinh tại mặt trận Tây Nam. Sự mất mát, nỗi đau tột cùng khi mất người thân ấy cũng là nỗi đau chung của hàng triệu thân nhân liệt sĩ, của cả một dân tộc đã phải gánh chịu quá nhiều khói lửa chiến tranh.

Duyên là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Đạo diễn đã góp phần tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, nết na, chịu thương chịu khó, tâm hồn yêu thương bền bỉ, kiên cường và đức hy sinh cao cả của người phụ nữ lúc bấy giờ.

Bà hàng xóm chất nhất phim Mai: Từng nghi ngờ Trấn Thành lừa đảo, công khai chuyện bỏ chồng
Ngọc Nguyễn dù chỉ là nhân vật xuất hiện chưa tới 5 phút trong bộ phim điện ảnh Mai nhưng lại nhận được rất nhiều sự yêu thích của khán giả.

Phim chiếu rạp

Theo Nguyễn Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phim Việt Nam